VIB – Kỳ vọng câu chuyện bán vốn

Điểm qua những con số chính trên báo cáo kết quả kinh doanh của VIB trong quý 3/2024 có:


Thu nhập lãi thuần đạt 4.059 tỷ có sự tăng nhẹ so với quý trước đó 2% nhưng giảm 6.1% so với cùng kỳ. Tăng trưởng lợi nhuận sau thuế đạt 1,599 tỷ VNĐ, giảm 25% so với cùng kỳ
image
Tổng thu nhập ngoài lãi có sự sụt giảm và chi phí vốn đã bắt đầu tăng lên sau một giai đoạn giảm dài từ quý 2/2023.
image

Tăng trưởng tín dụng trong từ đầu năm đạt 12% cao hơn trung bình ngành 9% nhưng trong bối cảnh đó thì NIM vẫn đang tiếp tục suy giảm xuống mức 3.99% từ mức 4.16% trong quý trước
image
Nợ nhóm 5(Nợ có khả năng mất vốn) vẫn tiếp tục tăng mạnh so với đầu năm, và tiếp tục tăng trong quý 3/2024.

Nhìn qua những còn số trên ta có thể thấy được một bức tranh ảm đạm về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong một hoặc quý tới sẽ khó mà tốt lên ngay được. Những khoản trích lập dự phòng nợ xấu hay chi phí lãi nó sẽ bào mòn lợi nhuận của doanh nghiệp trong một thời gian ngắn hạn phía trước nếu VIB chưa giải quyết được những bài toàn khó khăn đó.

Nhưng câu chuyện của VIB mà mình muốn nhắm đến trong ngắn hạn đó chính là “Câu chuyện bán vốn của của doanh nghiệp ” sau khi CBA thoái vốn vừa quá. Nó sẽ là chất xúc tác giúp cho giá cổ phiếu tăng giá trong giai đoạn ngắn hạn phía trước.

Đối tác chiến lược CBA thoái vốn


Vào năm 2010, Commonwealth Bank of Australia (CBA) chính thức trở thành đối tác chiến lược của Ngân hàng VIB khi mua lại 15% cổ phần, tương đương khoảng 4.000 tỷ đồng, sau một quá trình đàm phán kéo dài từ nhiều năm trước đó. Chỉ một năm sau, CBA đã tăng tỷ lệ sở hữu tại VIB lên gần 19.8%, tức là 591 triệu cổ phiếu, mức tối đa mà một cổ đông nước ngoài có thể nắm giữ tại ngân hàng này.

Sau khi đã họp đại hội cổ đông năm 2024 VIB kết thúc, họ đã tổ chức một cuộc đại hội bất thường nhằm vấn đề thông qua việc hạ room ngoại từ 20.5% xuống 4.99% . Và quyết định đó không khác gì là hạ tỷ lệ vốn sở hữu của CBA từ 19.8% xuống dưới 5% cả.

Rõ ràng là khi đại hội cổ đông bất thường đã được những cổ đông thông qua rồi, thì cho dù bên CBA họ không mong muốn thì họ cũng phải bắt buộc phải thoái vốn. Deal của CBA và VIB làm đối tác chiến lược khá giống với deal của VPB và SMBC. Mục đích hợp tác không chỉ để tăng vốn mà còn hợp tác, học hỏi kinh nghiệm quản trị từ đối tác lớn mạnh nước ngoài.


Trong 2 phiên 24/9 và 29/10 có tổng gần 450 triệu cổ phiếu được giao dịch thỏa thuận nghĩa là họ đã thoái vốn cũng đã 15% vừa khớp với số lượng cổ phiếu CBA cần thoái ở trên để duy trì Room Ngoại của VIB khoảng 5% . Với giá vốn trong 2 ngày giao dịch thỏa thuận thì mình tính theo giá giai đoạn đó là khoảng 18.3 nghìn trên mỗi cổ phiếu.

Sau khi đã mua lại số vốn trên thì VIB cần phải tìm những đối tác khác để họ bán ra. Đối tác đó chắc chắn phải là cổ đông trong nước. Có thể là các quỹ hay các cá nhân ở Việt Nam. Nhìn vào cơ cấu cổ đông trong nước của VIB thì mình nghĩ VIB sẽ bán vốn không quá 5%. Để cho những đối tác chiến lược đó không chi phối quá nhiều vào hoạt động của VIB mà vẫn quyền lực vẫn nằm trong tay hệ sinh thái ông Đặng Khắc Vĩ.

Và việc tìm đối tác bán ra chắc chắn rồi, VIB sẽ bán với giá cao hơn giá vốn mà họ đã mua vào khoảng 18.3. Và theo mình kỳ vọng ít nhất cũng phải 15-20% so với giá vốn đó.

Cho nên triễn vọng của VIB trong thời gian tới:

Để đầu tư và đồng hành dài hạn với VIB chưa thích hợp để đồng hành lâu dài khi. Dù mình khá ưu tiên nhóm bank cá nhân để đầu tư trong giai đoạn hiện tại

Trong ngắn hạn, chúng ta có thể kỳ vọng về câu chuyện tìm đối tác bán vốn của VIB, nó sẽ là chất xúc tác giúp cho cổ phiếu phản ứng tốt trong giai đoạn sắp tới.

Việc bán vốn của VIB có thể là một bước đi chiến lược để tối ưu hóa khả năng tài chính và mở rộng quy mô.

1 Likes

game to nha AE

để kỳ vọng một mức sinh lợi tốt là khá okay

1 Likes

Bài viết của mình trên Substack: VIB – Kỳ vọng câu chuyện bán vốn - Tuan Hung Investment