Để xem VGT có gì nào……? Từ từ khoai sẽ nhừ……… Sau khi lựa chọn……nhặt điểm mua vào hợp lý, thành công ngoài sức tưởng tượng “ăn Tều mồm” đối với một số cổ như BFC ; LAS ; CSV ; DRC ; LIX ; VEA ; STB ; DGC và TCM …… đã chốt và chốt bớt một phần nhỏ các cổ đã có chén “Tều mồm”…… trên…để tích cóp tạo “Tiền lực”……quan sát, quan sát….và canh để ý đến VTG….tiếp tục để quan sát thêm VGT nào:
=>Năm 2024 sẽ là thời điểm vàng cho các mã chứng khoán may mặc tăng tốc, trong đó có VGT. Giá cổ phiếu VGT đã đạt đỉnh 29,997 đồng/cổ phiếu. Đến thời điểm hiện tại VGT đang giao dịch về mức giá gần đáy hợp lý để cân nhắc đầu tư dài hạn.
=>VGT với cấu trúc công ty mẹ – con, Tập đoàn dệt may Việt Nam có 33 công ty con phân cấp 1, cấp 2, cấp 3 và 34 công ty liên kết, liên doanh. Các đơn vị công ty con, công ty liên kết là nhiều doanh nghiệp cổ phần lớn trong ngành may mặc, cụ thể như:
-Sản xuất sợi có các doanh nghiệp như: CTCP Phong Phú, CTCP dệt may Hà Nội, Công ty Việt Thắng, CTCP dệt may Huế, Tổng CTCP dệt may Hòa Thọ, Tổng CTCP dệt may Nam Định…
-Sản xuất vải dệt gồm các đơn vị thành viên: Tổng công ty Việt Thắng, Công ty TNHH TM dệt 8/3, Tổng CTCP Phong Phú…
-Sản xuất may mặc bao gồm các công ty: Công ty may Việt Tiến, Tổng công ty Đức Giang, Tổng công ty may 10, Tổng công ty may Nhà Bè…
=>Về cơ cấu cổ đông của tập đoàn dệt may Việt Nam gồm: SCIC (Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước) là đơn vị sở hữu chính nắm giữ 53.49% cổ phần, ITOCHU chiếm 13%, cổ đông thường chiếm 19,3%. Tập đoàn Vingroup là một trong những cổ đông lớn, đã tiến hành thoái vốn khỏi VGT từ năm 2014 do chiến lược đầu tư trọng điểm chuyển hướng sang các lĩnh vực kinh tế khác.
=>Cơ hội với mã cổ phiếu VGT năm 2024
-Cổ phiếu VGT là 1 trong những đơn vị dẫn đầu ngành, với giá trị vốn hóa lớn. Do vậy, triển vọng kinh doanh của tập đoàn may mặc Việt Nam sẽ gắn liền với thị trường chung, cơ hội trong lĩnh vực may mặc Việt Nam hay dệt may thế giới.
-Về nhu cầu hàng may mặc của thế giới và Việt Nam là rất lớn, đang trong quá trình phục hồi sau đại dịch Covid. Do vậy, cơ hội tăng trưởng doanh số, kết quả kinh doanh các mảng: Sợi, dệt, may mặc của VGT là rất lớn. Bên cạnh đó, mảng may mặc chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế, được Chính phủ đầu tư mạnh, đổi mới công nghệ là điều kiện thuận lợi cho VGT phát triển.
-Việt Nam được hưởng lợi từ các hiệp định kinh tế, đại diện là EVFTA cho phép hàng may mặc của nước ta xâm nhập vào một số thị trường khó tính. Giá trị gia tăng của may mặc Việt Nam được nâng cao, phát triển về lâu dài. VGT là đơn vị dẫn đầu trong sản xuất, xuất khẩu sẽ được hưởng lợi trực tiếp.
-Nhu cầu mặt hàng may mặc của các nước Mỹ, EU dịp cuối năm tăng mạnh. Hiện nay, VGT đã có đủ đơn hàng để sản xuất đến hết quý IV/2024. Đồng thời Tập đoàn dệt may Việt Nam vẫn tiếp tục nhận đơn hàng cho năm sau, cho thấy tình hình kinh tế ổn định của doanh nghiệp.