Câu chuyện tín dụng và tỷ giá đang ngày càng nóng, nhưng rất ít người hiểu đc bản chất nên rất dễ bị mất phương hướng, và có thể chết trong đám loạn quân.
Áp lực lạm phát là gì ?? Là thực tế VND đã bị mất giá so USD , cũng như đa phần quốc gia khác mà thôi. Nhưng các nhà điều hành đang cố lái bằng cách bán usd dự trữ. Cách này giống như cứ treo cái cục lạm phát lên đầu… hàng ngày hàng tháng cứ dùng usd dự trữ để đỡ ko nó lại rơi xuống chứ nó ko giảm đc lạm phát tận gốc . Nó như chữa bằng thuốc giảm đau ngắn hạn , nhưng để lại những hậu quả lớn khác có thể nguy hiểm hơn ở tương lai như
1/ Bán mãi sẽ cạn ngoái hối, khi hết thì ko còn điều khiển đc kinh tế nữa, tiền mất giá ko phanh hàng trăm hàng nghìn %.
2/ Khi các quốc gia như Trung, Nhật, Hàn, ấn độ, Thái, indo và cả thế giới… tiền họ đều mất mạnh trong khi VND được neo nhân tạo giá cao, sẽ khiến dài hạn hàng hóa xuất khẩu ko bán được, nhập siêu, thâm hụt cán cân thương mại lớn, lại tạo áp lực lên tỷ giá và lạm phát… một cái vòng luẩn quẩn.
3/ Kinh tế vừa dính tàn phá covid còn quá yếu, bị siết thêm tín dụng thì rất dễ suy thoái. Thất nghiệp, phá sản tràn lan ( đừng nhìn vào con số tăng trưởng năm nay, bởi nó ko thật, ví dụ q3/2021 giãn cách GDP âm 6,2%, nên quý 3 năm nay có cao 1x% cũng không nhiều ý nghĩa, sang 2023 sẽ thấy đúng thực chất )
Chuyện gì đang xảy ra với ngân hàng mà ko đc nới tín dụng ?,
Bank ở VN đang quá tham lam, làm lấn hết sân của thị trường vốn TTCK, dư nợ tín dụng lên 124% GDP. khi covid xảy ra, bank hạ lãi suất tiền gửi nhưng đầu ra chả hạ bao nhiêu, tranh thủ hút máu dn ăn NIM cao, lãi khủng còn DN thì kiệt quệ, nợ xấu ngập lụt, hoãn mãi ko xử lí đc. Bây giờ cho bank tăng room thì lại tiếp tục đua lãi suất, bùng nợ xấu… mà tiền qua bank đến dn với giá cắt cổ nên chẳng lợi gì cho DN. Chính vì thế các nhà điều hành muốn ko tăng room bank mà phải đẩy đầu tư công, để tiền trực tiếp đi vào nền kinh tế, ko qua bank để giảm áp lực đua lãi suất, nợ xấu sau này
Nếu bơm mạnh qua bank bằng room tín dụng chỉ 1-2 năm lại dễ nổ như 2010-2011. Còn qua đầu tư công lượng tiền sẽ hấp thụ đc nhiều hơn , dài hơn mà ko nổ.
Tính cả tín dụng 14% + Đầu tư công thì tổng tiền cung ra vẫn ko kém , thậm chí hơn các năm trước, nhưng do đầu tư công bị chậm trễ nên gây ách tắc mạch máu ngắn hạn.
Hôm nay có tín hiệu tăng lãi suất điều hành, nhưng vẫn ko muốn tăng lãi suất đầu ra cho DN, thậm chí muốn giảm, đó là dấu hiệu tốt bóp bớt mồm ông bank lại. Tốt cho nền kinh tế.
Vấn đề bây giờ chúng ta hóng xem nếu bán đô nhiều quá mà ko kiềm đc tỷ giá, vỡ phòng tuyến sông cầu thì sao ?? sau quý 3 GDP lập đỉnh, các chỉ số vĩ mô lập đỉnh thì bắt đầu đi xuống, xuất khẩu quý 4 suy giảm… các hệ lụy bắt đầu lộ diện thì nhà điều hành sẽ lái thế nào tiếp ??