Vĩ mô tháng 11 2024 - Tác động của Trump và nền kinh tế Việt Nam

, , , ,

Báo cáo vĩ mô tháng 11 2024 - Tác động của Trump và nền kinh tế Việt Nam

Thời gian tháng 11 vừa rồi có rất nhiều sự kiện diễn ra, nổi bật chính là bầu cử tổng thống Mỹ. Vậy liệu Trump trở thành tổng thống sẽ có tác động như thế nào lên nền kinh tế toàn cầu và cả Việt Nam? Liệu chứng khoán hay các kênh đầu tư tài chính khác có bước vào giai đoạn tăng trưởng, đặc biệt là chứng khoán Việt Nam từ đầu 2024 chưa có sự bùng nổ nổi bật nào?
Link bài gốc: Tại đây

[caption id=“attachment_6512” align=“aligncenter” width=“1920”]

Báo cáo vĩ mô tháng 11 2024[/caption]

Hôm nay, admin Tradevietstock sẽ phân tích các chính sách của Trump trong nhiệm kỳ này và cả những thành quả trong quá khứ, từ đó đưa ra góc nhìn về tương lai.

Lưu ý: Bài viết Báo cáo vĩ mô tháng 11 2024, admin Trade Việt Stock sẽ không liệt kê Facts nữa, mà sẽ tập trung vào dưa ra dự phóng tương lai, đi kèm với dẫn chứng.

i.Chính sách của Trump

1. So sánh chính sách giữa 2 ứng cử viên

Donald Trump:

  • Chiến dịch tranh cử năm 2024: Donald Trump tiếp tục theo đuổi một số đề xuất chính sách mà ông đã giới thiệu trong nhiệm kỳ đầu tiên, tập trung vào việc duy trì các khía cạnh quan trọng của Đạo luật Cắt giảm Thuế và Việc làm (TCJA).
  • Thuế: Trump nhằm duy trì mức thuế suất cá nhân thấp nhất là 37% và giữ mức thuế TNCN cao nhất ở mức 37%, loại bỏ thuế đối với các khoản phúc lợi an sinh xã hội và giảm thuế doanh nghiệp từ 21% xuống 15%. Các đề xuất của ông cũng nhấn mạnh việc tăng cường chi tiêu quốc phòng và cơ sở hạ tầng, đồng thời đề xuất bãi bỏ đăng ký các quy định về tài chính và môi trường.
  • Chính sách thương mại: Trump cam kết tiếp tục các chính sách thương mại nghiêm ngặt của mình, bao gồm việc áp thuế quan 60% đối với hàng hóa Trung Quốc và 10-20% với hàng hóa từ các quốc gia khác. Kế hoạch của ông nhằm mạnh mẽ xâu xát và lãnh đạo mạnh mẽ trong lĩnh vực này là những ưu tiên hàng đầu.

Kamala Harris:

  • Chiến lược tranh cử: Kamala Harris đề xuất một chiến lược khác biệt để đối ngoại với Trump. Cách tiếp cận của bà nhấn mạnh việc thúc đẩy công bằng xã hội bằng cách mở rộng các khoản khấu trừ trực tiếp về thuế, cụ thể là tăng mức khấu trừ trực tiếp thuế Trẻ em lên 3,600 USD cho trẻ nhỏ và tăng mức khấu trừ trực tiếp thuế thu nhập đề hỗ trợ công nhân không có con cái. Ngoài ra, bà ủng hộ việc tăng thuế doanh nghiệp từ 21% lên 28%, nhằm tạo ra nguồn doanh thu cho các sáng kiến công cộng.
  • Chính sách thương mại: Harris duy trì nhiều chính sách thương mại hiện tại của Biden, bao gồm chính sách thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc, nhưng sẽ đặt trong tầm hơn nữa vào các tiêu chuẩn lao động và môi trường. Các kế hoạch của bà cũng bao gồm việc tăng cường trợ cấp cho nhà đầu tư sức khỏe và hỗ trợ cho người mua nhà lần đầu.

=> Trump theo đuổi chính sách nghiêm ngặt với hàng nhập khẩu Trung Quốc và các quốc gia khác cũng sẽ phải chịu thuế quan cao hơn thời kỳ của Biden. Tuy nhiên, thuế áp lên Trung Quốc là 60% còn các quốc gia khác chỉ 10-20%.

