VN cần có 1 phó thủ tướng thường trực phụ trách truyền thông!

Có niềm tin là có tất cả .
TTCK vừa qua có quá nhiều bất ổn chỉ vì nhiều tin đồn thổi phát tán !
Điều này rất bất lợi cho nền kinh tế cho sự ổn định vĩ mô và xa hơn nữa ảnh hưởng đến an ninh xã hội .
Để ổn định nền kinh tế ổn định XH cần có 1 chính phủ mạnh có khả năng mang lại niềm tin cho người dân .
Niềm tin chỉ có được trên cơ sở hành động và thông tin .Bởi vậy phải là 1 phó thủ tướng thường trực hành động đủ mạnh liên quan tới các bộ ngành để phối hợp giải quyết và xử lý cung cấp thông tin cho XH.
Và 1 phó thủ tướng thường trực phụ trách truyền thông đủ mạnh để người dân có niềm tin rằng lời nói và việc làm sẽ được thực thi :two_hearts:

1 Likes

Đúng đấy bạn, phụ trách viễn thông, truyền thông, … nói chung là tất cả những gì thuộc về thông

1 Likes

Khi được hỏi về việc thị trường chứng khoán giảm sâu dù tăng trưởng kinh tế lạc quan, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho rằng có nguyên nhân khách quan do lạm phát toàn cầu và nguyên nhân chủ quan từ chính sách tiền tệ trong nước…

Tại phiên họp báo Chính phủ chiều 29/10, báo chí đặt câu hỏi với Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi: Vì sao thị trường chứng khoán thời gian gần đây có nhiều phiên giảm sâu dù nền kinh tế ổn định?

Trả lời câu hỏi này, Thứ trưởng nhận định, vĩ mô nền kinh tế đang tiếp tục được giữ ổn định, đây là cơ sở để các doanh nghiệp tiếp tục hoạt động kinh doanh ổn định, tăng trưởng và ổn định thị trường chứng khoán. Nhưng diễn biến thực tế cho thấy, thị trường có sự điều chỉnh giảm, có phiên giảm sâu, hiện VN-Index dao động ở mức 1.000 điểm.

Theo ông Chi, tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ tình hình quốc tế và cả nguyên nhân trong nước.

Cụ thể, lạm phát thế giới rất cao, do đứt gãy chuỗi cung ứng từ ảnh hưởng của xung đột Nga - Ukraine. Hiện cuộc chiến này vẫn đang phức tạp, chưa có một dự báo lạc quan nào về sự kết thúc.

Ngoài ra thị trường chứng khoán khu vực và thế giới có những biến động rất mạnh như tại Mỹ, Nhật và các nước Châu Âu…cũng tác động liên thông đến thị trường chứng khoán Việt Nam.

Ở trong nước, chính sách tiền tệ, tài khoá thay đổi nhiều cũng tác động đến thị trường chứng khoán, ví dụ chính sách tăng lãi suất và quản lý chặt room tín dụng đã ảnh hưởng đến dòng tiền từ đầu năm đến nay. Hiện nay ngân hàng tăng dòng tiền để hồi phục chuỗi cung ứng, sản xuất, hạn chế đổ vào lĩnh vực chứng khoán.

“Dòng tiền vào chứng khoán giảm từ đầu năm tới nay để hướng tới các tổ chức tín dụng do lãi suất tăng, cũng như đưa vào sản xuất kinh doanh khi kinh tế hồi phục sau dịch Covid-19”, ông Chi nói.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Tài chính cũng khẳng định “tin vào sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán Việt Nam trên cơ sở ổn định vĩ mô của nền kinh tế”.

Đưa ra giải pháp, ông Chi nói rằng Bộ Tài chính sẽ tiếp tục giữ thị trường chứng khoán vận hành ổn định và an toàn trong mọi tình huống. Sẽ tăng cường minh bạch thị trường thông qua việc yêu cầu các doanh nghiệp công bố thông tin, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, “không trình bày nhiều, vi phạm là xử lý”.

Đặc biệt, theo ông Chi, sẽ tập trung nguồn lực tổ chức nhiều đoàn thanh kiểm tra, giám sát các công ty niêm yết, công ty chứng khoán, quản lý quỹ, nhà đầu tư giao dịch… phát hiện các vi phạm, xử lý và công bố công khai. Với các vụ việc nghiêm trọng sẽ chuyển hồ sơ sang Bộ Công an xem xét thêm, đặc biệt là các hành vi tung tin đồn thất thiệt.

Về lâu dài, Bộ Tài chính sẽ rà soát lại các quy định của pháp luật như Luật Chứng khoán, Nghị định 155 cũng như các văn bản hướng dẫn để sửa đổi, bổ sung những bất cập để thị trường chứng khoán thích ứng và phát triển bền vững.

Ngu Chi