Vinconship - Cơ Hội Bứt Phá Từ Cảng Biển và Kinh Tế Hải Phòng

Xu hướng dịch chuyển của dòng chảy thương mại kể từ 2025 sẽ tác động mạnh mẽ đến ngành cảng biển

  • Sự kiện bầu cử tổng thống Mỹ kết thúc với chiến thắng dành cho chính quyền Donald Trump là bước ngoặt hứa hẹn mở ra nhiều sự thay đổi của dòng chảy thương mại toàn cầu thời gian sắp tới. Nhiều chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ sẽ được Trump thiết lập thông qua việc áp đặt thuế quan cao đối với hàng hóa từ các nước châu Á (đặc biệt là Trung Quốc). Điều này có thể khiến các doanh nghiệp đi tìm kiếm các điểm sản xuất thay thế như Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia.

  • Sự thay đổi này là cơ hội và đồng thời cũng là thách thức lớn cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành cảng biển nói riêng trong giai đoạn sắp tới. Dòng chảy thương mại được tái định hướng qua Việt Nam có thể thúc đẩy lưu lượng xuất nhập khẩu, tăng nhu cầu vận tải qua các cảng lớn như Hải Phòng, Cát Lái, và Lạch Huyện nhưng cũng gây lên sức ép về cơ sở hạ tầng khi đòi hỏi ngành cảng biển phải nâng cấp cơ sở hạ tầng, năng lực quản lý và công nghệ logistics để đáp ứng khi nhu cầu bùng nổ. Đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam phải cạnh tranh mạnh mẽ với các cảng khu vực như Thái Lan và Malaysia để thu hút các dòng hàng hóa mới.

  • Cũng theo dự báo của FiinRatings, với những thay đổi lớn đổi cấu trúc các liên minh có thể ảnh hưởng lớn tới sản lượng xếp dỡ và hiệu suất cảng. Với vị trí thuận lợi nằm trên tuyến đường huyết mạch giao thương hàng hải quốc tế, ngành cảng biển Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để vươn mình thành trung tâm cảng nước sâu quốc tế khi các cảng của chúng ta sẽ tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Hải Phòng - Cửa ngõ đón đầu làn sóng tăng trưởng Xuất - Nhập khẩu

  • Theo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 10 tháng đầu năm 2024 đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ, với xuất khẩu tăng 14,9% và nhập khẩu tăng 16,8%. Cán cân thương mại thặng dư 23,31 tỷ USD, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Những kết quả này cho thấy Xuất - Nhập khẩu Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng tốt bất chấp các biến động kinh tế toàn cầu. Các dự báo GDP Việt Nam tiếp tục nối dài đà tăng trưởng sẽ là cơ sở quan trọng để kỳ vọng lĩnh vực Xuất - Nhập khẩu tiếp tục tăng trưởng. Việt Nam là quốc gia duy nhất có FTA với gần hết 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới, chính phủ luôn chú trọng đẩy mạnh hợp tác toàn diện và quan hệ hữu nghị với nhiều quốc gia để tăng cường hợp tác về thương mại.

  • Theo FiinRatings, dự báo tới 2030, sản lượng hàng hóa thông qua tiếp tục tăng 8,3-11,3% CAGR, chủ yếu đến từ kế hoạch xây dựng các cụm cảng mới tại khu vực Hải Phòng và Cái Mép – Thị Vải, cùng tăng trưởng nhu cầu hàng khô tại khu vực miền Trung.

  • Hải Phòng là khu vực được kỳ vọng là cửa ngõ đón đầu làn sóng tăng trưởng khi với vị trí thuận lợi gần Trung Quốc và vị thế đang ngày được nâng cao. Hải Phòng là nơi có diện tích khu công nghiệp lớn nhất miền Bắc (14 khu hiện hữu và 15 khu mới 6.200 ha). Sản lượng hàng hóa qua cảng vượt 170 triệu tấn năm 2023, chiếm 24% cả nước, và tiếp tục tăng trưởng mạnh năm 2024 nhờ kinh tế toàn cầu phục hồi.

