VIB update PHS

PHS: Khuyến nghị nắm giữ đối với VIB

Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS) nhận định, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (HoSE: VIB) được kỳ vọng sẽ dẫn đầu tăng trưởng trong ngành ngân hàng, nhờ mở rộng các hoạt động kinh doanh cốt lõi.

Hiện mảng cho vay mua ô tô của VIB dẫn đầu với thị phần 30% toàn thị trường, trong khi mảng cho vay mua nhà có tăng trưởng cao nhất thị trường (tăng trưởng 96% vào năm 2017, 45% vào năm 2018, 46% vào năm 2019 và 41% vào năm 2020).

Do đó, tăng trưởng tín dụng của VIB đã đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng, với CAGR đạt 30,4% trong giai đoạn 2018-2020, cao nhất toàn ngành và vượt xa tốc độ trung bình ngành là 16,5% từ 2018-2020.

Bên cạnh đó, khả năng cải thiện NIM được hỗ trợ bởi chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ và ngân hàng số. NIM của VIB tăng từ 2,9% vào năm 2016 lên 4,1% vào năm 2020.

Lũy kế 12 tháng gần nhất, NIM của VIB đạt 4,2%, cao hơn mức trung bình ngành là 3%, nhờ hoạt động cho vay mua nhà và cho vay mua ô tô có lãi suất cao.

Về kết quả kinh doanh, quý I/2021, ngân hàng ghi nhận thu nhập lãi thuần đạt 2.778 tỷ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, PHS cho rằng tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp sẽ ảnh hưởng đến hoạt động cho vay mua nhà và cho vay mua ô tô của VIB.

Do đó, công ty chứng khoán này ước tính thu nhập lãi thuần năm 2021 của VIB chỉ tăng trưởng trong khoảng 26% so với năm trước, đạt 10.709 tỷ đồng.

Trong ba tháng đầu năm, thu nhập ngoài lãi của VIB tăng 68% cùng kỳ lên 728 tỷ đồng. Nhờ động lực từ sự gia tăng nhanh chóng của thanh toán không dùng tiền mặt và sự hỗ trợ của hợp đồng bancassurance độc quyền với Prudential trong 15 năm, thu nhập ngoài lãi trong năm 2021 ước đạt 3.663 tỷ đồng (tăng trưởng 35%).

Do dịch Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng, PHS ước tính chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 72,6% lên 1.636 tỷ đồng, tương đương 11,5% TOI. Từ đó đưa lợi nhuận sau thuế đạt 5.546 tỷ đồng (tăng 19,5% cùng kỳ).

Sử dụng phương pháp định giá chiết khấu thu nhập thặng dư và P/B, PHS xác định giá trị hợp lý đối với mỗi cổ phiếu VIB là 46.400 đồng/đơn vị. Công ty chứng khoán này khuyến nghị nắm giữ đối với VIB.

Tuy nhiên lưu ý rằng, áp lực từ dịch bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến triển vọng của VIB trong năm nay; mặt khác, tỷ lệ bao phủ nợ xấu thấp nhất trong ngành và việc gia tăng thu hồi tài sản đảm bảo do dịch Covid-19 sẽ khiến cho VIB phải đối mặt với rủi ro tín dụng.

Yuanta: Khuyến nghị mua dành cho VIB Năm 2021, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (HoSE: VIB) đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 7.500 tỷ đồng, tăng trưởng tín dụng ở mức 31% so với hồi đầu năm. Trước đó, cổ đông cũng thông qua kế hoạch phát hành cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 40% (đã chi trả) và phát hành mới tối đa 3% số lượng cổ phiếu sau khi phát hành cổ phiếu thưởng. Ban lãnh đạo cho biết, ngân hàng sẽ tiếp tục tập trung vào mảng ngân hàng bán lẻ và chuyển đổi số. Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) cho rằng, VIB sẽ tiếp tục có được tăng trưởng lợi nhuận trong 6 tháng cuối năm, tuy nhiên mức tăng trưởng sẽ không cao như trong 6 tháng đầu năm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và việc giảm lãi suất sẽ tác động tiêu cực tới biên lãi ròng (NIM). Năm 2021, Yuanta dự phóng lợi nhuận trước thuế của VIB đạt 7.600 tỷ đồng, tăng trưởng 29% thực hiện năm ngoái. Ở mức giá hiện tại, VIB đang được giao dịch tại P/B dự phóng năm 2021 là 2,4 lần, mức định giá cao hơn mức định giá trung bình ngành, nhưng tỷ lệ ROE và ROA luôn cao vượt trội so với mứ trung bình ngành cho nên VIB xứng đáng có mức định giá cao. Mức Stock Rating của VIB ở mức 82 điểm cho nên Yuanta nâng mức đánh giá tích cực mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này. Đồ thị giá của VIB vượt lên trên đường trung bình 20 ngày với khối lượng giao dịch tăng 193% so với trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá của VIB có dấu hiệu sớm thoát khỏi giai đoạn tích lũy và xu hướng ngắn hạn được nâng lên mức tăng. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5% và tăng dần tỷ trọng về mức tối ưu 44,66% khi sức mạnh giá trên 80 điểm.

Khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu VIB Yuanta cho biết, mức sector rating của nhóm ngân hàng đạt mức 68 điểm cho thấy mức xếp hạng tăng trưởng của nhóm cổ phiếu này là trung tính. Điểm tích cực là sức mạnh giá của nhóm ngân hàng đã hồi phục, tuy nhiên vẫn ở mức thấp. Mới đây, chỉ số nhóm ngân hàng đóng cửa tăng 3,5% và đồ thị giá tiến về gần mức đỉnh tháng 11/2021. Đồng thời, đồ thị giá của chỉ số nhóm ngân hàng vẫn đang trong giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực, đặc biệt xu hướng ngắn hạn vẫn duy trì ở mức tăng cho nên Yuanta đánh giá cao đồ thị giá có thể sẽ vượt được mức đỉnh tháng 11/2021. Do đó, công ty chứng khoán này khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể chú ý vào nhóm cổ phiếu này. Bên cạnh đó, Yuanta cũng khuyến nghị nhà đầu tư có thể tiếp tục mua và nắm giữ với mức cắt lỗ ngắn hạn là 44.220 đồng/cổ phiếu dành cho VIB của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam. Yuanta đánh giá rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức thấp và đồ thị giá vẫn đang trong giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho thấy đồ thị giá có thể sẽ vượt được mức kháng cự ngắn hạn 48.850 đồng/cổ phiếu. Gộp chung 3 quý đầu năm, VIB ghi nhận tổng thu nhập hoạt động và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 10.389 tỷ đồng và 5.339 tỷ đồng, cùng tăng 32% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến 30/9/2021, tổng tài sản VIB ghi nhận hơn 285.000 tỷ đồng, tăng 16,5% so với đầu năm. Dư nợ tín dụng đạt gần 190.000 tỷ đồng, tăng 10,8%. Mảng bán lẻ tiếp tục đóng góp trên 85% danh mục cho vay của ngân hàng. Sau 9 tháng, huy động tiền gửi từ khách hàng của ngân hàng đạt hơn 170.500 tỷ đồng, tăng 13,5%, trong đó tiền gửi không kỳ hạn tăng gần 20%. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức 2,12%. Năm 2021, VIB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 7.500 tỷ đồng, tăng trưởng tín dụng ở mức 31% so với hồi đầu năm. Như vậy, ngân hàng đã hoàn thành 71% kế hoạch lợi nhuận cả năm sau 9 tháng. Yuanta dự báo, ở giai đoạn cuối năm, VIB sẽ tiếp tục có tăng trưởng lợi nhuận tốt, tuy nhiên mức tăng trưởng sẽ không cao như trước do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và việc giảm lãi suất sẽ tác động tiêu cực tới biên lãi ròng (NIM). Do đó, năm 2021, Yuanta dự phóng lợi nhuận trước thuế của VIB đạt 7.600 tỷ đồng, tăng trưởng 29% thực hiện năm ngoái.

