Việt Nam- Nền Kinh tế thị trường

, , , , , , ,

Về mặt chính trị

Các mốc lịch sử quan trọng trong mối quan hệ Mỹ và Việt Nam (sau năm 75)

Các mốc lịch sử chính trị, ngoại giao giữa Mỹ và Việt Nam

Các mốc lịch sử liên quan đến thương mại, kinh tế giữa hai quốc gia

Tình hình công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường

DOC đánh giá tính chất “thị trường” hay “phi thị trường” dựa trên 6 yếu tố cơ bản:

  • Mức độ tự do chuyển đổi của đồng nội tệ;
  • Mức độ mà tiền lương được xác định bằng việc tự do thương lượng giữa người lao động và người quản lý;
  • Mức độ cho phép các liên doanh hoặc đầu tư nước ngoài;
  • Mức độ chính phủ sở hữu hoặc kiểm soát phương tiện sản xuất;
  • Mức độ kiểm soát của chính phủ đối với việc phân bổ các nguồn lực và đối với các quyết định về sản lượng và giá cả của các doanh nghiệp; và
  • Các yếu tố khác mà DOC cho là hợp lý.

Trên quan điểm của Hoa Kỳ: Nền kinh tế phi thị trường (Non-market economy – NME) là nước mà bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đánh giá là có nền kinh tế vận hành không theo nguyên tắc về chi phí và cấu trúc giá thông thường. => Việc đánh giá một quốc gia là nền kinh tế phi thị trường hay không sẽ khiến cho Bộ Thương mại Hoa Kỳ đưa gia các loại thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp lên các sản phẩm đến từ quốc giá đó.

Mặc dù các tiêu chuẩn để xác định nền kinh tế thị trường hay phi thị trường được qui định khá rõ ràng trong pháp luật Hoa Kỳ, nhưng những tiêu chí để đánh giá khi nào yếu tố đã được thỏa mãn thì lại không được xác định cụ thể. => Đôi khi việc công nhận tính chất của một nền kinh tế lại phụ thuộc khá nhiều vào quan điểm chủ quan của DOC.


Tính đến thời điểm hiện tại, có 12 quốc gia bị DOC kết luận là nền kinh tế phi thị trường.

Trong hai thập kỷ qua, Washington đã nhiều lần áp đặt thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với các sản phẩm của Việt Nam.

Hiện tại, có 72 quốc gia, bao gồm các nền kinh tế lớn như Canada, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, và gần đây nhất là Vương Quốc Anh đã chính thức công nhận nền kinh tế thị trường tại Việt Nam.

Chiều ngược lại, cũng chứng kiến không ít các luồng ý kiến phản đối. Ví dụ như các nhà sản xuất thép và các tập đoàn nông nghiệp của Mỹ như Hiệp hội chế biến tôm Mỹ (ASPA) bày tỏ quan ngại về tác động tiềm ẩn đối với các ngành công nghiệp nội địa của Mỹ vốn đang phải vật lộn với sự cạnh tranh từ hàng nhập khẩu của Việt Nam, và nhấn mạnh việt công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực hơn nữa đến các nhà sản xuất tôm nội địa. Các thành viên Quốc hội của Mỹ cũng phản đối. Khoảng 20 thành viên của Hạ Viện và một nhóm Thượng nghị sĩ phản đối, với lập luận rằng Họ lo ngại về vấn đề lương không đúng cơ chế thị trường, cùng với đó, hiện tại đang có rất nhiều hàng hóa Trung Quốc đến Mỹ thông qua Việt Nam.

Ý nghĩa chính trị

Những nỗ lực gần đây của Tổng thống Hoa Kỳ - Joe Biden nhằm tăng cường quan hệ với Việt Nam bằng việc thúc đẩy các bên liên quan tại Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường gặp không ít những khó khăn.

Có lo ngại hầu hết đến từ việc người Mỹ e ngại rằng hàng Trung Quốc sẽ đến Mỹ thông qua Việt Nam, điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sản xuất của người Mỹ. Bên cạnh đó, một trong những tổ chức lớn mạnh nhất của Mỹ đó là những nhà sản xuất thép cũng lên tiếng phản đối. Đơn vị này đóng một vai trò quan trọng trong bỏ phiếu tổng thống Mỹ, sự kiện sẽ diễn ra vào tháng 11 năm nay, khi mà các doanh nghiệp sản xuất thép chủ đạo nằm ở bang Pennsylvania, một bang chiến địa cho cuộc bầu cử, và hầu hết các ứng viên Tổng thống không muốn làm mất lòng cử chi tại đây.

