VND kỳ lân vượt biển?

Nghệ thuật giải ngân khi đầu tư cổ phiếu

Giải ngân trong chứng khoán là cả một nghệ thuật khi rót tiền đầu tư để mua một loại hay một danh mục chứng khoán nào đó. Nếu thành công sinh lời lớn, người ta còn ám chỉ việc giải ngân này để nhận xét khả năng của nhà đầu tư đó.

Tại sao có những nhà đầu tư cùng một cách đầu tư chứng khoán, cùng mua cùng một cổ phiếu, cùng giá mua, cùng giá chốt lời hay cắt lỗ nhưng hiệu quả đầu tư lại hoàn toàn khác nhau ?

Điều đó cho thấy hiệu quả đầu tư không chỉ liên quan tới giá mua bán mà còn phụ thuộc rất lớn vào cách giải ngân.

Ví dụ: Nhà đầu tư A và B cùng mua cổ phiếu XYZ lần 1 tại 1 mức giá, nhà đầu tư A giải ngân lần đầu 9/10 danh mục, nhà đầu tư B chỉ mua 2/10 danh mục. Cổ phiếu ZYZ tăng 20% và cả 2 đều mua tiếp cổ phiếu này, nhà đầu tư A mua nốt 1/10 trong khi nhà đầu tư B quyết định giải ngân 9/10 danh mục. Cả 2 nhà đầu tư đều cùng chốt lời khi giá cổ phiếu XYZ tăng 30% so với lần mua đầu tiên.

Rõ ràng ở ví dụ trên, chúng ta thấy nhà đầu tư A và B đều giống nhau ở thời điểm mua và giá mua, chỉ khác nhau ở tỷ lệ giải ngân ở những lần khác nhau.

Nhà đầu tư A rõ ràng cho kết quả tốt hơn nhà đầu tư B do giải ngân phần lớn danh mục ở lần thứ nhất. Và nếu ở trường hợp ngược lại giá cổ phiếu XYZ giảm, rõ ràng nhà đầu tư A sẽ thua lỗ nhiều hơn nhà đầu tư B.

Ví dụ trên mới chỉ nhắc đến việc mua bán cùng một loại cổ phiếu. Nếu đứng trên góc độ danh mục đầu tư, sự phân bổ vốn vào các cổ phiếu khác nhau trong danh mục mang đến hiệu quả đầu tư khác hẳn nhau dù có thể cùng thời điểm và mức giá mua bán.

Hiệu quả của đầu tư chứng khoán phụ thuộc rất lớn vào cách thức giải ngân

Nghệ thuật giải ngân (position sizing) trong đầu tư chứng khoán được ví như nghệ thuật giữ thăng bằng của người đi trên dây, họ phải cân bằng được giữa rủi ro và lợi nhuận đồng thời vừa phải tiến về phía trước.

Nghệ thuật giải ngân là được hiểu là cách thức mua bán cổ phiếu với một tỷ lệ nào đó ở những lần khác nhau sao cho đạt hiệu quả cao nhất về lợi nhuận và hạn chế thấp nhất rủi ro.

Những nhà đầu tư kinh nghiệm họ đã biến những kỹ năng giải ngân thành một phản xạ một cách tự nhiên, trong khi đó những người mới tập đi chắc chắn không tránh khỏi những bỡ ngỡ và những lần bước hụt.

Bất cứ ai đi trên dây từ điểm A đều muốn nhanh chóng đi tới điểm B thay vì loanh quanh một chỗ hoặc ngã xuống phía dưới. Tuy nhiên việc cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận là điều không đơn giản.

Bài viết này không nhằm đưa ra một cách thức giải ngân hoàn hảo, bởi sự cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận hoàn toàn phụ thuộc vào mỗi nhà đầu tư, mỗi tổ chức đầu tư trước khi tham gia vào thị trường.

Bài viết này giới thiệu một số cách thức giải ngân thường gặp, sự phối hợp giữa các cách thức giải ngân để đạt hiệu quả cao nhất có thể trờ thành một nghệ thuật giải ngân.

(1) Giải ngân theo chiều giá lên

Đây là cách thức giải ngân phổ biến trong đầu tư theo xu hướng (trend follow), theo đó nhà đầu tư sẽ tăng tỷ lệ đầu tư vào chứng khoán khi giá cổ phiếu tăng lên một mức cao mới.

Phần lớn sẽ chọn thời điểm là những điểm đột biến về giá và khối lượng (eak out) để gia tăng thêm tỷ trọng đầu tư.

Tỷ lệ giải ngân tại các thời điểm cũng rất đa dạng, có thể là một lần duy nhất, chia làm 2,3 hoặc nhiều lần

(2) Giải ngân theo chiều giá xuống

Cách thức này ngược lại với cách trên, nhà đầu tư mua vào khi giá cổ phiếu điều chỉnh hoặc đi xuống với kỳ vọng mua cổ phiếu ở mức giá rẻ hơn.

Hoạt động này một số nhà đầu tư còn gọi là hoạt động bắt đáy cổ phiếu. Tỷ lệ giải ngân cũng rất đa dạng như ở trên.

Những người giải ngân theo chiều giá xuống đều đánh cược rằng cổ phiếu sẽ tiếp tục tăng giá trong thời gian gần, việc giải ngân theo cách này sẽ làm giảm giá vốn và thu được lợi nhuận cao nhất.

Tuy nhiên một số không ít nhà đầu tư dù có kinh nghiệm khi sử dụng biết pháp này đã rơi vào bẫy tâm lý của chính mình, giá cổ phiếu không ngừng giảm và rơi quá mức tính toán hồi phục khiến cho việc xử lý cutloss trở lên khó khăn.

(3) Giải ngân theo thời gian

Trong bài hướng dẫn tiết kiệm bằng cổ phiếu tôi có nói về phương pháp giải ngân theo một khung thời gian cố định với một lượng tiền cố định mà không cần phải quan tâm nhiều đến diễn biến giá cổ phiếu.

Cách giải ngân này có tên là Dollar Cost Averaging (DCA).

Tuy nhiên cách giải ngân theo thời gian có thể linh hoạt về mặt tỷ lệ giải ngân tùy vào dự báo của nhà đầu tư về xu hướng cổ phiếu và của thị trường.

(4) Giải ngân theo tỷ trọng tăng hoặc giảm dần ở những lần khác nhau

Nhà đầu tư thường được biết đến cách giải ngân này bằng tên gọi Kim tự tháp, theo đó ở những lần giải ngân sau sẽ lớn hơn hoặc nhỏ hơn lần giải ngân trước đó.

Jesse Livermore rất nổi tiếng với chiến lược giải ngân kim tự tháp ngược, theo đó những lần giải ngân sau đều lớn hơn lần giải ngân trước đó khi diễn biến giá cổ phiếu ông nhận định diễn ra như dự báo.

Khó có thể kết luận được phương pháp giải ngân nào ưu việt và hiệu quả hơn, ở mỗi thời điểm mỗi cách thức có thể mang lại những hiệu quả khác nhau.

Cách thức giải ngân của Phương pháp đầu tư Cổ phiếu Mạnh là sự kết hợp, phối trộn giữa hai cách giải ngân đầu tiên để đạt được hiệu quả tốt.

Có thể sẽ mất rất nhiều thời gian, nhiều lần thử nghiệm để bạn tạo ra nghệ thuật giải ngân cho chính mình nhưng điều đó hoàn toàn đáng giá.

Hơn ai hết bạn là người hiểu rõ nhất về sự cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro của chính mình.

Và điều quan trọng nhất với bất cứ nghệ thuật giải ngân nào đó là sự tiến lên phía trướ