1. Giới thiệu doanh nghiệp
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân nổi bật tại Việt Nam, với chiến lược tập trung vào bán lẻ và phát triển các sản phẩm tài chính cá nhân. Trong bối cảnh thị trường đầy thách thức năm 2024, VIB vẫn duy trì được sự ổn định về hiệu quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng dài hạn.
2. Hoạt động kinh doanh
Điểm qua những con số chính trên báo cáo kết quả kinh doanh của VIB trong quý 3/2024 có:
- Thu nhập lãi thuần đạt 4.059 tỷ có sự tăng nhẹ so với quý trước đó 2% nhưng giảm 6.1% so với cùng kỳ. Tăng trưởng lợi nhuận sau thuế đạt 1,599 tỷ VNĐ, giảm 25% so với cùng kỳ
-
Tổng thu nhập ngoài lãi có sự sụt giảm và chi phí vốn đã bắt đầu tăng lên sau một giai đoạn giảm dài từ quý 2/2023.
-
Tăng trưởng tín dụng trong từ đầu năm đạt 12% cao hơn trung bình ngành 9% nhưng trong bối cảnh đó thì NIM vẫn đang tiếp tục suy giảm xuống mức 3.99% từ mức 4.16% trong quý trước
- Nợ nhóm 5(Nợ có khả năng mất vốn) vẫn tiếp tục tăng mạnh so với đầu năm, và tiếp tục tăng trong quý 3/2024.
=> Nhìn qua những còn số trên ta có thể thấy được một bức tranh ảm đạm về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong một hoặc quý tới sẽ khó mà tốt lên ngay được. Những khoản trích lập dự phòng nợ xấu hay chi phí lãi nó sẽ bào mòn lợi nhuận của doanh nghiệp trong một thời gian ngắn hạn phía trước nếu VIB chưa giải quyết được những bài toàn khó khăn đó.
3. Điểm nhấn đầu tư: "Câu chuyện CBA thoái vốn"
Với tổng tài sản là hơn 430k tỷ đồng VIB thuộc ngân hàng thương mại vừa và nhỏ và tương đồng với LPB . Khác với những ngân hàng khác thì hoạt động kinh doanh của VIB có sự khác biệt khi đây là 1 trong top các ngân hàng bán lẻ với hơn 80% dư nợ là cho vay cá nhân và các hộ kinh doanh. Đây cũng là lí do chính khiến VIB trở nên khác biệt
Cổ đông lớn nhất đồng thời cũng là đối tác chiến lược trong suốt 14 năm qua của VIB là CBA. Một thông tin liên quan lquan đến cổ đông nước ngoài này là ngày 1/10 năm nay VIB chính thức hạ room nước ngoài xuống còn 4.99%
Cổ đông lớn thứ 2 là chủ tịch Đặng Khắc Vỹ và gia đình nắm giữu lên đến 14.7% cổ phần. Ngoài giữ vị trí chủ chốt ở VIB thì ông Vĩ còn là chủ tịch của cty TNHH Mariven Food. Ở Việt Nam chủ tịch VIB đang phát triển 2 thương vụ mì khá quen thuộc là 3 miền và Reeva
Sau khi đã họp đại hội cổ đông năm 2024 VIB kết thúc, họ đã tổ chức một cuộc đại hội bất thường nhằm vấn đề thông qua việc hạ room ngoại từ 20.5% xuống 4.99%. Và quyết định đó không khác gì là hạ tỷ lệ vốn sở hữu của CBA từ 19.8% xuống dưới 5% cả.
Rõ ràng là khi đại hội cổ đông bất thường đã được những cổ đông thông qua rồi, thì cho dù bên CBA họ không mong muốn thì họ cũng phải bắt buộc phải thoái vốn. Deal của CBA và VIB làm đối tác chiến lược khá giống với deal của VPB và SMBC. Mục đích hợp tác không chỉ để tăng vốn mà còn hợp tác, học hỏi kinh nghiệm quản trị từ đối tác lớn mạnh nước ngoài.
Trong 2 phiên 24/9 và 29/10 có tổng gần 450 triệu cổ phiếu được giao dịch thỏa thuận nghĩa là họ đã thoái vốn cũng đã 15% vừa khớp với số lượng cổ phiếu CBA cần thoái ở trên để duy trì Room Ngoại của VIB khoảng 5%. Với giá vốn trong 2 ngày giao dịch thỏa thuận thì tôi tính theo giá giai đoạn đó là khoảng 18.3 nghìn trên mỗi cổ phiếu.
Sau khi đã mua lại số vốn trên thì VIB cần phải tìm những đối tác khác để họ bán ra. Đối tác đó chắc chắn phải là cổ đông trong nước. Có thể là các quỹ hay các cá nhân ở Việt Nam. Nhìn vào cơ cấu cổ đông trong nước của VIB thì tôi nghĩ VIB sẽ bán vốn không quá 5%. Để cho những đối tác chiến lược đó không chi phối quá nhiều vào hoạt động của VIB mà vẫn quyền lực vẫn nằm trong tay hệ sinh thái ông Đặng Khắc Vĩ.
Và việc tìm đối tác bán ra chắc chắn rồi, VIB sẽ bán với giá cao hơn giá vốn mà họ đã mua vào khoảng 18.3. Và theo tôi kỳ vọng ít nhất cũng phải 15-20% so với giá vốn đó.
Cho nên triển vọng của VIB trong thời gian tới: Trong ngắn hạn, chúng ta có thể kỳ vọng về câu chuyện tìm đối tác bán vốn của VIB, nó sẽ là chất xúc tác giúp cho cổ phiếu phản ứng tốt trong giai đoạn sắp tới.