Viên ngọc thô - PHỈ THÚY (phần 2)

  • Năm 2023, quy mô thương mại chiếm khoảng 61% tổng DT, sản xuất cốt lõi 36%
    image
    Đến Quý 1/2024: Mảng thương mại giảm còn 56%, sản xuất cốt lõi 41%

  • Nợ vay giảm:
    Nợ vay: Số liệu khá rõ ràng
    Quý 2/2023: Thanh toán 147 tỷ
    Quý 3/2023: Thanh toán 94 tỷ
    Quý 4/2023: Thanh toán 170 tỷ
    Qúy 1/2024: thanh toán 272 tỷ


Trong đó có phần được lưu ý: 1 phần vay nợ dài hạn trong Q4 đã chuyển sang vay nợ ngắn hạn do món đó sắp tới hạn thanh toán đã trở thành ngắn hạn tại: 19/11/2024 (470 tỷ trái phiếu).
Tình hình sử dụng trái phiếu và thanh toán thế nào bác check tại đây:
https://drive.google.com/drive/folders/1xPu6VAhQODbvqkEsazk3o27R4sfuYFhm
Số dư tiền mặt là nhiều, việc thanh toán trái phiếu này không phải là vấn đề.

  • Lợi nhuận từ tài chính chiếm một tỷ lệ khá nhỏ trong cơ cấu Lợi nhuận: Vd Q1 vừa rồi chỉ có khoảng 4.7% => Cái này không cần quá quan tâm.
  • Hiện tại AAA đang có 6 nhà máy hoạt động:

Và đang trong quá trình xây dựng Nhà máy số 8 như tôi nói bên trên.


Cùng với một số dự án khác: như mở rộng nhà máy bao bì công nghiệp An Vinh và sản xuất sàn nhựa An Cường.
Doanh thu của AAA dự kiến sẽ đi ngang với kế hoạch là 12k tỷ bởi quá trình chuyển đổi cơ cấu doanh thu, giảm cái biên lợi nhuận gộp thấp (khoảng trung bình 3-4.x% của mảng thương mại) sang mảng sản xuất 18.5% để tạo ra hiệu quả cao hơn như trong quý 1.
Bằng chứng:

  • Nếu bác cứ đi so sánh tốc độ tăng giấy với tốc độ tăng trưởng thì tôi đã giải thích bên trên rồi => Nó phải cần có thời gian và giờ mới chỉ là bắt đầu thấy sự hiệu quả này.
    Hãy nhìn cái hiện tại, quá khứ nó chỉ là cái đã xảy ra không có ý nghĩa.
1 Likes

Việc mua hay bán là việc bình thường của rất nhiều các cổ phiếu trên sàn. Nếu cần tôi kể bác nghe.

Bán 40tr hồi nào ? bác cho dẫn chứng ?
Mà cũng không thấy bác hỏi sao PYN Elite Fund lại mua trở thành cổ đông lớn mới vừa rồi nhỉ ?

1 Likes

Cụ này tìm hiểu kỹ đấy
Sang tuần join tí xem thế nào :smiley:

Tôi còn biết nhiều thứ khác nữa, có điều nó chưa chính thống và còn nằm trong kế hoạch của AAA nên không nói được

còn tầm soát ngành nhựa thì chưa thấy cụ nói :)).
image

1 Likes

Cụ không hiểu. Gỉa Bảo Ngọc đấy. Biết đâu cũng là giả bảo ngọc

2 Likes

Cái này ít thông tin bác có thể đọc tham khảo:
07:59 05/04/2024

Ngành bao bì hướng tới sản xuất thân thiện với môi trường

Vân Nguyễn

Bao bì là một trong những chất thải công nghiệp và sinh hoạt được thải ra nhiều nhất hiện nay. Hòa cùng xu hướng chung của thế giới, ngành bao bì Việt Nam đang có những sự chuyển mình vô cùng mạnh mẽ hướng đến phát triển xanh, bền vững…

Ngành bao bì đang dần hướng tới sản xuất thân thiện với môi trường. Ảnh minh họa

Hiện nay, bao bì là một trong những ngành công nghiệp quan trọng trong việc bảo quản, vận chuyển và phân phối hàng hóa. Theo dự báo của Market Research Future, tốc độ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) cho thị trường toàn cầu của bao bì nhựa là 3,6%, bao bì giấy là 4,7% trong giai đoạn 2023 - 2030.

