Vni-ndex chinh phục 1300 điểm trong quý I tại sao không?

, , , ,
                         VNINDEX CHINH PHỤC 1300 CUỐI QUÝ I TẠI SAO KHÔNG?

I, Tổng quan thị trường
1, Chỉ số VNIndex

Tính từ ngày 2/01/2024 đến nay ngày 28/02/2024 VNI tăng 124 điểm (1130-1254) khối lượng TB/phiên trên Hose đạt 18 ngàn tỷ đồng. Điểm số này đạt được sau 56 ngày chủ yếu dựa vào sự tăng trưởng của ngành Bank và BĐS KCN, 3 phiên gần đây có sự trợ giúp của các CP họ nhà VIN, chứng khoán, ngành hàng hoá… Vậy nếu cuối quý I tức còn hơn 30 ngày liệu thị trường có tăng được 46 điểm nữa (3,7%) hay không? Nhóm ngành nào sẽ gánh vác việc đó?

2, Vĩ mô thế giới và Việt Nam
a, Thế giới:

  • Chính trị: Cuộc chiến tranh Nga- Ucraina đần đi vào hồi kết, xung đột Israen- Hamas không lan rộng, nền kinh tế các nước đang gặp khó khăn và sắp đến kỳ bầu cử nguyên thủ quốc gia các nước lớn nên tình hình chính trị sẽ tạm ổn định
    * Kinh tế: - Kinh tế Mỹ chính thức xác nhận hạ cánh mềm, tốc độ tăng trưởng tốt, lạm phát đang giảm dần, chỉ số DXY giảm. FED bắt đầu vào chu kỳ cắt giảm lãi suất (dự kiến vào cuối tháng 5)
  • Nền kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm nhưng không rơi vào suy thoái như dự báo. Lạm phát đang giảm dần, dự báo nửa cuối năm 2024 bắt đầu vào chu kỳ cắt giảm lãi suất.
  • Kinh tế Trung Quốc và Nhật Bản tăng trưởng trở lại vào quý 4/2023…

b, Việt Nam

*** Chính trị:**

Việt Nam là một nước có nền chính trị ổn định hàng đầu thế giới

*** Kinh tế:**

  • Kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt (GDP 2023 tăng 5,05%)

  • Thu hút vốn FDI tốt (vốn đăng ký 2023 là 38 tỷ USD)

  • Đầu tư công mạnh (700 ngàn tỷ 2023)

  • Lãi suất giảm vào vùng thấp nhất lịch sử

  • Lạm phát và tỷ giá được kiểm soát dưới mục tiêu

  • Chỉ số PMI tháng 12/2023 và nửa tháng 1/2024 đạt trên 50

  • Nền kinh tế qua đáy suy giảm, đang vào pha phục hồi

  • Ký hiệp định hợp tác song phương và đa phương với nhiều nước và tổ chức trên thế giới

3, Đánh giá các ngành Trong số 5 ngành là trụ cột chính của thị trường gồm Bank, BĐS, Dầu, Chứng, Thép. Hiện chỉ có 1,5 ngành tăng đó là Bank và BĐS KCN
a, Bank:

Bank là ngành có vốn hoá lớn nhất thị trường (chiếm 35%) thời gian qua có nhịp tăng rất tốt cả về điểm số lẫn khối lượng. Mã tăng nhiều nhất tính từ nền giá là MBB với mức tăng 23% (ước tính Bank kéo 2/3 chỉ số). Đa số các cổ phiếu Bank đã tíc nền hơn 1 năm nên việc tăng 20-25% mới chỉ là sóng đầu, cần thêm thời gian tích lũy để tạo sóng 2. Với xung lực tăng như vậy và xuất phát từ vùng định giá rẻ nhất trong nhiều năm thì khả năng Bank còn tăng nhẹ từ nay cho tới hết quý 1, từ nay đến đó chủ yếu tăng các mã bên dưới, các mã đã tăng nhiều thì thiên về tích luỹ đi ngang. Nhiệm vụ của Bank hiện nay là duy trì đi ngang sideway up để duy trì điểm số

b, BĐS:
-
Với BĐS KCN sóng tăng mới chỉ là khởi động, mã tăng nhiều nhất là GVR tăng 20 điểm từ khi bứt nền nên chưa tăng hết sóng 1 (1 sóng thường tăng 25-30 điểm). Với trend tăng như sóng BĐS KCN thì ít nhất phải đạt 2 sóng rồi mới đến nhịp điều chỉnh (tăng 50%)