Giá nào múc d

Khuyến nghị mua cổ phiếu VIB với giá mục tiêu 54.200 đồng/CP CTCK Phú Hưng (PHS) Năm 2022, nền kinh tế phục hồi sẽ tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng chi tiêu tiêu dùng tư nhân. Nhờ áp dụng chuyển đổi số mà VIB có thể phát triển các sản phẩm thẻ nhanh chóng, nắm bắt xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt ngày một gia tăng và phục hồi tiêu dùng sau đại dịch. Hơn nữa, năm 2022, dù NHNN chủ trương siết chặt tín dụng đầu cơ bất động sản, nhưng khuyến khích tín dụng bất động sản phục vụ đời sống. Do đó, chúng tôi dự phóng tăng trưởng tín dụng trong năm 2022 của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB – sàn HOSE) đạt 29,3% so với năm trước. Dưới áp lực tăng lãi suất huy động trong khi lãi suất cho vay giảm, chúng tôi ước tính NIM của VIB sẽ thu hẹp 8 bps còn 4,34%. Kết thúc năm 2021, VIB có 1,1 ngàn tỷ đồng nợ tái cơ cấu, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 68,6%so với năm trước lên 1.598 tỷ đồng. Chúng tôi ước tính thận trọng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng năm 2022 của VIB sẽ tăng 45,2% lên 2.320 tỷ đồng. Năm 2022, chúng tôi kỳ vọng quá trình chuyển đổi số (thông qua MyVIB 2.0, MyVIB iSME, và VIB Ver3e…) trong các năm qua sẽ tiếp tục mang lại lợi ích mạnh mẽ cho VIB thông qua việc mở rộng thị phần cho vay bán lẻ, gia tăng tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn, giảm chi phí hoạt động và chi phí sử dụng vốn. Sử dụng phương pháp định giá chiết khấu thu nhập thặng dư (Residual Income) và P/B, chúng tôi nâng giá trị hợp lý đối với mỗi cổ phiếu VIB là 54.200 đồng/CP, đồng thời khuyến nghị mua đối với cổ phiếu VIB. Rủi ro: (1) Nền kinh tế phục hồi chậm hơn kỳ vọng; (2) Tỷ lệ bao phủ nợ xấu thấp nhất trong ngành, và việc gia tăng mạnh nợ cần chú ý, sẽ tạo sức ép lên lợi nhuận của ngân hàng trong năm 2022; (3) Rủi ro lạm phát cao ảnh hưởng đến cho vay bán lẻ.

Kết thúc năm 2022, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB – sàn HOSe) ghi nhận sự tăng trưởng chậm lại với thu nhập lãi thuần tăng 26,6% so với năm trước lên 14.963 tỷ đồng. Thu nhập ngoài lãi của ngân hàng chỉ tăng nhẹ 0,7% lên 3.095 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của VIB tăng trưởng 32,1% lên 8.469 tỷ đồng. NIM cải thiện 35 bps so với cuối năm 2021 lên 4,77%, top 4 ngân hàng có NIM cao nhất toàn ngành. Tỷ lệ nợ xấu của VIB đạt 1,8% vào cuối năm 2022. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của VIB đạt 53,9%, cải thiện so với mức 51,4% vào cuối năm 2021. Điểm nhấn đầu tư: Ngân hàng dẫn đầu tăng trưởng nhờ mở rộng các hoạt động kinh doanh cốt lõi. Cho vay mua ô tô của VIB dẫn đầu thị trường với thị phần 13% toàn thị trường, trong khi mảng Cho vay mua nhà có tăng trưởng cao nhất thị trường (45% vào năm 2018, 46% vào năm 2019, 41% vào năm 2020, 25% vào năm 2021, 29% vào năm 2022). Do đó, tăng trưởng tín dụng của VIB đã đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng, với CAGR 23% trong giai đoạn 2018-2022. Khả năng cải thiện NIM được hỗ trợ bởi chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ và ngân hàng số. NIM của VIB tăng từ 2,9% vào năm 2016 lên 4,77% vào năm 2022, thuộc top những ngân hàng có NIM cao nhất. Lãi suất cao sẽ tác động đến nhu cầu tiêu dùng trong năm 2023. Với tỷ trọng bán lẻ chiếm 90% dư nợ cho vay, VIB nhiều khả năng sẽ chịu ảnh hưởng bởi sự sụt giảm nhu cầu nội địa. Dù vậy, chúng tôi kỳ vọng bức tranh tín dụng bán lẻ sẽ khả quan hơn trong nửa cuối năm 2023 nhờ lạm phát và lãi suất hạ nhiệt. Do đó, chúng tôi ước tính tăng trưởng tín dụng năm 2023 của VIB sẽ đạt 16,2%. Dựa trên kỳ vọng FED tiếp tục tăng lãi suất cơ bản lên 5-5,25% trong năm 2023, NHNN sẽ khó duy trì thanh khoản ở trạng thái quá dồi dào và lãi suất liên ngân hàng sẽ khó giảm sâu. Qua đó, chúng tôi ước tính NIM của VIB sẽ thu hẹp 9 bps còn 4,68%. Do tình hình kinh tế kém khả quan hơn vào năm 2023 sẽ làm gia tăng rủi ro tín dụng mà các ngân hàng phải đối mặt. Qua đó, chúng tôi ước tính tỷ lệ nợ xấu của VIB đạt 2,88% vào năm 2023. Sử dụng phương pháp định giá chiết khấu thu nhập thặng dư (Residual Income) và P/B, chúng tôi xác định giá trị hợp lý đối với mỗi cổ phiếu VIB là 31.000 đồng/CP, đồng thời khuyến nghị mua đối với cổ phiếu này.

