PCE Lõi Tháng 5: Tăng 2.6% so với cùng kỳ năm trước, bằng với kỳ vọng của giới phân tích.
So với tháng trước: PCE lõi giảm 0.1%, đây là mức tăng yếu nhất trong hơn 3 năm. Điều này có thể củng cố khả năng Fed giảm lãi suất vào tháng 9/2024.
Số liệu này không gây đột biến so với dự báo nên không ảnh hưởng nhiều đến các chỉ số chứng khoán Mỹ. Tuy nhiên, việc Fed có khả năng giảm lãi suất trong tương lai gần là một dấu hiệu quan trọng.
Dòng tiền chuyển về hướng: Tiền rút khỏi các thị trường mới nổi và cận biên (Đông Nam Á) và chuyển về các thị trường phát triển như Mỹ, thúc đẩy DXY tăng.
Chênh lệch lãi suất: Châu Âu và Canada đã giảm lãi suất lần đầu, làm tăng chênh lệch giữa các cặp tỷ giá.
Bất ổn địa chính trị: Nhu cầu trú ẩn vào đồng đô la vẫn cao.
GDP quý II/2024: Tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước. GDP 6 tháng đầu năm 2024 tăng 6,42%.
FDI: Đăng ký đạt gần 15,19 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước. Thực hiện sáu tháng đầu năm 2024 ước đạt 10,84 tỷ USD, tăng 8,2%.
Cán cân thương mại: Tháng Sáu ước tính xuất siêu 2,94 tỷ USD. Trong sáu tháng đầu năm 2024, xuất siêu 11,63 tỷ USD (thấp hơn so với cùng kỳ năm trước - xuất siêu 13,44 tỷ USD).
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): Tháng 6/2024 tăng 0,17% so với tháng trước. So với tháng 12/2023, CPI tháng Sáu tăng 1,40% và so với cùng kỳ năm trước tăng 4,34%. CPI bình quân quý II/2024 tăng 4,39% so với cùng kỳ năm trước. Sáu tháng đầu năm 2024, CPI tăng 4,08% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng: Tháng Sáu ước đạt 522,5 nghìn tỷ đồng, tăng 1,1% so với tháng trước và tăng 9,1% so với cùng kỳ năm trước.
Kết Luận
FDI tăng về số đăng ký và thực hiện tăng so với cùng kỳ; Cán cân xuất nhập khẩu thặng dư 6 tháng 11.63 tỷ USD => NHNN sẽ có thêm dư địa để bán USD “gồng tỷ giá” trong thời gian tới và chưa nhất thiết phải dùng công cụ cuối cùng là tăng lãi suất điều hành (ls chiết khấu và tái cấp vốn).
CPI hiện đang tiệm cận với mục tiêu Quốc hội đề ra (4 – 4.5%) => cần theo dõi thêm vì đây là số liệu quan trọng để dự báo lãi suất.
Quan trọng nhất, số GDP quý 2 tăng mạnh gần 7% kéo cả nửa năm 2024 lên 6.42% khá là bất ngờ với nhận định của các chuyên gia. Theo quan điểm cá nhân em, số liệu này ít nhất cho thấy nền kinh tế trên báo cáo hiện vẫn khỏe và các chính sách hỗ trợ nền kinh tế có thể sẽ khó quyết liệt như quý 1 và NHNN khả năng sẽ tập trung vào các công cụ để ổn định tỷ giá, điều này sẽ không mấy tích cực cho thị trường chứng khoán
Nhận Định Xu Hướng Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
TTCK Thế Giới: Đang bước vào nhịp chỉnh, không ủng hộ TTCK Việt Nam.
Tỷ Giá Neo Cao: Gây áp lực bán ròng mạnh từ khối ngoại.
Thanh Khoản Thị Trường: Giảm mạnh, bình quân giao dịch 5 phiên gần nhất chỉ 21.200 tỷ, với khối ngoại bán ròng 1000 tỷ mỗi phiên, tập trung vào cổ phiếu VN30 và bluechip, tạo áp lực lớn lên chỉ số.
