Vgt – tập đoàn dệt may việt nam

VGT – TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM

  • Vốn điệu lệ: 5000 tỷ đồng
  • Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm dệt may thời trang.

image

1. Một số chỉ số tài chính

image

image

image
– Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, Vinatex đạt 7.036 tỷ đồng doanh thu thuần, nhích thêm gần 10 tỷ so với cùng kỳ, theo đó LNTT tăng 121% lên hơn 630 tỷ đồng. Lãi sau thuế nửa đầu năm đạt 586 tỷ đồng, gấp gần 2,2 lần so với nửa đầu năm 2020.
– Lợi nhuận tăng trưởng mạnh là thị trường dệt may trong nửa đầu năm 2021 đã dần phục hồi trở lại sau khoảng thời gian năm 2020 chịu ảnh hưởng nặng nền bởi Covid – 19, theo đó các đơn hàng bắt đầu phục hồi mạnh về cả số lượng lẫn giá bán. Riêng trong quý 2, khủng hoảng chính trị tại Myanmar cùng với làn sóng dịch bệnh bùng phát tại Ấn Độ, Bangladesh đã khiến nhiều hãng thời trang trên thế giới dịch chuyển sản xuất qua Việt Nam, đơn hàng dồi dào giúp nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp.
– Bên cạnh đó, các giải pháp quản trị sản xuất kinh doanh được quản trị tốt cũng giúp Vinatex ghi nhận hiệu suất hoạt động tốt trong 6 tháng đầu năm 2020.

2. Cơ hội và thách thức

2.1. Cơ hội

  • Nhờ thúc đẩy việc tiêm chủng mạnh mẽ trong những tháng gần đây, nhiều quốc gia (bao gồm Mỹ và một số nước EU – những thị trường xuất khẩu hàng may mặc lớn của Việt Nam) đã ghi nhận tình hình dịch bệnh bớt căng thẳng hơn, với ít ca nhiễm hơn hoặc giảm diễn biến nặng, ít tử vong hơn và giải tỏa phần nào áp lực cho hệ thống y tế. Mỹ và một số nước châu Âu đã bắt đầu/có kế hoạch nới lỏng các biện pháp phòng dịch và mở cửa trở lại nền kinh tế. Thế giới vẫn còn rất nhiều việc phải hoàn thành (vd: tăng cường sản lượng vắc xin, thúc đẩy số người được tiêm chủng đủ liều, thu hẹp khoảng cách chương trình tiêm chủng giữa các quốc gia, đối phó các biến thể mới của vi-rút, v.v…) trước khi có thể công bố chiến thắng đại dịch. Việc mở cửa biên giới và mở cửa hoàn toàn nền kinh tế với nhiều quốc giá có lẽ vẫn cần thêm thời gian. Tuy nhiên, với việc Mỹ và một số nước châu Âu dần mở cửa kinh tế trở lại, các nhà sản xuất hàng may mặc của Việt Nam có thể mong đợi xu hướng phục hồi mạnh mẽ hơn về đơn hàng, nhờ nhu cầu tiêu dùng phục hồi dần ở các nước này.

  • Do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc, mặc dù tổng cầu dệt may toàn thế giới giảm, nhưng Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu dệt may vào Mỹ lớn nhất thế giới. Thị phần của hàng Dệt May tại thị trường Mỹ được dự báo sẽ tăng lên do nhiều nhãn hàng sẽ chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.

  • Hiệp định thương mại tự do EVFTA có hiệu lực từ tháng 8 năm 2020 dự báo làm tăng xuất khẩu giày 50% và dệt may 67% vào năm 2025 (theo MPI) và các hiệp định đã có hiệu lực khác: CTTPP, RCEP, UKVFTA.

  • Hiện nay, theo Bộ Công Thương, Việt Nam là nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ tư trên thị trường thế giới sau Trung Quốc, EU và Bangladesh với tỷ trọng xuất khẩu đạt 7.05% vào năm 2020, tăng cao so với 5.54% của năm 2016. Trong khi đó, thị phần hàng may mặc của Trung Quốc liên tục bị thu hẹp từ 34.31% năm 2016 xuống còn 29.45% trong năm 2020.
    – Trong giai đoạn 2016 – 2020, khả năng cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam không ngừng được nâng cao, trong khi xuất khẩu hàng may mặc của toàn thị trường thế giới giảm bình quân 0.26%/năm thì xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam vẫn tăng trưởng bình quân 6.13%/năm trong giai đoạn này.
    – Trong bối cảnh đó, xuất khẩu hàng may mặc Trung Quốc giảm bình quân 4.11%/năm, Ấn Độ giảm 7.12%/năm, Indonesia giảm 0.39%/năm,… và xuất khẩu của các thị trường cạnh tranh khác như Thổ Nhĩ Kỳ tăng bình quân 0.45%/năm, Bangladesh tăng 2.47%,…
    – Trong 7 tháng đầu năm 2021, tổng xuất khẩu ngành Dệt may đạt giá trị gần 37 tỷ USD, tăng 20.4% so với cùng kỳ năm trước. Các mặt hàng đều có mức tăng trưởng tốt, trong đó, hàng dệt may và giày dép vẫn chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao nhất, lần lượt là 50% và 32% trong 7 tháng đầu năm. Đặc biệt, các mặt hàng có giá trị tăng cao như xơ sợi, vải mành và vải kỹ thuật đạt mức tăng trưởng khá cao: xơ, sợi dệt tăng 65.0%, vải mành, vải kỹ thuật tăng 92.3% so với 7 tháng cùng kỳ. Mục tiêu xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đặt ra cho 2021 là 39 tỷ USD, tăng 9,3% n/n và gần bằng năm 2019.