Về thị trường bao bì nhựa Việt Nam, theo Mordor Intelligence dự kiến sẽ tăng từ 10,07 triệu tấn vào năm 2023 lên 15,09 triệu tấn vào năm 2028, với mức tăng trưởng hàng năm trung bình đạt 8,44% (2023 - 2028).

Trong đó, bao bì giấy dự kiến đạt mức tăng trưởng đáng kể, từ 2,37 tỷ USD vào năm 2023 lên 3,77 tỷ USD vào năm 2028, với mức CAGR là 9,73%. Đồng thời, bao bì cho ngành thực phẩm, đồ uống tiếp tục chiếm thị phần đáng kể.

Dù vậy, Việt Nam đang đối mặt với nhiều nguy cơ từ rác thải nhựa. Theo số liệu thống kê từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường, 0,28 triệu đến 0,73 triệu tấn trong số đó bị thải ra biển - nhưng chỉ 27% trong số đó được tái chế, tận dụng bởi các cơ sở, doanh nghiệp.

Trong đó, mỗi ngày các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM thải ra môi trường khoảng 80 tấn rác thải nhựa nhưng tỷ lệ rất nhỏ các sản phẩm bao bì nhựa được tái chế, điều này gây ảnh hưởng lớn tới môi trường và lãng phí không nhỏ cho nền kinh tế. Trong số, rác thải được thải ra thì bao bì là một trong những chất thải công nghiệp và sinh hoạt được thải ra nhiều nhất hiện nay.

Ngày nay, đứng trước thực trạng ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa tăng cao, người tiêu dùng có xu hướng sử dụng bao bì xanh thay thế nhằm đảo bảo sức khỏe và cải thiện môi trường sống.

Bà Chu Thị Vân Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA), cho biết hòa cùng xu hướng chung của thế giới, ngành bao bì Việt Nam đang có sự chuyển mình vô cùng mạnh mẽ hướng đến phát triển xanh, sản xuất xanh và bền vững. Đây cũng là một bước tiến quan trọng, không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn mang lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp và cộng đồng.

Bên cạnh đó, ngành công nghiệp bao bì đang chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ về cả chất và lượng, các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng bao bì đã và đang nhanh chóng nắm bắt xu hướng mới và điều chỉnh chiến lược phù hợp để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Đồng tình, ông Ben Wong, Tổng Giám đốc, Informa Markets Việt Nam cho rằng sự bùng nổ của đô thị hóa, chủ nghĩa tiêu dùng, nhu cầu thương mại sôi động và các dịch vụ giao hàng qua ứng dụng là bốn nhân tố chính đang thúc đẩy mạnh mẽ việc sử dụng bao bì.

“Những nhu cầu này đòi hỏi các giải pháp bao bì phải đáp ứng nhiều chức năng, như vận chuyển và lưu trữ sản phẩm hiệu quả, kéo dài thời hạn sử dụng, đảm bảo an toàn, đồng thời chuyển đổi sang vật liệu thân thiện với môi trường, thiết kế thuận lợi cho tái chế”, ông Ben Wong nhấn mạnh.

Thực tế, thời gian qua, đã có nhiều doanh nghiệp chủ động trong việc sử dụng bao bì tái chế. Đơn cử, Coca-Cola Việt Nam đã tiên phong trong việc áp dụng tuần hoàn bao bì tại Việt Nam thông qua việc với thiệu chai COCA-COLA™ được làm từ 100% nhựa tái chế vào tháng 9/2022, giúp giảm sử dụng hơn 2,000 tấn nhựa mới tại Việt Nam mỗi năm. Thông qua mối quan hệ đối tác cùng các nhà tái chế nhựa tại Việt Nam, Coca-Cola Việt Nam đã thu gom và tái chế tương ứng hơn 40% bao bì nhựa PET trong năm 2023.