Ở góc độ quốc tế, người Mỹ cũng lo ngại về tầm ảnh hưởng trong khu vực của Trung Quốc. Do đó, việc công nhận nền kinh tế thị trường đối với Việt Nam sẽ tạo ra một mối quan hệ gắn bó hơn, và là một chiến lược cân bằng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tạo ra. Ngoài ra, việc công nhận cũng đóng góp tới sự giảm thiểu trong các rào cản thương mại, giúp các doanh nghiệp của Mỹ xuất khẩu các hàng hóa và dịch vụ trở nên dễ dàng hơn và rẻ hơn khi tới Việt Nam.

=> Như vậy, có thể thấy, khả năng để Việt Nam được công nhận vẫn là có. Và việc thông qua của DOC sẽ giúp Việt Nam mở ra một chương mới trong phát triển kinh tế.

Nếu thành công, ở tương lai gần, các gã khổng lồ đã và đang đầu tư ở Việt Nam có thể mở rộng khoản đầu tư của họ hơn nữa như: Intel, Cargill, Nike, AES, Murphy Oil, First Solar, Boing và Apple (Mỹ) hay Samsung (Hàn Quốc). Ở tương lai xa có thể là Châu Âu. Mặc dù đã có những ký kết thông qua hiệp định thương mại tự do từ năm 2015, nhưng ngay thời điểm đó, người đại diện của phía EU cũng nhấn mạnh rằng, thông qua các hiệp định thương mại tự do không đồng nghĩa với việc công nhận Việt Nam như một quốc gia có nền kinh tế thị trường.

Tóm lại, việc được công nhận nền kinh tế thị trường giúp Việt Nam thu hút được nhiều vốn đầu tư FDI, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đưa Việt Nam tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi giá trị toàn cầu, cải thiện năng suất lao động, tránh được bẫy thu nhập trung bình và mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển, cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Về mặt kinh tế

Những tác động tới nền kinh tế Việt Nam

Hiện tại, Hoa Kỳ vẫn coi Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường. Trong trường hợp Hoa Kỳ tổ chức điều tra chống bán phá giá với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, Hoa Kỳ sẽ sử dụng giá trị của một nước thứ 3 (được coi là nền kinh tế thị trường) để tính toán chi phí sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam thay vì sử dụng dữ liệu thực. => Điều này khiến con số được tính toán ra có thể có biên độ phá giá lớn, khiến mức thuế chống bán phá giá VN phải chịu cao hơn.

Nếu trong tháng 7 năm nay Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, thì trong trường hợp bị điều tra, Hoa Kỳ sẽ lấy chính giá sản xuất của Việt Nam, phần nào phản ánh chính xác nền kinh tế trong nước hơn

BSC đánh giá, việc Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ có tác động tích cực trong dài hạn hơn là ngắn hạn.

Ảnh hưởng tích cực đối với xuất khẩu

Hiện tại Hoa Kỳ là quốc gia xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam với giá trị xuất khẩu năm 2023 đạt 97 tỷ USD, chiếm tỷ trọng ~30%.

=> Việc công nhận VN là nền kinh tế thị trường sẽ làm giảm rủi ro chịu thuế chống bán phá giá trong tương lai, giúp hàng hóa Việt Nam có cơ hội cạnh tranh công bằng hơn tại thị trường này.

Ảnh hưởng tích cực đối với tỷ giá

Xuất khẩu tăng góp phần làm tăng giá trị đồng nội tệ, đồng thời giúp SBV có thêm dư địa để sử dụng các biện pháp ổn định tỷ giá khi cần thiết.

Ảnh hưởng tích cực đối với dòng vốn FDI

Đa phần các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đều là doanh nghiệp FDI (tính đến tháng 12/2023, giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI đạt 355 tỷ USD chiếm hơn 73% tổng giá trị xuất khẩu).

=> Việc giảm thiểu rủi ro liên quan đến thuế chống bán phá giá sẽ tạo ra một sân chơi an toàn, lành mạnh hơn cho các doanh nghiệp. Bên cạnh xu hướng dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc, điều này cũng sẽ góp phần thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam hơn nữa.

Tác động đến ngành/ doanh nghiệp

Nói đi cũng phải nói lại, cuối cùng thì chúng ta sẽ hành động gì khi khả năng sắp tới Việt Nam được công nhận nền kinh tế thị trường? Cuối cùng vẫn là mua hay bán, ba chữ cái!


BSC có làm 1 bảng tổng hợp, anh em tham khảo nhé!

Tham khảo

Báo cáo chiến lược tuần thứ 3 tháng 5 năm 2024- BSC research
The countries listed below are non-market economy (NME) countries for purposes of Commerce’s application of the U.S. antidumping and countervailing duty laws.
Vietnam welcomes US Commerce Department’s consideration of market economy’s status for Vietnam: spokesperson
Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường thì mã cổ phiếu nào sẽ được hưởng lợi?