2.2. Thách thức

  • Rủi ro các nước nhập khẩu quan trọng thất bại trong việc mở cửa lại nền kinh tế trong trường hợp dịch bùng phát mạnh trở lại.
  • Ngoài ra, các nhà sản xuất dệt may tại Việt Nam hiện đang phải nỗ lực nhiều để duy trì sản xuất song song với việc đảm bảo an toàn cho người lao động trong bối cảnh số ca nhiễm COVID-19 tại Việt Nam gia tăng mạnh từ cuối tháng 4, đặc biệt là tại một số nhà máy/khu công nghiệp.
  • Chi phí logistic tăng cao, tăng giá thuê container do thiếu container rỗng cũng có thể gây thêm áp lực.

3. Kế hoạch 2021

  • Dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại Tp.HCM và các khu vực lận cận phía nam, gây ảnh hưởng lên sinh hoạt người dân nói chung, đặc biệt là hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Theo Chủ tịch Vinatex – ông Lê Tiến Trường, lần đầu tiên trong hệ thống các doanh nghiệp của Tập đoàn có các ca F0 và diễn biến trên diện rộng. Tính đến ngày 10/7/2021 đã có trên 10.000 lao động không thể đến nhà máy – chiếm 10% lực lượng lao động của toàn Tập đoàn và trên 20% lực lượng lượng lao động phía Nam (khu vực đóng góp trên 60% thu nhập cho Tập đoàn).

Khó khăn sẽ còn chồng chất hơn khi Vinatex đang có đủ đơn hàng ở tất cả các đơn vị đến hết tháng 9 và một phần đến tháng 12, cam kết giao hàng và thực hiện trách nhiệm của hợp đồng kinh tế cũng là rủi ro rất lớn với từng doanh nghiệp.

  • Lên kế hoạch cho 6 tháng cuối năm, với ngành May, Vinatex chủ trương tối đa hoá khả năng cung ứng trong điều kiện thị trường tốt do dịch chuyển ngắn hạn về Việt Nam do dịch bệnh ở các nước khác. Linh hoạt sử dụng kể cả phương thức kinh doanh bậc thấp (CMT) để giảm rủi ro cung ứng nguyên liệu, vốn lưu động, với mục tiêu đạt kim ngạch cao nhất có thể. Có giải pháp sử dụng năng lực sản xuất khu vực sản phẩm chưa phục hồi thị trường một cách hợp lý, duy trì nhân lực và chi phí cố định tối thiểu.
    – Với ngành Sợi, ông Trường nhấn mạnh cần xác định và kiên định mục tiêu có danh mục thị trường, khách hàng, phương thức kinh doanh cân đối. Phát huy lợi thế tập trung để phát triển khách hàng chuỗi cung ứng bền vững lâu dài. Duy trì và có giải pháp phòng ngừa bất định thị trường sợi cũng như thị trường nguyên liệu bông, xơ.
    – Với ngành Dệt, Tập đoàn sẽ tập trung đảm bảo việc gia nhập chuỗi cung ứng thành công sau thời gian sản xuất thử nghiệm, chờ đánh giá của các đơn vị dệt kim. Hình thành cơ sở cung ứng sợi cho doanh nghiệp dệt kim ổn định, cùng tham gia cạnh tranh để duy trì vị trí trong chuỗi mới được xác lập.
    – Cùng với đó, Vinatex cũng ưu tiên ổn định dòng tiền và quản trị hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong đó có liên thông vốn từ tập đoàn với các đơn vị.

  • Sáng 01/10/2021, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) - ông Lê Tiến Trường đã chủ trì hội thảo trực tuyến về “Dự báo tình hình dệt may năm 2022”, ông đã kết luận và giao nhiệm vụ tiếp tục hoàn thiện định hướng kế hoạch Tập đoàn Dệt May Việt Nam năm 2022 như sau:

– Nhận định chung: thị trường thế giới tiếp tục phục hồi nhu cầu về mức ngang năm 2019 trước đại dịch Covid -19, đặc biệt ở các nước phát triển.
– Giá nguyên liệu đầu vào như bông, xơ, sợi, vải tiếp tục xu thế tăng. Logistic tiếp tục còn trở ngại và giá cao so với năm tới.
– Nửa đầu năm 2022 vẫn tiếp tục phải tập trung chống dịch chờ phủ vacxin đủ miễn dịch cộng đồng, tuy nhiên sẽ không có giãn cách diện rộng như quý 3/2021 vừa qua. Nửa cuối năm sẽ hoạt động trong điều kiện bình thường mới
– Ngành sợi năm 2022 sẽ khó có khả năng giữ được biên lợi nhuận như 2021, đồng thời có rủi ro song hành là giá bông đang lên nhưng có thể sụt giảm bất ngờ.
– Ngành may, nếu đạt được mức phục hồi lao động 90% như trước giãn cách tại các đơn vị phía Nam thì có khả năng đạt được doanh thu Tập đoàn trong lĩnh vực May quay lại ngang 2019.

==> Ý kiến cá nhân: Sự phục hồi của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc lớn vào tình hình dịch bệnh trong nước, đặc biệt là các tỉnh phía Nam, nơi đặt hầu hết các nhà máy của công ty. Lao động được trở lại làm việc, nhà máy phục hồi công suất đẩy mạnh hoàn thiện các đơn hàng đã đặt trước. Cùng với đó là các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, EU mở cửa trở lại sẽ thúc đẩy nhu cầu trong thời gian tới.

2 Likes

bên hàng hóa có sản phẩm Bông, đánh sản phẩm đó mình cũng nắm bắt thị trường nhạy hơn á anh

liệu có phi trần 3 cây ko?

Chưa thấy VGT trần bao giờ bác ạ