Ta có thể thấy nước đi này chỉ nhắm thẳng vào Trung Quốc nên việc lợi thế cạnh tranh xuất khẩu các quốc gia khác vẫn không ảnh hưởng quá nhiều. Ngược lại, chính sách của bà Harris hầu như đều là duy trì chính sách thời kỳ Biden.

2. Kết quả Trump đạt được từ nhiệm kỳ trước

Trong nhiệm kỳ của Donald Trump, nền kinh tế Mỹ đã chứng kiến những thăng trầm đáng kể, nhưng mối liên hệ trực tiếp giữa các chính sách của ông và sự tăng trưởng kinh tế không phải lúc nào cũng rõ ràng. Dù nền kinh tế thể hiện sức bật, thực tế cho thấy không có bằng chứng cụ thể nào chứng minh rằng sự phát triển này hoàn toàn nhờ vào các chính sách mà Trump đưa ra. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, may mắn của Trump là thừa hưởng một nền kinh tế đang dần hồi phục sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008 dưới thời Obama.

Dẫu vậy, các số liệu kinh tế dưới thời Trump, đặc biệt là tăng trưởng của thị trường chứng khoán và lợi nhuận của các công ty lớn, không thể bị bỏ qua khi đánh giá hiệu quả của chính sách kinh tế:

a. Tăng trưởng GDP

Mặc dù tỷ lệ tăng trưởng GDP trong nhiệm kỳ Trump được cho là phần lớn tiếp nối quỹ đạo đã được thiết lập bởi Obama, nhưng số liệu cho thấy tăng trưởng GDP thực tế dưới thời Trump là 7,2%, nhỉnh hơn so với 7,5% dưới thời Obama. Tuy nhiên, tỷ lệ tạo việc làm trong thời kỳ Trump, ở mức 4,3%, lại thấp hơn so với 5,3% trong những năm cuối của Obama.

[caption id=“attachment_6578” align=“aligncenter” width=“1920”]

Gdp Mỹ - Báo cáo vĩ mô tháng 11 2024 (Trade Việt Stock)[/caption]

=> Tăng trưởng GDP thời kỳ của Trump không có điểm nổi bật so với tiền nhiệm, đa số đều ổn địnhn ở mốc 3-4%. Thời kỳ Biden có sự tăng trưởng vượt bậc, nhưng có thể là do nền Covid khá thấp. Nhìn chung xét về GDP thì các đời tổng thống không có sự khác biệt nhiều.

b. Lạm phát

Khi Donald Trump nhậm chức vào năm 2017, ông kế thừa một xu hướng lạm phát thấp đã được thiết lập từ cuối nhiệm kỳ của Obama. Trong hai năm đầu của Trump, lạm phát tăng nhẹ do chính sách nới lỏng tiền tệ nhằm thúc đẩy chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế. Từ 2017 đến 2020, lạm phát giảm từ 2,1% xuống 1,2%, duy trì ở mức tương đối dễ chịu. Tuy nhiên, dưới thời Biden, lạm phát tăng vọt chủ yếu do tác động của đại dịch Covid-19 và cuộc xung đột Nga-Ukraine, gây áp lực lên chuỗi cung ứng toàn cầu và chi phí năng lượng.

[caption id=“attachment_6579” align=“aligncenter” width=“1920”]

Lạm Phát Mỹ - Báo cáo vĩ mô tháng 11 2024 (Trade Việt Stock)[/caption]

=> Giai đoạn tổng thống Trump đa số đều là tiếp tục phát triển các thành quả khắc phục nền kinh tế khó khăn của các đời tổng thống trước đó. Tuy nhiên, ta cũng có thể thấy rằng đa số các giai đoạn kinh tế yếu và sự kiện chính trị lớn đều ở các nhiệm kỳ tổng thống khác. Điển hình như thời kỳ Obama đầu 2008 là đại suy thoái và chiến tranh, đến thời kỳ của Biden là chiến tranh Ukraine và lạm phát đạt đỉnh. Liệu đây có phải là sự trùng hợp của tính chu kỳ?

c. Việc làm

Thời kỳ của Trump cho thấy thị trường lao động có sự khởi sắc khi tỉ lệ thất nghiệp đều giảm và sự gia tăng số lượng việc làm trước Covid. Sang tới giai đoạn của tổng thống Biden thì tỉ lệ thất nghiệp đảo chiều tăng trở lại.

