# việt nam trước bức tranh trật tự thế giới mới

, , , , ,

VIỆT NAM TRƯỚC BỨC TRANH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI


Kết thúc chuyến thăm chính thức, Việt Nam và Hoa Kỳ ra Tuyên bố nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện và đề ra những phương án lớn cho hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới. Điều này cho thấy hợp tác giữa hai nước không chỉ được mở rộng mà còn đi vào chiều sâu và thực chất hơn.
Nhưng đằng sau những điều báo chí đang nhắc đến về việc “hưởng lợi”, thì thật chất đằng sau của việc hợp tác này là gì?
Mục lục [Ẩn]

1/ COMPREHENSIVE (Hợp tác toàn diện)

Đối tác chiến lược toàn diện là: Hai hay nhiều bên xác định gắn bó lợi ích lâu dài, hỗ trợ lẫn nhau và thúc đẩy sự hợp tác sâu rộng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực mà các bên cùng có lợi. Đồng thời hai bên còn xây dựng sự tin cậy lẫn nhau ở cấp chiến lược. (có thể hiểu đơn giản như này, 2 người lúc mới quen nhau và hơi ưng ý => đối tác chiến lược, nhưng khi dần có sự tin tương lẫn nhau hơn => nâng cấp lên đối tác chiến lược toàn diện).


Những nội dung chính trong phiên họp báo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

**2/ STRATEGIC (Chiến lược chủ động) **

Không phải hưởng lợi, mà là tận dụng mối quan hệ này một cách tốt nhất, để từ vừa đó thể hiện được sự độc lập tự cường của nước nhà, vừa có thể tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam theo một hướng sáng tạo, đổi mới dựa trên việc tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Thế thì chúng ta thấy rằng là **việc của chúng ta không phải là hưởng lợi. Chủ động vươn lên và tận dụng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu và phát triển ngành công nghiệp trọng yếu. **
Cách đây 5 năm, chúng ta không hề nghe đến các yếu tố này.
Nếu muốn phát triển bền vững trong tương lai, chúng ta bắt buộc phải chuyển đổi và đây là cú hít cực kỳ lớn. Cấu trúc nền kinh tế của chúng ta đa số là sử dụng tài nguyên sẵn có, lợi nhuận mạnh mẽ thì cũng đến từ những ngành mang tính trung gian như tài chính, ngân hàng, BĐS chứ ko có tạo giá trị thật cho xã hội.
**=> Hướng đến VN thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và hướng đến phát triển thu nhập cao. **
Chúng ta có nhiều tài nguyên và nhân lực rẻ. Quy mô dân số của chúng ta chuẩn bị bước đến giai đoạn vàng và đây sẽ là cánh cửa hoàn toàn mới khi chúng ta được tiếp cận với công nghệ nguồn của thế giới với việc thúc đẩy đầu tư từ nước ngoài.
Việt Nam và Mỹ trở thành đối tác chiến lược toàn diện thì tăng trưởng xuất nhập khẩu là chuyện đương nhiên. Hiện tại Mỹ là đối tác thương mại là số 1 của chúng ta, còn Việt Nam thì cũng là số 7 trong các đối tác thương mại của Mỹ. Nhưng chúng ta lại chưa nhận được nhiều sự đầu tư từ các doanh nghiệp Mỹ và sau cái tuyên bố này, đây có thể là một bước ngoặc.
**=> Chúng ta có khả năng góp mặt thêm vào chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu. **

3/ PARTNERSHIP (Đối tác thân thiện)

Có 2 yếu tố quan trọng cần chú ý tại mục này: 1) Friend – Shoring; 2) Economics Nationalism: Lợi ích kinh tế của một quốc gia

a. Friend – shoring (Người bạn – Bờ biển): Xu hướng Friend – shoring trong quan hệ ngoại giao Quốc Tế

“Chúng tôi tin rằng việc từ bỏ phương thức thương mại chỉ chạy theo chuỗi cung ứng rẻ nhất rất quan trọng. Hướng tiếp cận Friend – Shoring của chính quyền Biden nhằm mục đích kết nối sâu sắc hơn nền kinh tế của Mỹ với nhiều đối tác thương mại đáng tin cậy và xây dựng chuỗi cung ứng đủ chắc chắn để giảm thiểu rủi ro cho nền kinh tế chúng ta” – GS Janet Yellen, Bộ trưởng bộ tài chính Mỹ tuyên bố về chính sách Friend-Shoring vào cuối năm 2022.
Khi Covid xảy ra, điều trầm trọng nhất xuất hiện đó là đứt gãy chuỗi cung ứng, với xu hướng này sẽ giúp các nước đối tác của Mỹ giảm thiểu rủi ro đứt gãy như xưa và xây dựng một chuỗi cung ứng đủ chắc chắn và tin cậy hơn với các Quốc Gia có xu hướng Chính Trị thân thiện hơn.

b. Economics Nationalism: Lợi ích kinh tế của một quốc gia

Hiểu nôm na đây là hiện tượng một quốc gia cố gắng bảo vệ nền kinh tế của mình bằng cách giảm số lượng nhập khẩu và đầu tư từ các nước quốc gia.
Với tình hình hiện tại, tăng trưởng thương mại toàn cầu suy giảm, giá hàng hóa và dịch vụ trên thế giới đang tiếp tục đà tăng do nhà sản xuất của thế giới thắt chặt nguồn cung để bảo vệ thị trường nội địa của mình, điều này góp phần dự báo cho làn sóng lạm phát tiếp theo.
Nhưng tại sao tăng trưởng thương mại toàn cầu lại giảm?

  1. Nhu cầu trên thế giới suy giảm do tăng trưởng kinh tế kém => Đơn hàng giảm
  2. Nhiều quốc gia hạn chế xuất khẩu
  3. Các quốc gia có xu hướng tác động vào thị trường nội địa bằng cách: Bảo hộ thương mại nước nhà, Thương mại theo khối (trao đổi giao thương theo khối Quốc Gia riêng lẻ => Tự do thương mại suy giảm).

Điển hình là:



**Vì vậy, ngay lúc này việc thiết lập mối quan hệ thân sâu sắc và chặt chẽ với nhau sẽ là tiền đề cực vững chắc trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Và lúc này TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SẼ ĐƯỢC THIẾT LẬP. **
**Và việc Mỹ và Việt Nam thiết lập mối quan hệ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN là một cú hít lớn cho nước nhà chúng ta. **