Lý do vì sao nhà đầu tư cá nhân thường thua lỗ trên thị trường chứng khoán?
Trong thị trường chứng khoán, có nhiều thành phần tham gia nhưng sẽ được chia thành 2 đối tượng chính là Nhỏ lẻ và Tổ chức:
- Nhỏ lẻ chiếm 30% giá trị giao dịch mà thôi: số lượng nhỏ lẻ rất đông nhưng thực chất khối lượng giao dịch ko lớn. Nhìn rất hung hãn đấy nhưng mà hỏi thì ai cũng kêu lỗ . Vậy thì cả thị trường lỗ thì ai là người lãi.
Tổ chức sẽ là người lãi. - Tổ chức chiếm đến 70% giá trị giao dịch bao gồm: các nhà đầu tư chuyên nghiệp, nhà đầu tư lớn, tự doanh của công ty chứng khoán, các quỹ, tổ chức nước ngoài … và đứng sau mỗi cổ phiếu còn là chủ của doanh nghiệp đó - họ nắm lợi thế lớn, họ biết doanh nghiệp của họ đang như thế nào và họ có thể vẽ ra thông tin như nào.
=> nhỏ lẻ thì thường bị động, còn tổ chức thì thường lại hiểu tâm lý của nhỏ lẻ nên chúng ta giống như những chú cừu non và hay bị vặt lông trên thị trường .
Mỗi năm sẽ có các lớp nhà đầu tư vào và thời gian sau thì lại đi ra và thay vào bằng các lớp nhà đầu tư mới. Và quan trọng hơn là chúng ta có thể đông nhưng chúng ta không đoàn kết, góc nhìn của mỗi người là đa dạng và khác nhau
Chứng khoán sẽ là nơi mà thầy không bảo được trò, bố không bảo được con và anh không bảo được em . Mỗi người sẽ có một góc nhìn khác nhau. Ngược lại tổ chức họ tham gia thị trường thì có xu thế chung có định hướng sẵn do đó thì luôn giành phần thắng.
Và đây cũng là lý do vì sao nhận định của số đông các nhà đầu tư lại thường sai. Vì tổ chức mới là người quyết định xu hướng của thị trường.
Có 1 câu nói rất hay đó là: trên thị trường chứng khoán khi bạn cảm thấy cô đơn, nghĩa là bạn đang đúng.
Hi vọng những phân tích trên phần nào sẽ giải thích được lý do vì sao chúng ta lại hay thua lỗ trên thị trường và vì sao nhỏ lẻ chúng ta sẽ không quyết định xu hướng của thị trường