[caption id=“attachment_6581” align=“aligncenter” width=“1920”]

Việc Làm - Báo cáo vĩ mô tháng 11 2024 (Trade Việt Stock)[/caption]

=> Nhiệm kỳ của Trump đều nằm trong giai đoạn kinh tế phục hồi và Trump làm khá tốt trong việc tiếp tục đà phát triển. Ngoài ra, nhiệm kỳ tổng thống Trump đều nằm trong giai đoạn lãi suất thấp nên ta có thể kỳ vọng vào các chính sách kích thích nền kinh tế và sự tiếp tục đà phát triển của đời tổng thống trước.

d. Tăng trưởng thị trường chứng khoán

Trong nhiệm kỳ của Tổng thống Trump, thị trường chứng khoán tăng trưởng ấn tượng khi tiếp tục duy trị đà tăng mạnh của thời kì tổng thống Obama. Dowjones tăng trưởng 46% trước khi Covid diễn ra, và tiếp tục tăng 64% từ đáy Covid. Nếu so với thời kỳ tổng thống Obama thì DJI tăng tận 142%.

Vậy tăng trưởng TTCK của Trump thấp hơn người tiền nhiệm? Thật ra nhiệm kỳ đầu của Obama là phục hồi mạnh từ trước 2008 với nền thấp. Nếu so với đỉnh cũ 2008 thì giai đoạn của Obama cũng tăng khoảng 45%, tương tự các đời tổng thống khác. Ngoài ra, thời kỳ của Obama là 2 nhiệm kỳ liên tiếp, còn tổng thống Trump chỉ có 1 nhiệm kỳ. Hậu Covid, DJI thời kỳ của Trump tăng 67% từ nền thấp.

[caption id=“attachment_6583” align=“aligncenter” width=“1920”]

Tăng Trưởng Ttck - Báo cáo vĩ mô tháng 11 2024 (Trade Việt Stock)[/caption]

=> Nhìn chung, tăng trưởng thời kỳ trước của tổng thống Trump khá ấn tượng vì chính sách thuế cho doanh nghiệp trong nước. Hiện tại, Trump vẫn sẽ giữ quan điểm về chính sách thuế này. Ta có thể kỳ vọng việc DJI tiếp tục đà tăng tương tự như Trump đã làm sau thời kỳ Obama.

ii. Chiến tranh thương mại

1. Trung Quốc

Chính sách thương mại của Donald Trump đặc biệt nổi bật với việc áp đặt thuế quan lên khoảng 550 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, bao gồm các mặt hàng từ điện tử đến chất bán dẫn, với mức thuế từ 7,5% đến 25%. Mục tiêu của chiến lược này là giảm thâm hụt thương mại, tái định hướng sản xuất về Mỹ và buộc Trung Quốc phải điều chỉnh chính sách thương mại của họ.

[caption id=“attachment_6584” align=“aligncenter” width=“1920”]

Thâm Hụt Thương Mại - Báo cáo vĩ mô tháng 11 2024 (Trade Việt Stock)[/caption]

=> Thời kỳ Trump, thâm hụt thương mại Mỹ - TQ giảm mạnh cho đến khi Biden nhậm chức. Tuy nhiên, nhìn tổng quan thì thâm hụt thương mại Mỹ - TQ vẫn giảm tuy không đáng kể so với 2020. Dự rằng xu hướng giảm sẽ tiếp tục với mức độ mạnh mẽ hơn vào thời kỳ mới của Trump.

2. Việt Nam - Một trong đối tác có lợi

Sau khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung khởi đầu, thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ đã tăng đáng kể, trái ngược với suy giảm của Trung Quốc. Tuy nhiên, sự bùng nổ này đã dần chậm lại do dư thừa hàng tồn kho sau Covid-19, kéo theo sự sụt giảm của tổng cầu.

Trong nhiệm kỳ của Donald Trump, Mỹ đã rút khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), một diễn biến có thể đã hỗ trợ thương mại song phương, và cũng đã đưa Việt Nam vào danh sách giám sát do cáo buộc “thao túng tiền tệ”, mặc dù không có biện pháp trừng phạt nào được áp dụng.

