Đại dịch Covid năm xưa đã biến HVN từ doanh nghiệp đầu ngành, giờ đây lại phải nổ lực hết mình để hồi sinh trở lại. Hiện tại HVN vẫn đang trong diện hạn chế giao dịch (chỉ giao dịch buổi chiều) do chậm nộp BCTC, cũng như “án treo” về khả năng sẽ bị hủy niêm yết do lỗ liên tiếp 3 năm và âm VCSH.
Đây là báo cáo tài chính 2024 của HVN. Chúng ta có thể dễ dàng thấy con số lỗ lũy kế là 33.6 nghìn tỷ, VCSH âm 9.3 nghìn tỷ. Nếu so với đầu năm, thì số lỗ này đã cải thiện hơn.
Có lẽ nhiều NĐT sẽ quan tâm rằng HVN có được ở lại sàn HOSE và sớm quay lại guồng tăng trưởng từ 2025 hay không…
ĐIỂM SÁNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1. Động lực từ nhà ga T3 & Sân bay Long Thành
- Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất:
Mới đây ngày 19/4, Nhà Ga T3 Tân Sơn Nhất đã khánh thành đưa vào hoạt động. Quy mô phục vụ khách nội địa của nhà ga này lên đến 20 triệu người, nâng tổng công suất khai thác ở sân bay Tân Sơn Nhất lên 50 triệu khách/năm. Đáng chú ý, nhà ga T3 sẽ được phân bổ cho Vietnam Airlines, Vietjet Air. Như vậy, hai hãng bay chiếm gần 80% thị phần các chuyến bay nội địa tại Tân Sơn Nhất và sẽ đồng loạt chuyển sang hoạt động tại nhà ga mới.
Doanh thu từ vận chuyển hành khách + hành lý chiếm tỉ trọng 87% doanh thu của HVN. Với công suất 20 triệu hành khách, và chỉ dành cho HVN và VJC, thì giả định HVN sẽ được 10 triệu hành khách (do trong quá khứ thị phần HVN VJC không chênh nhau nhiều).
Như vậy, dự phóng doanh thu HVN sẽ tăng 43% từ động lực của nhà ga T3.
Một số hệ số được cải thiện:
-
Hệ số ghế luân chuyển (ASK) 2025 kỳ vọng = 51 (+11% yoy)
-
Hệ số sử dụng ghế (LF) 2025 kỳ vọng duy trì ở mức = 82%
- Cảng hàng không quốc tế Long Thành:
Đây là siêu cảng với công suất lên đến 100 triệu hành khách/năm khi hoàn thành tất cả 3 giai đoạn. Năm 2026 sẽ đưa vào vận hành giai đoạn 1. Rõ ràng đây cũng là động lực lớn cho HVN trong tương lai dài hạn.
2. Biên lợi nhuận được cải thiện nhờ giá nhiên liệu giảm
Thời kỳ Trump 2.0 bắt đầu, giá dầu đã liên tục giảm mạnh và đang duy trì ở mức thấp (60 – 70 USD/thùng). Khả năng xu hướng này sẽ còn kéo dài trong nhiệm kỳ này của ông Trump. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp hàng không giảm bớt áp lực chi phí vận hành, qua đó cải thiện được biên Lợi nhuận gộp.
HVN SẼ THOÁT LỖ LŨY KẾ VÀ QUAY TRỞ LẠI GUỒNG TĂNG TRƯỞNG?
Các yếu tố kinh doanh đều khá sáng cho HVN năm nay, đặc biệt là triển vọng từ nhà ga T3. Bên cạnh đó, khả năng HVN sẽ ghi nhận thu nhập 1 lần từ tiền bồi thường động cơ máy bay là 500 tỷ. Dự phóng cả năm 2025 LN của HVN ước tính là ~4.000 tỷ.
Theo tôi, Core kinh doanh đã cải thiện, đáy lợi nhuận đã hình thành. Tuy nhiên, con số lợi nhuận năm nay chưa giúp HVN thoát lỗ lũy kế cũng như cải thiện tình trạng âm VCSH được… nếu không có phương án tài chính nào mới!
CÁC YẾU TỐ MỚI ĐƯỢC KỲ VỌNG
Việc hủy niêm yết là điều đang lo. Nhưng HVN vẫn còn các phao cứu sinh:
1. Dự thảo sửa đổi bổ sung 1 số điều của nghị định 155 về luật chứng khoán
Cụ thể, khoản mục hủy niêm yết bắt buộc đã được bổ sung quy định “Trường hợp đặc biệt cần duy trì niêm yết do Chính phủ xem xét, quyết định”. Như vậy, nếu được Chính phủ đồng ý, HVN sẽ ở lại HOSE và tiếp tục giao dịch
2. Động thái hỗ trợ từ nhà nước
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội cho phép Vietnam Airlines được chào bán thêm cổ phiếu. Quy mô tăng vốn tối đa 22 nghìn tỷ. Việc tăng vốn này giúp cải thiện tình trạng âm VCSH và đáp ứng các quy định về Luật Chứng Khoán
Đồng thời chủ trương Quốc hội cho phép Công ty thành viên của HVN là Pacific Airlines, được xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp tính trên các khoản nợ thuế phát sinh theo quyết định của cơ quan thuế có thẩm quyền, còn nợ đến ngày 31/12/2024…
TỔNG KẾT
Khó khăn đã qua, tương lại tươi sáng đang chờ đón. HVN có xứng đáng để đầu tư và kỳ vọng guồng tăng trưởng sẽ trở lại với DN đầu ngành này không?
Trân trọng.