Khối Ngoại Bán “Khéo”: Duy trì bán ròng trên dưới 1000 tỷ trong phiên và kéo lại giá cổ phiếu vào ATC để cp không giảm sâu và liên tục lặp đi lặp lại như vậy trong 2 tuần vừa qua.
Về Phân Tích Kỹ Thuật Vnindex
Xu Hướng Giảm: Nến giảm tuần này đã xác nhận xu hướng giảm của 2 tuần trước đó (1 nến hammer ngược ở đỉnh và 1 nến Doji tiếp diễn). Áp lực giảm vẫn đang hiện hữu.
Hỗ Trợ: Kênh giá hiện đang hướng về đường hỗ trợ xu hướng tại 1230 điểm, quan trọng để quan sát.
Thanh Khoản Thấp: Giá giảm sâu nhưng thanh khoản thấp, cầu bắt đáy chưa kích hoạt, thị trường có thể giảm thêm để kích cầu.
=> Thị trường giảm sâu mở ra cơ hội lớn với nhà đầu tư nắm giữ tiền mặt nhiều và đây cũng là cơ hội để cơ cấu lại danh mục cho quý 3/2024.
Anh Chị NĐT cần hỗ trợ kỹ hơn về từng mã cổ phiếu, điểm vào cụ thể thì hãy inbox cho Ad nhé.
Cảm ơn Anh Chị NĐT đã ghé qua đọc topic của mình!
Rất mong nhận được ngày càng nhiều ý kiến đóng góp giá trị của ACE NĐT quan tâm
bán liên tiếp nhiều phiên mỗi phiên khoảng 1000 tỷ là khéo rồi chớ bán lộ là kiểu xả hàng 1 lần trên 2000 tỷ hoặc tầm mấy chục ngàn tỷ đó mà này quan điểm cá nhân thôi còn mỗi người sẽ có góc nhìn khác nhau.
Số liệu tăng trưởng vĩ mô tích cực được công bố cuối tuần qua tưởng như sẽ giúp thị trường hồi lại sau phiên bán tháo cuối tuần trước, nhưng sự thất vọng lại đến. Sau vài nhịp giằng co, cổ phiếu bắt đầu giảm giá cả loạt, chủ yếu do dòng tiền mua không có biểu hiện gì là sẵn sàng. Thanh khoản khớp lệnh hai sàn sáng nay lại tụt xuống mức đáy mới.
thì có thể giải ngân từ từ mua vào, với TT giảm cũng nhiều phiên rồi - nhiều cổ phiếu cũng đã giảm tới vùng giá hấp dẫn, mà tóm lại mua hay ko là do quyết định của bạn chớ đâu ai ép đứng ngoài đâu.
Thị trường đang được hỗ trợ khá tích cực từ nhóm bank tăng giá, nhóm cp trụ thì phần lớn lđang hỗ trợ tích cực cho chỉ số, còn nhóm cổ phiếu riêng lẻ vẫn cần chờ đợi thêm dòng tiền và thông tin tích cực hơn
Tuy nhiên, thanh khoản vẫn thấp chưa có dòng tiền vào TT.
Vĩ mô ổn định là điều kiện tiên quyết để đưa ra các quyết định đầu tư, tiếp theo tập trung vào cổ phiếu, core doanh nghiệp, tìm hiểu kĩ trước khi quyết định mua bán.
TTCK Việt Nam ở trong xu hướng đi lên chính từ đầu quý 4 năm 2023, kéo dài sang nửa đầu năm 2024 và chỉ trải qua một nhịp chỉnh tương đối trong tháng 4. Điều này phản ánh tăng trưởng lợi nhuận liên tục cải thiện theo quý khi các động lực tăng trưởng kinh tế phục hồi.
Với triển vọng KQKD quý 2/2024, trong danh sách theo dõi của SSI, triển vọng tăng trưởng tích cực được ghi nhận ở nhiều mã Ngân hàng lớn, nhóm Thép, nhóm Tiêu dùng thiết yếu và Tiêu dùng không thiết yếu, nhóm Cảng & Vận tải biển.
