Vì sao phiên bùng nổ theo đà thất bại?
Ngày bùng nổ theo đà - Follow Through Day (FTD).
Ngày bùng nổ theo đà đánh dấu sự bắt đầu của một xu hướng mới. Sự thay đổi trong tính chất của xu hướng, phiên đánh dấu xu hướng giảm sang sideway thì phiên đó là phiên bùng nổ theo đà; phiên đánh dấu từ xu hướng sideway sang xu hướng tăng là phiên bùng nổ theo đà.
Biểu hiện của nó là phiên tăng mạnh (từ 1.5% trở lên), kèm theo thanh khoản lớn hơn bình quân, số lượng mã tăng áp đảo, tạo ra một cảm giác dòng tiền lan tỏa khắp các mã và nhóm ngành.
Điểm cốt lõi phiên bùng nổ theo đà là nằm ở vị trí nó xuất hiện chứ không phải biểu hiện, bạn học kỹ phân tích kỹ thuật sẽ hiểu điều này. Khi phân tích tích kỹ thuật bao giờ cũng là phân tích xu hướng trước, biết nó là xu hướng gì thì mới dùng công cụ cho phù hợp, phân tích xu hướng rồi mới dùng nến, dùng chỉ báo…
Cùng là cấy nến Doji, Marubozu, Hammer, Hanging Man … tại vị trí khác nhau cho ý nghĩa khác nhau. Cùng là cây nến rút chân nhưng ở vị trí ở xu hướng giảm gọi là Hammer (nến búa), ở xu hướng tăng lại gọi là Hanging Man (Nến người treo cổ) tên gọi khác nhau bởi vị trí khác nhau.
Phiên bùng nổ theo đà thất bại vì vị trí nó xuất hiện mới ở giai đoạn đầu của Sideway thôi, tính chất xu hướng không thay đổi thì một cây nến sao thay đổi được, một cánh én không làm nên mùa xuân.
Cứ thấy biểu hiện tăng kèm theo thanh khoản lớn là bùng nổ theo đà thì sẽ thấy nó xuất hiện liên tục và liên tục thất bại. Nhìn vào phiên phân phối sau ngày FTD để đánh giá thì nó chỉ là hệ quả và thường bị trễ.