Tương tự, Unilever Việt Nam cũng đã đạt 63% bao bì có khả năng tái chế hoặc dễ dàng phân hủy, đồng thời cắt giảm 52% lượng nhựa nguyên sinh trong sản xuất bao bì nhờ vào việc cắt giảm trực tiếp và sử dụng nhựa tái chế.

Hay sản phẩm hộp sữa NAN của Nestlé Việt Nam có muỗng và nắp sản xuất từ 66% nguyên liệu nguồn gốc thực vật. Viên nén cà phê Nestlé giảm bớt trọng lượng màng bọc; còn cà phê hòa tan đang hướng đến sử dụng bao bì đơn lớp, giúp việc tái chế sau sử dụng dễ dàng hơn…

Trong xu thế đó, Triển lãm Quốc tế lần thứ 17 về công nghệ xử lý, chế biến và đóng gói bao bì tại Việt Nam – ProPak Vietnam 2024 do Công ty Informa Markets Việt Nam tổ chức chính thức diễn ra từ ngày 03 – 05/04/2024 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), TP.HCM.

Triễn lãm là nơi để các doanh nghiệp ngành bao bì tìm kiếm máy móc, thiết bị, công nghệ đột phá mới nhằm tân tạo dây chuyền sản xuất, tối ưu hóa quy trình chế biến và đóng gói, mở rộng sản xuất, đồng thời đáp ứng các nhu cầu về phát triển bền vững.

Triển lãm ProPak Vietnam 2024 chào đón hơn 310 đơn vị trưng bày đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ như Ấn Độ, Đài Loan (Trung Quốc), Đức, Hàn Quốc, Hà Lan, Hồng Kông (Trung Quốc), Indonesia, Italy (Ý), Nhật Bản, Singapore, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Việt Nam,…

ProPak Vietnam 2024 còn quy tụ nhiều doanh nghiệp quốc tế nổi tiếng đến trưng bày như Heat & Control Ptd Ltd., công ty TNHH Ishida Việt Nam, công ty Cổ Phần MKT Group, công ty TNHH Complepack, công ty TNHH Thương Mại & Kỹ Thuật V.M.S, công ty TNHH Greenpacks Việt Nam, Mahatanee Industrial Co. Ltd, Beijing Hanlin Hangyu International Trading Co.,…

1 Likes

Tăng trưởng xanh đã trở thành xu thế tất yếu, là một hướng tiếp cận mới trong tăng trưởng kinh tế nhằm đạt được thịnh vượng toàn diện cho các quốc gia. Việt Nam đang tiếp tục đà đổi mới, đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, đề cao chất lượng và hiệu quả, đồng thời nỗ lực hết sức mình để phục hồi hậu COVID-19.
Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 được Chính phủ ban hành thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong thực hiện phát triển bền vững, thông qua các hành động thiết thực, cụ thể. Tại hội nghị Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu năm 2021 (COP26), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nêu cam kết của Việt Nam trong việc “sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ hơn nữa bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng ‘0’ vào năm 2050”.
Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường đã quy định nội dung về kinh tế tuần hoàn. Theo dự kiến, Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn sẽ được Thủ tướng Chính phủ ban hành trong năm 2023. Trong Diễn đàn Doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam (VCSF) 2021 với chủ đề “Hướng tới thập kỷ phát triển bền vững tốt đẹp hơn: Không để ai bị bỏ lại phía sau” cũng đã thảo luận những nội dung trọng điểm liên quan đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp gắn với kinh tế tuần hoàn. Từ đó cho thấy, để vừa phát triển kinh tế nhưng vẫn bảo vệ được môi trường, xu thế thế giới đã chuyển sang tiếp cận giải pháp mô hình kinh tế tuần hoàn thay thế cho mô hình kinh tế tuyến tính truyền thống; hướng tới phát triển sản xuất và tiêu dùng bền vững, tái tạo tài nguyên theo chu trình khép kín, nhằm giảm thiểu tối đa phát thải ra môi trường, mang lại giá trị kinh tế - xã hội.
Nhận thức rõ vấn đề này, cộng đồng doanh nghiệp nói chung, trong đó có Nhựa An Phát Xanh đã được xác định là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong nền kinh kế tuần hoàn. Việc xây dựng mô hình kinh doanh hướng đến phát triển bền vững không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp mà còn giúp doanh nghiệp duy trì lợi thế cạnh tranh và đà tăng trưởng. Trọng tâm trong chiến lược Chuyển đổi Xanh của Nhựa An Phát Xanh và các công ty con đó là Nguyên liệu Xanh, Sản phẩm Xanh và Khu công nghiệp Xanh. Ở mảng nguyên vật liệu, Công ty tiếp tục đẩy mạnh cải tiến công thức nguyên vật liệu xanh, tăng cường các đặc tính cơ lí hóa, giảm tiêu hao nguyên vật liệu và tiết kiệm năng lượng trong sản xuất. Ở mảng sản phẩm xanh, AAA đẩy mạnh mở rộng danh mục các sản phẩm tự hủy, nâng cao tỷ trọng bao bì tự hủy trong cơ cấu sản phẩm. Ở mảng khu công nghiệp, tiếp tục mở rộng và phát triển mô hình khu công nghiệp Xanh - KCN không khói, sử dụng hệ thống điện mặt trời và các hệ thống thoát nước thải đạt tiêu chuẩn. Thông qua từng bước triển khai chiến lược Chuyển đổi xanh, Nhựa An Phát Xanh và các công ty con đang hòa mình vào xu thế của thời đại, đáp ứng kì vọng ngày càng gia tăng của các bên liên quan về vai trò của doanh nghiệp trong việc phát triển nền kinh tế tuần hoàn.