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB – sàn HOSE) là ngân hàng thương mại cổ phần thuộc tầm trung trong nhóm NHTM với mức tổng tài sản 343 nghìn tỷ. VIB chủ yếu tập trung cho vay phân khúc bán lẻ, mà cụ thể hơn là vay mua nhà và vay mua ô tô. Ngoài ra, ngân hàng cũng là một cái tên lớn trong mảng bảo hiểm khi chiếm tới 15% thị phần bancassurance của Việt Nam. Tính đến hết năm 2022, tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân (vay mua nhà, mua ô tô) của VIB chiếm tới 87% tổng tín dụng, giúp VIB giữ vững vị thế ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Với lợi thế là ngân hàng bán lẻ hàng đầu, VIB có tỷ suất sinh lời khá vượt trội so với mặt bằng chung của ngành. Năm 2022, biên lãi thuần (NIM) của VIB tăng 30 điểm cơ bản, đạt 4.7%, thuộc top ngân hàng có tỷ lệ NIM cao nhất ngành. Xét về ROE, ROE VIB đạt 30%, cũng thuộc top cao nhất ngành ngân hàng. Kết phiên 7/3/2022, cổ phiếu VIB đạt giá 21.100 đồng/cổ phiếu, và P/B đạt 1,36 lần. Mức P/B hiện tại (1,36) thấp hơn P/B trung vị 5 năm của VIB (1.56) nhưng cao hơn P/B ngành ngân hàng (1,25). Định giá VIB cao hơn đáng kể so với mặt bằng chung do NH có tỷ trọng cho vay bán lẻ cao, nên được đánh giá là có tiềm năng hoạt động tốt hơn các NHTM khác. VIB sẽ trả cổ tức tiền mặt, tỷ lệ 10% mệnh giá cho năm 2022. Ngày trả cổ tức dự tính là 3/3/2023. Năm 2023, DSC ước tính Tổng thu nhập hoạt động và Lợi nhuận trước thuế của VIB đạt lần lượt 21.000 tỷ (tăng 16,3% so với năm trước) và 11.620 tỷ (tăng trưởng 9,8%). Giá trị sổ sách 2023F là 19.000 đồng/CP, tương đương P/B fw là 1.1x lần. Giá mục tiêu của VIB 2023 theo DSC ước tính là 25.000 đồng/CP (PB hợp lý 1,3), upside 19% so với giá đóng cửa ngày 7/3/2023 là 21.100 đồng/CP, đồng thời khuyến nghị mua cổ phiếu này. Theo thống kê của CTCK về mức giá mục tiêu 12 tháng tới của cổ phiếu VIB trong 3 tháng qua, giá mục tiêu bình quân: 26.500 đồng/CP, giá mục tiêu cao nhất: 27.000 đồng/CP, thấp nhất 25.000 đồng/CP. Hiện mức giá mục tiêu bình quân cao hơn 26% so với mức giá hiện tại 21.100 đồng/CP.