  • Thành phố Hải Phòng đang triển khai hàng loạt dự án chiến lược để thúc đẩy vai trò trung tâm kinh tế vùng và cả nước. Dự án nạo vét luồng hàng hải Lạch Huyện, với chi phí 342 tỷ đồng, sẽ tăng khả năng tiếp nhận tàu lớn, cải thiện dòng chảy thương mại. Song song với đó là khu kinh tế ven biển 20.000 ha được định hướng thành trung tâm công nghiệp, logistics, và đô thị thông minh. Đặc biệt, thành phố còn đầu tư tuyến đường sắt kết nối cảng biển sẽ tối ưu hóa vận tải, nâng cao năng lực chuỗi cung ứng toàn diện. Đây sẽ là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp khai thác cảng biển có kinh nghiệm lâu năm như VSC.

VSC - Cơ hội bứt phá của ông trùm cảng biển Hải Phòng

  • Các cảng Hải Phòng chủ yếu khai thác hàng container nhờ các cảng có vị trí địa lý tốt, nằm ở hạ nguồn sông Cấm, có thể đón được tàu lớn có mức giá cao hơn đáng kể so với các cảng nằm sâu trong thượng nguồn. Với vị thế đứng đầu trong khu vực, Vinconship là doanh nghiệp hưởng lợi nhiều nhất từ xu hướng tăng trưởng của ngành cảng biển và vị thế của thành phố Hải Phòng.

  • Số liệu thống kê đến tháng 10/2024 cho thấy lưu lượng hàng hóa qua các cảng của VSC đang có dấu hiệu phục hồi trở lại kể từ Q2.2024 khi hiệu ứng mùa thấp điểm đã đi qua. Mặc dù tốc độ tăng trưởng còn khiêm tốn tuy nhiên đây là xu hướng chung của ngành khi ảnh hưởng bởi sự chậm lại của dòng chảy thương mại toàn cầu trong Q2.2024 do giá cước cảng biển duy trì ở mức cao.

  • Sự cạnh tranh mạnh mẽ về chất lượng dịch vụ và giá cước là luôn là bài toán khó cho hầu hết các doanh nghiệp ngành cảng biển. VSC đã và đang thực hiện chiến lược M&A để hoàn thiện để hoàn thiện hệ sinh thái nhằm mục tiêu tối thiểu chi phí vận hành. Đây là chìa khóa quan trọng để giúp VSC cạnh tranh được với các doanh nghiệp cùng ngành khi có dấu hiệu dư cung. Giá dịch vụ bốc dỡ container tại Hải Phòng có sự phân hóa rõ rệt tùy theo vị trí cảng. Cảng ở hạ nguồn như Nam Hải Đình Vũ, Vip Green có mức giá cao hơn, trong khi cảng ở thượng nguồn bị hạn chế bởi cầu Bạch Đằng có giá thấp hơn.

  • Viconship cũng vừa trở thành cổ đông lớn thứ hai của Vinaship sau khi nhận chuyển nhượng 12,76 triệu cổ phiếu, nắm giữ 40,01% vốn. Động thái này giúp củng cố hệ sinh thái logistics tích hợp của VSC. Đồng thời, Viconship được Bộ GTVT chấp thuận nạo vét, nâng cấp đoạn luồng hàng hải Hải Phòng (3,7 km) đạt độ sâu -8,5 m, tạo điều kiện cải thiện hiệu suất khai thác tại các cảng như Nam Hải Đình Vũ và Xanh VIP, nâng cao năng lực cạnh tranh với các cảng lân cận.

  • Các cảng của VSC cũng nằm trong danh mục các cảng được làm hàng của các liên minh và hãng tàu lớn. Điều này đồng nghĩa với việc tầng suất ghé các cảng Hải Phòng nói chung và VSC nói riêng của các liên minh tàu lớn sau khi thay đổi lại cấu trúc cũng sẽ tăng dần.