Năm 2023, xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam giảm nhẹ so với năm 2022. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa Việt Nam trong năm 2023 giảm 5,7% so với năm 2022, đạt 5,18 tỷ USD. Xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam trong năm 2023 tuy còn gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng ngành nhựa Việt Nam đang có dấu hiệu chậm lại từ cuối năm 2022 do những ảnh hưởng từ tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu nói chung và tác động dai dẳng của đại dịch COVID-19 nói riêng. Tuy nhiên điểm sáng là ngành nhựa bắt đầu có xu hướng hồi phục kể từ tháng 10/2023.
image
Sản phẩm nhựa Việt Nam đã được tiêu thụ ở cả những thị trường có nền công nghiệp phát triển và yêu cầu cao trên thế giới như Mỹ, EU, Nhật Bản,… Ngành nhựa Việt Nam trong năm 2023 có nhiều cơ hội từ EVFTA. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa tới Mỹ trong năm 2023 đạt 2,2 tỷ USD, tương đương năm trước, chiếm 42% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam.
Về xu hướng ngành, các doanh nghiệp nhựa Việt Nam cần điều chỉnh sản xuất sản phẩm nhựa theo nhu cầu mới. Các sản phẩm “sạch” và “xanh” đang được ưa chuộng khi ngày càng nhiều người quan tâm tới môi trường. Từ các sản phẩm đóng gói bằng bao bì có thể tái sử dụng, tự hủy đến chai nhựa tái chế để đựng nước khoáng.
Ngành nhựa Việt Nam cần khuyến khích đầu tư các khu công nghiệp tái chế chuyên ngành nhựa; hỗ trợ, tư vấn cho các doanh nghiệp đầu tư tái chế nhựa theo hình thức liên doanh, liên kết có quy mô thích hợp, tái chế nhựa trên cơ sở đảm bảo an toàn môi trường theo chứng chỉ quốc tế, qua đó góp phần tạo ra giá trị gia tăng cao hơn, bảo vệ môi trường tốt hơn.
Tổng quy mô thị trường nhựa Việt Nam ước tính đạt 10.92 triệu tấn vào năm 2024 và dự kiến chạm mốc 16.36 triệu tấn vào năm 2029, với mức tăng trưởng CAGR là 8.44% trong giai đoạn 2024-2029 (Mordor Intelligence, 2023). Năm 2024, xuất khẩu nhựa dự báo tăng trưởng ở mức 4,4%.

