**VIC - Doanh số bán hàng tích cực hỗ trợ lợi nhuận năm 2023**

, ,

• VCSC duy trì quan điểm tích cực về việc Vingroup sẽ hưởng lợi mạnh mẽ từ tầng lớp thu nhập trung bình cao vốn đang gia tăng tại Việt Nam thông qua các công ty BĐS như Vinhomes (VHM), Vincom Retail (VRE) và Vinpearl.

• Dự phóng tổng lợi nhuận từ HĐKD (EBIT) và thu nhập tài chính trong năm 2022 đạt 30 nghìn tỷ đồng do khoản lỗ từ mảng công nghiệp cao hơn dự kiến được bù đắp nhờ thu nhập tài chính cao hơn từ các giao dịch bán buôn của VHM và lãi thoái vốn của VIC trong 9T 2022. Dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022 đạt 10,9 nghìn tỷ đồng.

• Trong năm 2023, VCSC kỳ vọng lợi nhuận cao từ mảng bán BĐS và lợi nhuận phục hồi của mảng cho thuê bán lẻ, bù đắp cho các khoản lỗ EBIT từ mảng công nghiệp và khách sạn - nghỉ dưỡng. Dự báo EBIT năm 2023 đạt 12,06 nghìn tỷ đồng so với mức lỗ EBIT 7,7 nghìn tỷ đồng trong năm 2022.

• Giá trị định giá tổng của từng phần sử dụng thị giá hiện tại của VIC, VHM và VRE cho thấy các tài sản còn lại của VIC là VinFast, Vinpearl, Vinmec và VinSchool có trị giá khoảng 1,1 tỷ USD so với định giá của VCSC đối với các tài sản này là 1,4 tỷ USD. VCSC cho rằng yếu tố hỗ trợ của VHM và VRE dựa trên định giá của chúng tôi đối với 2 cổ phiếu này cũng khiến giá cổ phiếu VIC hiện tại trở nên hấp dẫn.

• Yếu tố hỗ trợ: Biên lợi nhuận từ HĐKD mảng công nghiệp tốt hơn dự kiến nhờ sản lượng xuất khẩu xe hơi cao hơn dự kiến.

• Rủi ro: Các đại dự án BĐS mới mở bán chậm hơn dự kiến; bàn giao xe chậm hơn dự kiến.

Triển vọng tích cực trong năm 2023 nhờ ghi nhận lợi nhuận từ mảng BĐS và sự phục hồi của mảng cho thuê bán lẻ và khách sạn – nghỉ dưỡng. VCSC kỳ vọng giá trị hàng bán chưa ghi nhận sẽ tăng mạnh từ dự án The Empire (chiếm 63% tổng giá trị hàng bán chưa ghi nhận đến cuối quý 3/2022, đạt 124,7 nghìn tỷ đồng) và triển vọng doanh số bán hàng tích cực của The Crown (1.000 căn nhà phố được chào bán vào ngày 10/10, với 80% nhận cọc sau 3 ngày) sẽ hỗ trợ doanh số mảng BĐS của VIC trong năm 2023. Ngoài ra, kỳ vọng mảng khách sạn – nghỉ dưỡng và cho thuê bán lẻ sẽ được hưởng lợi từ du lịch sau khi Trung Quốc nới lỏng hạn chế COVID-19 cũng như sự phát triển của ngành bán lẻ hiện đại.

VinFast đẩy mạnh sản xuất xe điện trong giai đoạn 2023-2024; tìm kiến cơ hội huy động vốn. VCSC dự báo lượng bàn giao xe trong các năm 2023/2024 sẽ tăng 20%/33% YoY, tương ứng đạt 30.000/40.000 chiếc, chỉ đến từ các mẫu xe điện. Kỳ vọng VinFast sẽ đẩy nhanh việc bàn giao các mẫu xe VF8 & VF9 cho 58.000 đơn hàng hiện tại tính đến cuối quý 3/2022, bên cạnh mẫu xe VF5 mới ra mắt (3.293 đơn đặt hàng trước trong 9 giờ đầu tiên sau khi mở bán). Dự đoán lỗ EBIT sẽ duy trì ở mức cao, trung bình khoảng 30 nghìn tỷ đồng/năm trong trung hạn do chi phí khấu hao cao để tăng quy mô sản xuất xe điện. Trong khi đó, VIC tiếp tục tìm kiếm các cơ hội huy động vốn để hoàn thành kế hoạch đưa VinFast trở thành nhà sản xuất xe điện toàn cầu thông qua cả huy động vốn vay và vốn chủ sở hữu. Kể từ đầu năm 2022, VIC đã huy động được 760 triệu USD từ các thị trường vốn quốc tế. Đáng chú ý, trong tháng 12/2022, VinFast đã nộp hồ sơ đăng ký theo mẫu F-1 lên Ủy ban Chứng khoán Mỹ để chuẩn bị IPO cho VinFast.

VIC thì không phải hô, hàng khủng, nó lên hay xuống không theo ý muốn của nhỏ lẻ!?

:+1:

Ko ăn thua! Với VIC, giá chỉ là khái niệm thôi. Đừng hào hứng quá.

quan sát thông tin thôi ạ, vic là hàng khó đánh vì nó dùng để tạo lập là chính