Dự thảo này sau khi được soạn thảo thì được yêu cầu lấy ý kiến rộng rãi từ các hiệp hội doanh nghiệp từ giữa tháng 5 đến ngày 06/06, chính vì vậy mà chúng tôi kỳ vọng sửa đổi có thể được ban hành trong nửa sau tháng 06/2023.
Điểm được được lưu ý trong dự thảo sửa đổi lần này nằm ở việc
- (1) thay đổi hệ số rủi ro tín dụng cho BĐS KCN chứ không dùng chung mức của BĐS nữa
- (2) quy định hệ số rủi ro áp dụng đối với các vay mua nhà ở xã hội
Cụ thể theo hình trên, tức chính sách áp dụng khuyến khích hệ thống cho vay đối với 2 lĩnh vực này.
- Nhóm BĐS KCN: khi sẽ được ưu tiên hơn về tính trọng số rủi ro so với nhóm BĐS còn lại, việc này giúp các doanh nghiệp này tiếp cận vốn vay ngân hàng dễ hơn trước.
- Nhóm BĐS có làm Nhà ở xã hội:
1. Ngân hàng có CAR thấp và đang cần tăng cho vay Nhà ở xã hội, nói thẳng ra là nhóm big4, nhóm này CAR gần tiệm cận mức tối thiểu nên để triển khai các gói tín dụng ưu đãi cho NOXH thì phải hỗ trợ big4 với CAR khi họ giải ngân
Về tác động cụ thể nó sẽ tác động đến hệ số CAR của các ngân hàng, CAR này hiểu đơn giản là Vốn tự có/Tổng tài sản có tính theo trọng số rủi ro.
2. Nhóm các doanh nghiệp BĐS có dự án NOXH, cái này sẽ tạo ra cú hích tạo đáy cho thị trường Bất Động Sản khi các doanh nghiệp này có thể tận dụng " Dòng tiền " từ đợt hỗ trợ để tái cơ cấu lại doanh nghiệp giống như thời điểm 10 năm về trước là giai đoạn 2012-2013 Chính phủ đã ban hành **gói tín dụng ưu đãi 30,000 tỷ đồng, với lãi suất chỉ 5-6% cho người mua nhà cũng như chủ đầu tư vay.
Các chủ đầu tư chuyển đổi rổ sản phẩm của mình ( Hình dưới )
Thị trường tạo đáy từ năm 2013
**Còn về phía các Ngân Hàng thương mại nhìn lại năm 2013, việc trích lập dự phòng không tăng mà còn giảm **
Khi hệ số rủi ro được điều chỉnh giảm xuống theo Thông tư số 36/2014/TT-NHNN, tỉ lệ cho vay BĐS trên tổng dư nợ tăng lên đáng kể, tuy nhiên, **việc trích lập dự phòng rủi ro cho vay không tăng lên mà có xu hướng giảm. ** Điều này cho thấy, việc thay đổi hệ số rủi ro tín dụng BĐS dường như không có tác động đáng kể trong việc trích lập dự phòng rủi ro ở các NHTM. Thêm vào đó, tỉ lệ vốn sở hữu trên tổng tài sản có xu hướng giảm theo thời gian trong khi tỉ lệ này so với các ngân hàng ở nước khác trong khu vực còn thấp.
Như vậy đây là sự support khá lớn cho nhóm BĐS KCN trong thời gian tới và khơi thông dòng tiền cho nhóm này để thúc đẩy mạnh vốn FDI vào VN cũng như tăng trưởng kinh tế hay còn một tên gọi khác đó là QE