Báo cáo vừa công bố vừa qua của VIX đã khiến chúng tôi khá bất ngờ với sự cách mà ban lãnh đạo sử dụng và phân bổ nguồn vốn vừa huy động được trong quý vừa qua. Như được biết, ngày 31/7 VIX đã chi trả cổ tức và bán ưu đãi theo tỷ lệ như hình 1 sau:
Tuy tăng vốn mạnh là vậy nhưng thay vì mạnh tay tăng dư nợ margin như các CTCK khác thường thấy thì VIX lại đem đi đầu tư phần lớn. Đây là điều làm chúng tôi khá “hoang mang” nên team sẽ phân tích cụ thể điều này.
Cụ thể, việc chia Cổ tức bằng cổ phiếu và Chia cổ phiếu thưởng chỉ là nghiệp vụ chuyển đổi từ Lợi nhận chưa phân phối sang Vốn điều lệ. Chỉ có việc Bán ưu đãi là thực tế làm tăng tiền và tăng Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Thực tế, sau khi tăng vốn và với lợi nhuận sau thuế Q3/24 trên 260 tỷ thì hiện tại Vốn chủ của VIX đã tăng mạnh từ 9.115 tỷ trong Q2 lên đến gần 16.000 tỷ trong Q3. Như vậy, với con số này thì VIX đã được lọt top các CTCK vó vốn điều lệ lớn nhất trên sàn chứng khoán hiện nay. (Hình 2)
Sau khi tăng vốn gần như với tỷ lệ 1:1 thì VIX được kì vọng sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh, gia tăng nguồn lực cho vay kí quỹ. Tuy nhiên, có lẽ do thị trường Q3 không quá khởi sắc nên VIX đã chưa gia tăng mạnh dư nợ margin. Có thể thấy dư nợ cho vay khách hàng tại Q3 là 4.223 tỷ - chỉ nhỉnh hơn một chút so với Q2 là khoảng 100 tỷ đồng. (Hình 3)
Phần lớn số tiền thu được từ việc tăng vốn vừa qua được VIX tăng cường vào nghiệp vụ đầu tư (ủy thác) và trái phiếu chưa niêm yết với giá trị tăng mạnh. Tổng vốn đầu tư cho hoạt động này tăng từ 5.438 tỷ từ đầu năm lên thành 8.726 tỷ khi kết thúc Q3/24. (Hình 4)
- Đối với mảng Ủy thác đầu tư, theo tìm hiểu của chúng tôi thì VIX đã kí hợp đồng với 1 bên thứ 3 và đẩy tiền cho bên này đi đầu tư thay mặt VIX. Báo cáo của VIX cũng không thuyết minh cụ thể về các mã cổ phiếu được ủy thác, hay về giá trị cụ thể nên team không đánh giá được cụ thể về chất lượng khoản ủy thác này. Hiện tại theo như báo cáo Q3 thì khoản đầu tư của VIX đang lãi 10% bất chấp thị trường chung thời gian vừa qua gặp nhiều khó khăn.
- Đối với mảng trái phiếu chưa niêm yết, công ty cũng không thuyết minh cụ thể nên team không đánh giá được danh mục trái phiếu mà VIX đang nắm giữ. Hiện tại, các nút thắt về trái phiếu vẫn đang còn tồn đọng nên chúng tôi cũng khó đánh giá được các trái phiếu này có an toàn để đầu tư hay không.
Như vậy, với bước đi này, chúng tôi cho rằng VIX đang hướng tới mô hình đầu tư thay vì làm dịch vụ như thời gian vừa qua. Nếu đọc kĩ Nghị quyết về việc triển khai Phương án phát hành thêm năm 2024 thì có thể thấy Ban lãnh đạo đã và đang đi theo định hướng nâng cao năng lực tự doanh và chỉ phân bổ một phần nhỏ vào miếng bánh margin. (Hình 5)
Tổng kết lại, với những số liệu trên cùng định hướng chuyển đổi sang hoạt động đầu tư làm chúng tôi thấy khá khó để đánh giá về triển vọng lợi nhuận của VIX trong thời gian tới. Có lẽ sẽ cần thêm thời gian để chúng ta thấy hướng đi này liệu có thật sự phù hợp trong bối cảnh thị trường hiện nay hay không. Thực tế, khi VIX công bố báo cáo Q3 thì giá cổ phiếu không lập tức giảm mà những phiên sau đó mới có nhiều biến động tiêu cực. Chúng tôi cho rằng hầu hết nhà đầu tư cũng đang rất thận trọng với VIX trong thời gian này.
Hình 6: giá cổ phiếu VIX 3 tháng trở lại đây.
Trên đây là một vài điểm chúng tôi nhận thấy có nhiều nghi vấn và cần chờ thêm các báo cáo kiểm toán có thuyết minh cụ thể hơn để đánh giá lại tình hình. Nhà đầu tư có cổ phiếu VIX trong tài khoản có thể liên hệ với chúng tôi để tư vấn chuyên sâu và cơ cấu khi cần.
———-Team LTBNM tổng hợp và phân tích ————-