[caption id=“attachment_6585” align=“aligncenter” width=“1920”]

Thâm Hụt Thương Mại Mỹ – Việt Nam - Báo cáo vĩ mô tháng 11 2024 (Trade Việt Stock)[/caption]

=> Thời kỳ này, Việt Nam hưởng lợi rất nhiều khi thâm hụt thương mại Mỹ - Việt Nam tăng chóng mặt và đạt đỉnh ở 2022. Như vậy, kỳ vọng rằng xu hướng sẽ tiếp tục tiếp diễn trong thời gian tới là khả quan.

iii. Tác động tỷ giá

Trong thời kỳ Trump, tỉ giá USDVND chỉ tăng khoảng 1.9% từ đầu đến cuối nhiệm kỳ. Tuy nhiên, thời kỳ của Obama là gần 35% và Biden là 9.33%.

[caption id=“attachment_6586” align=“aligncenter” width=“1920”]

Tỉ Giá USDVND - Báo cáo vĩ mô tháng 11 2024 (Trade Việt Stock)[/caption]

Chỉ số DXY thời kỳ của Trump cũng ổn định hơn và từ đầu đến cuối nhiệm kỳ, chỉ số này giảm khoảng 12.4%. So với thời kỳ của Obama thì DXY tăng 21% và Biden là 16%.

[caption id=“attachment_6587” align=“aligncenter” width=“1920”]

Dxy - Báo cáo vĩ mô tháng 11 2024 (Trade Việt Stock)[/caption]

=> Điều này cho thấy sự biến động của VND không chỉ liên quan trực tiếp đến các biến động trong nền kinh tế Việt Nam mà còn rất nhạy cảm với các chính sách tiền tệ của Mỹ. Thời kỳ của Trump, tỉ giá USDVND có phần dễ chịu hơn. Xuyên suốt thời gian sau 2022, kinh tế nước ta thường phải chịu áp lực từ câu chuyện tỷ giá. Admin Tradevietstock kỳ vọng giai đoạn sắp tới sẽ khác.

iv. Rủi ro và cơ hội

1. Rủi ro

Dưới chính quyền Trump, Việt Nam đã đối mặt với nhiều thách thức kinh tế do chính sách thuế quan mạnh mẽ của Mỹ, với mức thuế cao lên tới 60% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và từ 10%-20% cho các hàng hóa nhập khẩu khác. Điều này có thể làm giảm nhu cầu tiêu dùng của Mỹ, từ đó ảnh hưởng tới sản lượng và giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, với dự báo GDP của Việt Nam có thể giảm gần 1% so với dưới chính quyền của Harris.

Các mặt hàng như gỗ, thủy sản, và săm lốp của Việt Nam, hiện đang hưởng mức thuế nhập khẩu thấp tại Mỹ, có thể đối mặt với rủi ro bị áp thuế chống bán phá giá.

2. Cơ hội

Tuy nhiên, Việt Nam cũng có cơ hội hưởng lợi từ sự thay thế thương mại khi Mỹ giảm phụ thuộc vào hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, mở ra cơ hội thúc đẩy thương mại với các quốc gia khác, bao gồm Việt Nam. Các nhà kinh tế dự báo rằng việc tái phân bổ thương mại này có thể giúp GDP của Việt Nam tăng khoảng 0.5% so với dưới chính quyền của Harris.

Các doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp và các doanh nghiệp xuất khẩu chứng minh được nguồn gốc hàng hóa sẽ đặc biệt được hưởng lợi từ làn sóng chuyển dịch thương mại này.

[caption id=“attachment_6527” align=“aligncenter” width=“1920”]

Báo cáo vĩ mô tháng 11 2024 - Trade Việt Stock[/caption]

v. Kết luận

Qua bài viết Báo cáo vĩ mô tháng 11 2024, ta có thể thấy thời kỳ tổng thống Trump mang lại rất nhiều hứa hẹn, cũng như thử thách riêng. Tuy nhiên, nhìn chung đây vẫn là cơ hội lớn cho thị trường đầu tư. Chúc mọi người đầu tư thành công!
Link bài viết gốc: tại đây

2 Likes

bổ ích ạ

1 Likes

cám ơn bác!

image
Room này mới được lập nha mọi người vào đây đàm đạo với em. Hóng hớt mọi thị trường, đào xới mọi cơ hội đầu tư

Nhận định thị trường đúng không các bác?