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB – sàn HOSE) đặt kế hoạch năm 2023 với lợi nhuận trước thuế tăng 15,3% so với năm trước lên 12.200 tỷ đồng. Tổng tài sản và dư nợ tín dụng tăng 25% lên lần lượt là 428,5 ngàn tỷ đồng và 292,5 ngàn tỷ đồng. Trong khi, huy động vốn tăng mạnh hơn ở mức 26,2% lên 292,6 ngàn tỷ đồng. VIB đặt mục tiêu giai đoạn 2022-2026: (1) 10 triệu khách hàng; (2) Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận kép đạt 30%/năm; (3) Gia tăng bền vững vốn hóa thị trường. VIB đặt mục tiêu Vốn điều lệ năm 2023 tăng 20,36% lên 25.368 tỷ đồng, thông qua việc phát hành hơn 421 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu và 7,6 triệu cổ phần cho cán bộ nhân viên. Vốn tăng thêm được sử dụng để cấp tín dụng và đầu tư tài sản thanh khoản (4.091 tỷ đồng), đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ, sản phẩm, nhân sự (100 tỷ đồng), đầu tư nâng cấp mạng lưới chi nhánh (100 tỷ đồng). Năm 2022, VIB sẽ chi trả 20% cổ tức bằng cổ phiếu và 15% cổ tức bằng tiền. Ngân hàng cho biết sẽ chia cổ tức hơn 30% trong năm 2023, đồng thời chính sách cổ tức được ban hành để đảm bảo tỷ lệ CAR. Chúng tôi duy trì kỳ vọng trong báo cáo trước về tăng trưởng tín dụng, NIM, và tỷ lệ nợ xấu của VIB trong năm 2023. Do lãi suất phi rủi ro giảm nên chúng tôi điều chỉnh WACC giảm còn 16,8%. Sử dụng phương pháp định giá chiết khấu thu nhập thặng dư (Residual Income) và P/B, chúng tôi điều chỉnh tăng giá trị hợp lý đối với mỗi cổ phiếu VIB là 31.700 đồng/CP, đồng thời khuyến nghị mua đối với cổ phiếu này. Rủi ro: (1) Tỷ lệ bao phủ nợ xấu thấp nhất trong ngành, và việc gia tăng mạnh nợ cần chú ý, sẽ tạo sức ép lên lợi nhuận của ngân hàng trong năm 2023; (2) Rủi ro lạm phát cao ảnh hưởng đến cho vay bán lẻ.

Giá quá rẻ để mua tích sản.Ko ngon sao chị Thanh chủ tịch Ree bỏ ra gần ngàn tỷ để đầu tư.Cứ theo chân tỷ phú là chắc ăn nhất.Từ lãnh đạo,anh em,con cháu,bà con thân bằng cố hữu thi nhau mua vào VIB,gia tăng tỷ trọng nắm giữ thì nhỏ lẻ như tôi và các bạn phải biết hành động thế nào rồi.Cá nhân tôi chỉ mua tích sản 2 mã là VIB và IDC

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB – sàn HOSE) dự báo có kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt trong 2024. Tổng thu nhập hoạt động và lợi nhuận sau thuế dự báo đạt lần lượt 24.376 tỷ đồng (tăng 10% so với năm trước) và 10.017 tỷ đồng (tăng trưởng 17%). Tốc độ tăng trưởng tín dụng VIB dự báo đạt 16% và NIM đạt 4,3%, tương đối cao. Nợ nhóm 2 bắt đầu giảm trong quý IV/2023 và chúng tôi kỳ vọng nợ nhóm 2 và NPL ratio tiếp tục giảm trong thời gian tới. VIB duy trì hiệu quả sinh lời của VIB cao so với các ngân hàng khác. ROE TTM của VIB cao nhất trong nhóm 12 ngân hàng niêm yết có quy mô tài sản lớn nhất dù năm 2023 VIB gặp nhiều khó khăn khi NPL tăng mạnh và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cao. VIB cũng duy trì chiến lược cạnh tranh hiệu quả khi đẩy mạnh truyền thông qua các kênh online. Các sản phẩm cho vay của VIB có ưu thế về thời gian xét duyệt nhanh và thời hạn cho vay dài. Sử dụng phương pháp Thu nhập thặng dư (Residual Income) và phương pháp so sánh sử dụng P/B để xác định giá mục tiêu của VIB. Giá mục tiêu của VIB là 29.604 đồng/cổ phiếu. Do giá mục tiêu của VIB đang cao hơn giá đóng cửa ngày 28/02/2023 là 34%, BVSC khuyến nghị OUTPERFORM đối với cổ phiếu VIB.