Chỉ số lạm phát Mỹ (CPI) ra tối qua tốt hơn so với dự báo và trước đó. Điều này làm tăng khả năng Fed giảm lãi suất vào tháng 9. Cùng với phát biểu hôm qua của Chủ tịch Fed, lộ trình giảm lãi suất không còn quá phụ thuộc vào lạm phát có về 2%. Như vậy, Fed đang rất gần đến lộ trình giảm lãi suất và tốt hơn là có thể giảm nhiều lần trong năm nay (so với thông điệp chỉ giảm 1 lần trong năm nay).
=>DXY đang giảm, giảm sức ép với tỷ giá VND. Xác suất NHNN nâng lãi suất điều hành dần nhỏ lại
=>Về đường dài, điều này có lợi cho TTCK để bắt đầu sóng investing mới.
=>Trong ngắn hạn, chỉ số vùng này sẽ còn gặp rung lắc do áp lực chốt lời ngắn hạn, tuy nhiêu theo hướng tích cực thì việc điều chỉnh giảm là CƠ HỘI để giá cổ phiếu hấp dẫn hơn cho chúng ta tham gia sóng mới.
Kinh tế Việt Nam tăng 6,9% trong quý II và 6,4% trong nửa đầu năm. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra kịch bản tăng trưởng GDP cho cả năm khoảng 6,5-7%, cao hơn so với mục tiêu 6-6,5% hồi đầu năm. Việt Nam đang có nhiều dư địa để thúc đẩy tăng trưởng đầu tư công và đây là một trong những yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nửa cuối năm.
Tóm tắt về kết quả kinh doanh quý 2/2024 và sự phục hồi của các nhóm ngành:
Ngành Thép: Tăng trưởng lợi nhuận vượt trội 437% nhờ vào biên EBITDA mở rộng và giá đầu vào giảm mạnh hơn so với giá bán.
Ngành Bán lẻ: Lợi nhuận tăng 379%, đặc biệt là MWG với mức tăng trưởng ấn tượng 6.635% do tái cấu trúc hệ thống phân phối và đóng cửa các cửa hàng kém hiệu quả.
Ngành Công nghiệp, Xây dựng và Vật liệu, Hóa chất: Lợi nhuận tăng lần lượt 319%, 71,3%, và 59,6% nhờ nhu cầu trong nước và xuất khẩu tăng.
Ngành Bất động sản: Mặc dù lợi nhuận giảm 16,9%, nhưng đã có dấu hiệu phục hồi khi tỷ lệ suy giảm chậm lại.
Ngành Y tế, Điện, Dầu khí, Vận tải, và Khai khoáng: Ghi nhận sụt giảm lợi nhuận, trong đó Điện giảm mạnh nhất với 49,1%.
Nhóm ngành Thép và Bán lẻ là những ngành đóng góp lớn nhất vào sự tăng trưởng của thị trường trong quý 2/2024, trong khi các ngành như Y tế và Điện đang gặp khó khăn.
GDP quý 3/2024 tăng 7,4% bất chấp thiệt hại từ siêu bão Yagi, nâng tăng trưởng GDP 9 tháng năm 2024 lên 6,82%, cao hơn nhiều so với cùng kỳ 2023.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng nhẹ (2,58% quý 3, 3,20% trong 9 tháng).
Công nghiệp và xây dựng tăng mạnh (9,11% quý 3, 8,19% trong 9 tháng), với công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,41%, đóng vai trò động lực tăng trưởng.
Dịch vụ tăng 7,51% trong quý 3 và 6,95% trong 9 tháng.
Tiêu dùng và xuất khẩu đều có mức tăng trưởng tốt.
Ảnh hưởng tích cực tới TTCK:
Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ giúp củng cố niềm tin nhà đầu tư, làm tăng sức hút của các cổ phiếu trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và tiêu dùng.
Công nghiệp chế biến, chế tạo đạt mức tăng trưởng cao, tạo ra triển vọng tích cực cho các cổ phiếu thuộc ngành này.
Dịch vụ và tiêu dùng tăng mạnh có thể thúc đẩy giá cổ phiếu của các công ty bán lẻ, logistics và vận tải.
Xuất khẩu và tích lũy tài sản tăng, phản ánh sự phục hồi của nền kinh tế sau bão, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp và TTCK trong các tháng cuối năm.