- GDP quý 3 tăng trưởng 5.33%, quý 2 4.05%, quý 1 3.28% và CPI lên mốc 3.66%.
=> Các chính sách tài khóa của Việt Nam đang bắt đầu ngấm vào nền kinh tế, điều này thể hiện rõ ràng ở GDP qua từng quý có gia tốc tăng càng ngày càng lớn. CPI tăng lên là 1 điều đáng mừng hơn là lo lắng vì tổng cầu đang tăng, một nền kinh tế tăng trưởng thì bắt buộc lạm phát cũng phải tăng theo. Tuy nhiên nó sẽ có thể là áp lực 1 phần cho chính sách của năm 2024
Trong quý 4, mong ngóng các nỗ lực của chính phủ đưa GDP cả năm lên 6% sẽ là động lực lớn thúc đẩy cả thị trường chứng khoán đi lên.
Mục tiêu vĩ mô thường phải lựa chọn: Chọn tăng trưởng, rủi ro lạm phát.
Chọn nới lỏng tiền tệ rủi ro tỷ giá lên cao
Chọn an toàn hệ thống, chấp nhận đói nghèo gia tăng, ngành nghề đói kém
Giai đoạn này chúng ta đang chọn tăng trưởng, chọn nới lỏng tài khóa và tiền tệ, do vậy mặt bằng lãi suất huy động và cho vay còn xuống hoặc giữ mức thấp này.
đi kèm câu chuyện Lạm phát hay Tỷ giá lâu lâu lại được réo lên làm chứng sỹ lung lay.
- Chỉ số của các ngành nghề đều có sự phục hồi, trong đó đáng chú ý nhất chỉ số Công Nghiệp và Xây Dựng có gia tốc phục hồi mạnh nhất Quý 2 2.1% còn Quý 3 lên 5.19%.
- Trong ngành Công Nghiệp và Xây Dựng có các ngành có gia tốc phục hồi từ Quý 2 sang Quý 3 lớn như:
-
Công Nghiệp Chế Biến, Chế Tạo từ 0.6% lên 5.61%.
-
Sản xuất và phân phối điện: 2.56% lên 5.99%.
=> Điều này chứng tỏ kinh tế sản xuất đang dần bắt đầu phục hồi, và các ý tưởng đầu tư cho chu kì tới đây sẽ tập trung ở chuỗi giá trị sản xuất như: Sản xuất, Năng lượng, Bank, Bán lẻ,…
- Ở khía cạnh tích cực, các công ty tiếp tục ghi nhận nhu cầu tăng, khi số lượng đơn đặt hàng mới tăng ở một mức độ đáng khích lệ. Điều này đã khiến niềm tin về triển vọng sản lượng trong một năm tới tăng
Ở khía cạnh ngược lại, vẫn còn tình trạng năng lực sản xuất dư thừa trong ngành, khiến các công ty tiếp tục giảm việc làm và giảm nhẹ sản lượng, đồng thời lựa chọn sử dụng hàng tồn kho tích lũy trong những tháng gần đây để đáp ứng các đơn đặt hàng mới.
=> Nếu cầu tăng tiếp, sản lượng mới tiếp tục tăng. Nếu đơn đặt hàng chỉ hồi về mặt “kỹ thuật” thì việc mở rộng sản xuất là khó có thể xảy ra
Năng lực sản xuất dư thừa + Việc làm giảm => thu nhập giảm => tiêu dùng trong nước dự là vẫn khó
=> tăng trưởng sẽ tiếp tục phụ thuộc vào cầu tiêu dùng ở các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc
- Tỷ giá leo thang hay SBV hút tiền về chỉ là hệ lụy sau quá trình hạ lãi suất để kích thích nền kinh tế và chỉ mang yếu tố ngắn hạn, dường như Chính Phủ đã lường trước hết điều đó. Trong 3 cách để điều hành tỷ giá, hút VND – bán USD – tăng LS thì đang làm cái dễ nhất và triệt để nhất. Hiện hiệu quả cần đánh giá nhưng ít nhất tỷ giá đã có xu hướng hạ nhiệt
Mình ít khi dùng các cụm từ chân sóng hay uptrend, nhưng đánh giá góc đội rủi ro và cơ hội thì có vẻ cơ hội ở trước còn rất nhiều. Nên đây sẽ là thời điểm rất hợp lý để sửa soạn lại danh mục, chuẩn bị sức mua, ngồi ngắm xem đâu là nơi dòng tiền sẽ vào và để chọn lựa dòng hợp lý không chỉ để kết thúc 2023 thành công mà còn là chặng đường 2024 nữa