An Phát Holdings khẳng định vai trò và đóng góp tại Diễn đàn do ESCAP Liên Hợp Quốc tổ chức

Ngày 29/2, tại Bangkok, Thái Lan, Tập đoàn An Phát Holdings đã tham dự Diễn đàn khu vực về chính sách thúc đẩy khu vực tư nhân trong Khoa học, Công nghệ và Đổi mới (STI) do Ủy hội Kinh tế và Xã hội châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP) trực thuộc Liên Hợp Quốc tổ chức với vai trò diễn giả, khẳng định vai trò doanh nghiệp dẫn đầu và đóng góp ý kiến trong việc giảm thiểu rác thải nhựa.

Đại diện Việt Nam trong phiên thảo luận “Hợp tác STI vì sự phát triển bền vững” trong khuôn khổ Diễn đàn, ông Lê Anh Minh – Giám đốc Ban Nghiên cứu và Phát triển (R&D) Tập đoàn An Phát Holdings đã trình bày những giải pháp ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường.

Ông Lê Anh Minh – Giám đốc R&D Tập đoàn An Phát Holdings trình bày tại Diễn đàn

Theo ông Minh, Tập đoàn An Phát Holdings với định hướng sản xuất xanh, hướng tới sự phát triển bền vững, đã nghiên cứu, tự phát triển nhiều công nghệ nhằm hiện đại hóa sản xuất như: chuyển đổi số cho từng công đoạn, liên tục cải tiến công thức sản phẩm giúp lượng phế liệu sản xuất đã gần như bằng 0, hay lắp đặt điện năng lượng mặt trời giúp giảm tải cho lưới điện và làm mát xưởng hiệu quả. Đó là một số những giải pháp trên con đường giúp An Phát Holdings hướng đến cân bằng carbon, tiến gần hơn tới sản xuất và phát triển bền vững.

Ông cho biết, mới đây, Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã cập nhật lại tiêu chí cho nhãn sinh thái với các tiêu chuẩn cụ thể cho các sản phẩm phân hủy sinh học và tái chế. Điều này giúp các sản phẩm này có khả năng cạnh tranh hơn trên thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển các sản phẩm xanh như An Phát Holdings.

Giới thiệu tại Diễn đàn, vị đại diện An Phát Holdings cho biết thương hiệu các sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn AnEco của Tập đoàn sau 2 năm lên sàn thương mại điện tử Amazon đã nâng doanh thu và lợi nhuận lên 3.183% từ năm 2021 – 2022, nhận được những phản hồi rất tốt và trở thành top những thương hiệu về túi phân hủy sinh học bán chạy nhất trên Amazon tại Mỹ vào cuối năm 2023 vừa qua. Điều này cho thấy các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường đang ngày càng được đón nhận và sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai.

“Chúng tôi vinh dự khi là doanh nghiệp được đóng góp ý kiến về STI trong phát triển bền vững tại Diễn đàn khu vực của ESCAP và An Phát Holdings vẫn sẽ tiếp tục những hoạt động nghiên cứu, phát triển và cải tiến cho các sản phẩm và quy trình sản xuất, góp phần giữ vững vị thế nhà sản xuất nhựa công nghệ cao và thân thiện môi trường hàng đầu khu vực Đông Nam Á để tiếp tục đóng góp vào công cuộc giảm thiểu rác thải nhựa trong khu vực nói riêng và thế giới nói chung”, ông Lê Anh Minh chia sẻ.

Diễn đàn khu vực về chính sách thúc đẩy khu vực tư nhân trong Khoa học, Công nghệ và Đổi mới (STI) do ESCAP tổ chức tại Bangkok, Thái Lan ngày 29/2/2024

ESCAP là tổ chức quốc tế lớn nhất khu vực với 53 thành viên chính thức và 9 thành viên liên kết, có trách nhiệm hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội và thúc đẩy triển khai Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc về Phát triển bền vững tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Diễn đàn khu vực về chính sách thúc đẩy khu vực tư nhân trong Khoa học, Công nghệ và Đổi mới (STI) nằm trong chuỗi hoạt động hỗ trợ tư vấn của ESCAP về các chính sách nhằm thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân vào STI. Mục tiêu Diễn đàn nhằm giới thiệu “Sổ tay về các chính sách thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân vào STI” được ESCAP phát triển cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách và những người thực hiện STI, sổ tay được phát triển phù hợp với Chương trình hợp tác khu vực Nam-Nam và Tam giác vàng về STI giữa Campuchia, Lào, Việt Nam và Thái Lan. Đồng thời, thảo luận về tương lai của các chính sách STI tại 4 nước trong khu vực, tập trung vào phát triển nguồn nhân lực thông qua sự tham gia của khối tư nhân, hỗ trợ chính sách cho tăng trưởng khởi nghiệp và hợp tác khu vực về STI.