Tổng kết: Với vị thế của thành phố Hải Phòng, đà tăng trưởng của lĩnh vực xuất nhập khẩu và sự chuyển hướng của dòng chảy thương mại. VSC hứa hẹn sẽ có chu kỳ bức tốc đón đầu nhờ chiến lược cạnh tranh phù hợp và bền vững nhờ củng cố hệ sinh thái logistics để nâng cao năng lực cạnh tranh.

13 Likes

Cổ loãng quá. Làm ăn cơ bản tốt nhưng kéo ko lổi

5 Likes

Vẫn là phải chờ câu chuyện Trump sẽ điều khiển nền kinh tế thế nào ad nhỉ ?

1 Likes

Nếu CT thương mại Mỹ-Trung xảy ra thì sẽ thúc đẩy nhanh dòng chuyển dịch

2 Likes

Điều có thể khiến VSC bứt phá

1 Likes

Còn nếu không thì chắc sẽ khó có sự bứt phá

2 Likes

Các dự án hạ tầng trọng điểm tại Hải Phòng (như nạo vét luồng hàng hải Lạch Huyện, đầu tư đường sắt kết nối cảng biển, phát triển khu kinh tế ven biển) cho thấy nỗ lực của thành phố nhằm nâng tầm Hải Phòng thành cửa ngõ cảng biển quốc tế, đón đầu làn sóng tăng trưởng xuất nhập khẩu.

2 Likes

Dù có lợi thế vị trí địa lý và loạt chính sách hỗ trợ, doanh nghiệp cảng biển Việt Nam vẫn đối diện áp lực cạnh tranh với các cảng trong khu vực (ví dụ Thái Lan, Malaysia). Việc đẩy mạnh đầu tư hạ tầng, ứng dụng công nghệ logistics, và tối ưu chi phí dịch vụ sẽ là chìa khóa then chốt để tận dụng cơ hội từ làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu.

1 Likes

AD cho e hỏi những chính sách bảo hộ thương mại của Mỹ (đặc biệt thuế quan cao lên hàng hóa từ Trung Quốc) sẽ tạo ra tác động như thế nào đến lưu lượng hàng hóa chuyển hướng về Việt Nam, và đâu là những thách thức chính đối với hệ thống cảng biển nước ta để đón đầu cơ hội này?

3 Likes

Việc phát triển hệ sinh thái logistics khép kín thông qua các hoạt động M&A, như động thái VSC mua cổ phần của Vinaship, có vai trò như thế nào trong chiến lược cạnh tranh và mở rộng quy mô của doanh nghiệp cảng biển, đặc biệt khi thị trường đang có xu hướng dư cung và cạnh tranh gay gắt?

3 Likes

VSC mua cái cảng của thg GMD về xong gãy luôn tới giờ

4 Likes

Giờ phải làm gì để hoạt động cái cảng đó tốt hơn thg GMD chứ nhỉ ?

3 Likes

Thị trường thuận lợi thì cổ phiếu chắc sẽ ổn hơn :joy:

2 Likes

AD nghĩ là phải M&A mạnh hơn để tối ưu nguồn lực nè

2 Likes

AD thấy sẽ khá chậm, nhưng mà xét về góc độ ngành thì trung hạn ngành cảng biển vẫn ổn mà

2 Likes

Nếu Trump đánh mạnh vào thương mại TQ lần nữa thì dòng chảy thương mại vào quốc gia này sẽ dịch chuyển và chia đều cơ hội ra cho các quốc gia kinh tế biển ở ĐNÁ nói chung và Việt Nam nói riêng. Thách thức chính có lẽ là tốc độ phát triển chất lượng hạ tâng của VN không theo kịp các nước như Malai, Indo, Thái hay Sing … dẫn đến thu hút dòng chảy thương mại không bằng các quốc gia đó

4 Likes

vẫn đang downtrend khó mà chơi được

3 Likes

VSC còn giảm nữa

3 Likes

có khi giảm về 13-14

3 Likes

bắt đáy hả ad

2 Likes