12 Likes

Vậy Việt Nam thân thiết với Mỹ hơn thì khả năng được xét là cao rồi

2 Likes

Chả biết được bác ạ! Khi nào có quyết định mới biết mà hành động

2 Likes

Việt Nam năm nay nhiều cái ngon quá nhỉ, nào là nâng hạng, nào là kinh tế thị trường, vốn FDI đỗ về

1 Likes

Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong thập kỷ tới.
Vĩ mô quốc tế ủng hộ, là điểm đến của nhiều gã khổng lồ công nghệ, công nghiệp
Dân số trẻ ở độ tuổi lao động, mức độ tiếp nhận công nghệ cao, sáng tạo
Chính quyền chủ trương mở rộng quan hệ quốc tế, tiếp nhận nhiều công nghệ, cải tiến
=> Việt Nam sẽ là quốc gia có tốc độ tăng trưởng tài sản nhanh nhất thế giới trong thập kỷ tới. Ai bỏ qua kênh chứng khoán là bỏ lỡ đại sống thời đại

1 Likes

Thiên thời- địa lợi- nhân hòa

Việt Nam có 10 năm để vươn mình trở thành con rồng châu Á

Chính trị Việt Nam bất ổn lắm ông ơi, suốt ngày cứ ghế xanh ghế đỏ đổi chỗ liên tục, làm sao mà kinh tế phát triển đươc

1 Likes

Tầm nhìn quốc tế sâu rộng ( Khâm Phục ) :slight_smile:

1 Likes

ghế xanh ghế đỏ gì thì cũng chung mục tiêu phát triển kinh tế, phát triển đất nước thôi bác! Bác nói chính trị VN không ổn định thì không đúng, chính trị Việt Nam rất ổn định là đằng khác! Nếu bác vẫn tư duy tiêu cực thì đầu tư không hiệu quả đâu.
Việc đấu đá chẳng ảnh hưởng nhiều đến thị trường chứng khoán, vì hầu hết các ông dính tới các lùm xùm đều là công ty nhà nước và không niêm yết, các ông cũng không có nhu cầu niêm yết để mua xanh bán đỏ làm gì cả vì giá vốn của các ông đấy gần bằng 0.

3 Likes

bác này có mấy topic khác biệt, chủ đề lạ, đọc không bị nhàm chán

3 Likes

lâu rồi không thấy bác @Tung_tom

1 Likes
1 Likes

TQ vẫn tìm đường xuất hàng sang Mỹ thôi. Mỹ thì nhu cầu tiêu thụ họ cực lớn

Bản tin sáng nay


Nhiều anh chị hỏi 1300 có vượt nổi không? Câu trả lời là có, nhưng không biết khi nào, chắc chắn là không xa! Ngắn hạn thì tâm lý, dòng tiền, là sự đánh giá của thị trường. Tuy nhiên trong dài hạn thì kinh tế Việt Nam như thế không có lý do gì không vượt cả!

bài này lên 1k lượt xem khi nào dị ta, nhớ lần cuối mình vào thấy có 300 :slight_smile:

1 Likes

Giảm phát ở Trung Quốc vẫn chưa cải thiện

Lạm phát ở Trung Quốc, giống như ở Mỹ, được các nhà đầu tư theo dõi chặt chẽ. Nhưng lý do thì ngược lại hoàn toàn: vì lạm phát hiện là quá thấp, chứ không phải quá cao. Số liệu công bố hôm thứ Tư có thể sẽ cho thấy giá sản xuất tại “cổng nhà máy” giảm trong tháng 5 so với cùng kỳ, đánh dấu lần giảm thứ 20 liên tiếp. Giá tiêu dùng có lẽ chỉ tăng khoảng nửa phần trăm.

Lạm phát thấp hoặc âm là dấu hiệu đáng lo ngại cho thấy nhu cầu yếu, vốn làm giảm vay mượn và đầu tư. Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã thận trọng trong phản ứng trước nguy cơ giảm phát. Họ có thể không muốn cắt giảm lãi suất một cách dứt khoát cho đến khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ thực hiện, bởi vì khoảng cách lãi suất rộng hơn với Mỹ có thể gây bất ổn cho đồng tiền của Trung Quốc. Nhưng Fed lại không vội vàng. Kết quả của hai trò chơi chờ đợi này là lạm phát của Trung Quốc có thể sẽ không tăng trở lại cho đến khi lạm phát của Mỹ giảm xuống.

2 Likes