Vietnam Airlines (HVN): Cất cánh trở lại sau thời kỳ "giông bão"
Sau những năm tháng khó khăn do đại dịch Covid-19, Vietnam Airlines (HVN) – doanh nghiệp đầu ngành hàng không Việt Nam – đang từng bước tái cấu trúc để tìm lại guồng tăng trưởng. Dù vẫn còn những vướng mắc về tài chính và pháp lý, nhiều tín hiệu tích cực đang dần hé lộ tương lai sáng hơn cho “ông lớn” hàng không quốc gia.
1. Tình hình tài chính hiện tại: Qua cơn bão ‘âm lỗ vốn chủ’, đón sáng tích cực lợi nhuận Quý 1/2025
- HVN có kết quả kinh doanh Q1/2025 ấn tượng, đánh dấu sự phục hồi sau giai đoạn khó khăn với 3 năm lỗ liên tiếp và âm vốn chủ sở hữu.
2. Những “phao cứu sinh” từ phía Nhà nước
- Quốc hội cho phép Pacific Airlines (công ty con) được xóa khoản nợ gần 4.300 tỷ đồng,
giúp đơn vị này có lãi đột biến 2.500 tỷ sau 4 năm lỗ. - Chính phủ ban hành Nghị quyết 110/NQ-CP cho phép HVN phát hành 900 triệu cổ phiếu (tương đương 9.000 tỷ đồng) trong giai đoạn 1 và tối đa 13.000 tỷ đồng ở giai đoạn 2.
- Việc tăng vốn sẽ giúp HVN chuyền vốn chủ sở hữu từ âm (hiện tại âm 5.854 tỷ) sang
dương, gỡ bỏ tình trạng kiểm soát đối với cổ phiếu.
Động lực tăng trưởng ngắn và trung hạn
Nhà ga T3 – Tân Sơn Nhất: “Phễu” lưu chuyển hành khách quy mô lớn
- Nhà ga T3 vừa khánh thành tháng 4/2025, nâng công suất sân bay Tân Sơn Nhất lên 50 triệu hành khách/năm.
- HVN và VJC được phân bổ khai thác chính – hai hãng chiếm gần 80% thị phần bay nội địa tại đây.
- Giả định HVN được phục vụ 10 triệu hành khách, doanh thu từ vận tải có thể tăng đến 43% – vì vận chuyển hành khách & hành lý chiếm đến 87% doanh thu của hãng.
Sân bay Long Thành – siêu cảng cho tương lai dài hạn
- Khi hoàn tất 3 giai đoạn, công suất lên đến 100 triệu hành khách/năm.
- Giai đoạn 1 dự kiến đưa vào hoạt động từ 2026, tạo nền tảng tăng trưởng dài hạn cho HVN.
Giá nhiên liệu giảm – Biên lợi nhuận phục hồi
- Trong bối cảnh chính trị Mỹ ổn định hơn dưới Trump 2.0, giá dầu đang duy trì ở mức 60–70 USD/thùng, giảm áp lực chi phí vận hành cho ngành hàng không.
4. Vai trò chiến lược quốc gia
- HVN đưoc coi là “Người được chọn” để góp phần cân bằng cán cân thương mại với Hoa Kỳ thông qua việc hoàn tất đơn hàng 50 máy bay Boeing 737 MAX, nhằm mở rộng mạng lưới bay ngắn và trung bình tại các thị trường trọng điểm như Đông Nam Á và Đông Bắc Á.
5. Tầm nhìn dài hạn: Đầu tư mở rộng đội bay
- HVN dự kiến đầu tư 50 máy bay thân hẹp và 10 động cơ dự phòng, tổng trị giá khoảng 3,7 tỷ USD.
- Kế hoạch này được kỳ vọng sẽ giúp hãng nâng cao năng lực cạnh tranh, bắt kịp tốc độ mở rộng các cảng hàng không trên toàn quốc.
HVN hiện vẫn mang dáng dấp của một doanh nghiệp “đang hồi phục” hơn là “tăng trưởng mạnh”. Tuy nhiên, với động lực từ hạ tầng hàng không, chi phí nhiên liệu giảm, cùng hỗ trợ từ chính sách Nhà nước, cổ phiếu HVN có thể trở thành cơ hội trung – dài hạn hấp dẫn, đặc biệt cho những nhà đầu tư sẵn sàng chờ đợi sự trở lại của “chú chim đầu đàn” trong ngành hàng không Việt Nam.
Chúc quý nhà đầu tư luôn tỉnh táo, kiên nhẫn và gặt hái được những thành quả xứng đáng trên hành trình đầu tư của mình!
Trân trọng,
Diệp Ngọc Linh - MBS
Vietnam Airlines cất cánh trở lại: Lợi nhuận kỷ lục, cổ phiếu HVN tăng vọt