  • Với nhóm BĐS còn lại chỉ có một vài cổ phiếu vượt đỉnh như NTL mới tăng được 18% tính từ ngày 02/01, các mã còn lại đa số đang tích nền khá chặt, thời gian tích nền từ 6-12 tháng, một số CP kênh trên đang tes cung chờ vượt đỉnh như NLG, PDR, CTH, TIR (khả năng bứt phá trong tuần tới) các CP trụ trong nghành chủ yếu là họ VIN và NVL thì đang ở vùng đáy mới có dòng tiền vào mạnh xác nhận tạo đáy bứt lên được 5 phiên. Dư địa để dòng BĐS tăng trưởng còn rất nhiều góp phần đưa chỉ số VNI lên 1290 (BĐS định giá thấp, lãi suất thấp, thanh khoản cải thiện, Luật đất đai 2024 sữa đổi…)

c, Dầu khí:
Dầu khí là ngành có thời gian tích nền khá lâu (TB 7 tháng), nhìn chung các CP vẫn đang giai đoạn tích nền khá chặt. Hiện mới có 2-3 CP có dòng tiền vào mạnh trong đó mới chỉ có PVD tiệm cận biên trên đỉnh hộp. Như vậy để Dầu khí có sóng ngành cần thời gian 1-2 tuần nữa. Với thời gian tích nền TB 7 tháng thì việc khi có sóng ngành tăng 25-30% là bình thường.

d, chứng khoán Chứng khoán là ngành có vốn hóa trung bình nhưng là đại diện cho cả thị trường chứng khoán, thị trường chung tăng thì ngành chứng khoán tăng. Trong quý 4/2023 chứng khoán là ngành có lợi nhuận top đầu thị trường, trong quý I/2024 thanh khoản tăng, nhiều dòng tăng nên lợi nhuận từ cho vay Margin và hoạt động tự doanh sẽ tốt. Thời gian tích nền của TB các cổ phiếu chứng khoán là 6-7 tháng. Gần một nửa cổ phiếu vốn hóa lớn tiệm cận đỉnh trung hạn hoặc đã vượt đỉnh là BSI, APG, HCM, MBS, FTS, VDS. Năm 2024 chứng khoán được hưởng lợi nhờ lãi suất thấp, hệ thống KRX đi vào hoạt động, nâng hạng thị trường, VNI đang vào uptrend nên việc dòng chứng khoán tăng 25-30% trong ngắn hạn, 50-60% trong năm 2024 là bình thường. Dự phóng chứng khoán sẽ bắt đầu tăng từ tuần sau

e, Thép:
Thép là ngành có KQKD phục hồi từ đáy trong quý 4/2023, dự phóng trong năm 2024 sẽ có tăng trưởng tốt nhờ BĐS ấm lên, đầu tư công vào giai đoạn XD cơ bản nhiều, vốn FDI vào lớn, kinh tế phục hồi. Hiện các cổ phiếu đã tích nền TB được 6-7 tháng, trong số 8 mã đủ thanh khoản giao dịch thì có 4 mã lớn giá đã tiệm cận hoặc vượt đỉnh trung hạn. Việc cổ phiếu Thép tích nền thêm 1 tuần rồi vào sóng là khả thi. Việc tích nền 6-7 tháng với triển vọng tốt trong năm 2024 thì ở sóng đầu của Thép có thể tăng từ 20-30%, hết năm 2024 có thể tăng 50-60%.

III, Kết luận

1, Vĩ mô thế giới và Việt Nam đang tốt dần lên hỗ trợ cho VNI tăng
2, Kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt năm 2024 (mục tiêu GDP tăng 6,5%)

3, Lãi suất về vùng đáy lịch sử hỗ trợ cho DN và thị trường chứng khoán tăng trưởng

4, Đa số các ngành tích nền trên 6 tháng, mới chỉ có 1,5 ngành vào sóng các ngành còn lại đã có dòng tiền vào, và có khá nhiều cổ phiếu trong ngành tiệm cận hoặc đã vượt đỉnh trung hạn

5, Để VNI về 1300 cần tăng 46 điểm (3,7%) vào cuối quý 1 là khả thi
Video phân tích chi tiết bên dưới, các bạn vào xem thấy hay cho mình 1 like và giới thiệu cho người thân, bạn bè cùng xem nhé!

Chắc không cần đến cuối tháng 3 đâu bạn, với đà này 3 tuần là tới đích rồi

1 Likes

Còn 30 điểm nữa chắc mất 2 tuần nữa là chinh phục 1300

VNI vượt 1300 trong tuần này đúng như dự phóng cách đây 1 tháng