cho hỏi sao cụ biết chi phí bán hàng giảm do chi phí vận chuyển

Bắt đầu trong năm 2023 thấy giảm mạnh đây này


Chi phí vận chuyển và xuất khẩu chiếm phần lớn trong chi phí bán hàng. Năm 2023 đã giảm tương đối mạnh so với năm 2022. Cùng trùng khớp với thời gian trong năm 2023 AAA dùng đường sắt để vận chuyển và xuất khẩu

1 Likes

Ở đây mình không khuyến nghị mua bán gì nhé. Các bác tự tìm hiểu, tự quyết định.

Cụ chủ pic cũng có nghiên cứu khá sâu về cp này đó thật giả thì tương lai mới biết dc bác kk.
Trước giờ dòng an phat luôn bị quy chụp pht ph cho cổ đông chiến lược và esop quá nhiều mà.
Năm nay chuyển biến chăng?
@Breakup 40tr ghi nhầm à hình chụp trên là 10tr đó bác

Bán cũng lâu rồi.
Nếu tới đây nhiều người có đăng ký mua thì bác cũng đừng hốt hoảng nhé :slight_smile:

1 Likes

Bác ơi mặc dù là quá khứ nhưng ko có quá khứ thì bác phân tích kiểu gì? Nguyên tắc bctc cũng vậy tất cả số liệu đều lập tại thời điểm báo cáo như vậy bc ra thì cũng là quá khứ chứ là gì?
Cái quan trọng trong đầu tư đơn giản lắm:

  1. Doanh nghiệp/ cp có đủ an toàn để mình đầu tư hay ko?
  2. Dư địa tăng trưởng trong tương lai.
    Vì bỏ qua cái an toàn mà chỉ đếm cua đã có lớp lớp ae trên sàn này trả trái đắng đâu xa đám aph này cũng đã rơi về giá 4-8k chứ đâu xa.
    Mình mặc dù ko ăn dày bằng ae x5 x10 nhưng khó chia 3 chia 5.
    Còn về hst aph thì tương lai trả lời năm nay ko pht mà lợi nhuận thực sự tốt ngành nghề tang trưởng rõ ràng, minh bạch thì chắc chắn giá cp nó lên cao thôi.
1 Likes

À mình chưa bao giờ mua cp nhóm này chỉ để biết thêm một số khía cạnh thôi nhé, thấy bác cũng khá am hiểu về hst nhà An Phát này

1 Likes

Đúng rồi bác. Phân tích quá khứ là quan trọng để định hướng và xác định được tương lai dựa trên số liệu quá khứ.
Hiểu rõ được bctc hiện tại , cũng như các hoạt động kinh doanh thì sẽ phần lớn xác định được hướng đi và phát triển của DN ra sao.

1 Likes

Nhóm hst này tự doanh sau lưng liên quan đến 1 CTy chứng khoán Vuxx khá là … nên đây cũng là 1 điểm lưu ý cho ae nhé, nhiều ae cũng đã ăn trái đắng với nhóm CP này đỉnh điểm là APh từ 60k về giá 3k :slight_smile:
Thôi đầu tư quyền của các bác bác chủ là người chắc lăn lộn với HST này quá nhiều hiểu bản chất của DN này rồi tớ chỉ là người cưỡi ngựa xem hoa lướt qua và thêm 1 vài note rủi ro trong qua khứ cho ae lưu ý thôi.
Cái quan trọng trên thị trường này là giữ được tiền

Bác tìm hiểu thêm xem sao, đúng là nhóm An phát tôi cũng thấy nhiều bác hình như ghét cổ phiếu này lắm. Nhưng mà nhóm An phát thì tôi nghĩ chỉ tập trung ở cổ phiếu AAA thôi, vì đây là DN cốt lõi nhất của họ An phát, nó là cty trọng tâm nhất trong sản xuất.