Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, theo đánh giá của Bộ Tài nguyên Môi trường, trữ lượng đất hiếm của Việt Nam vào khoảng 20,7 triệu tấn.
“Hiện Thủ tướng đang giao Bộ Tài nguyên Môi trường điều tra cơ bản đánh giá trữ lượng tổng thể. Hiện nay, theo số liệu của chúng tôi chúng ta có xấp xỉ 30 triệu tấn đất hiếm”, ông Khánh cho biết.
Theo Bộ trưởng, việc khai thác khoáng sản quan trọng đặc biệt là đất hiếm phải tính đến chế biến sâu, chế biến tinh tại Việt Nam, phục vụ cho công nghiệp chip và bán dẫn của Việt Nam, nghiên cứu xuất khẩu.
Thủ tướng cũng giao Bộ ngành, địa phương có tiềm năng phải tăng cường quản lý về đất hiếm, yêu cầu Bộ Tài nguyên Môi trường, các bộ ngành, các địa phương nhất là các địa phương có trữ lượng lớn khoáng sản như Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai tăng cường công tác quản lý về đất hiếm, tránh việc khai thác, buôn bán trái phép.
Phó Thủ tướng: Việc khai thác đất hiếm được Chính phủ chỉ đạo sát sao.
Phó Thủ tướng cho biết, tổng lượng đất hiếm ở Việt Nam chiếm 18% trên thế giới. Thực tế thị trường đất hiếm tăng khoảng 4%/năm kể từ năm 2014 đến nay do các nhu cầu sử dụng trong các lĩnh vực pin, nam châm, xe điện, ứng dụng vũ trụ.
Chào mừng các bạn đến với gia đình SGI VINA! Với kinh nghiệm hơn 25 năm sản xuất nam châm vĩnh cửu, chúng tôi đang tìm kiếm những cá nhân năng động và sáng tạo để tham gia vào đội ngũ của chúng tôi.
Tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội đang diễn ra, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng đã trình bày tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng. Đáng chú ý, đối với 5 chính sách đề xuất mới theo thực tế của thành phố có phát triển lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo.