Tổng cục thống kê (GSO) vừa công bố số liệu kinh tế Việt Nam tháng 8 và 8 tháng đầu năm 2024, trong đó có vài điểm đáng chú ý:
(1) Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 08 tăng 2% mom, tăng 9.5% yoy. Tính chung 08 tháng, IIP tăng 8.6% yoy
(2) Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng RSI tháng 08 tăng 7.5% yoy. Tính chung 08 tháng tăng 7.9% yoy
(3) Chỉ số CPI tháng 08 duy trì đà giảm so với tháng trước, tăng 3,45% yoy. Bình quân 08 tháng, tăng 4.04% yoy. Lạm phát cơ bản tăng 2.71% yoy
(4) Xuất khẩu tăng 3.7% mom, tăng 14.5% yoy. Nhập khẩu tăng 2.4% mom, 12.4% yoy. Cán cân thương mại xuất siêu 4.53 tỷ USD tháng 08. Tính chung 08 tháng là 19.07 tỷ USD
(5) Vốn đầu tư từ nguồn NSNN tăng 1.3% yoy. Tinh chung 08 tháng, bằng 47.8% kế hoạch, tăng 2% yoy (cùng kỳ bằng 48.6%)
=> Nhìn chung số liệu cho thấy sự hồi phục kinh tế Việt Nam vẫn đang diễn ra tuy tốc độ có chậm lại, lạm phát chưa có gì đáng lo ngại. Việc tỷ giá hạ nhiệt và NHNN (SBV) quyết tâm thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% trong năm nay (tính tới tháng 8/2024 tín dụng chỉ mới tăng 6.63%) sẽ là động lực lớn giúp thanh khoản trở nên dồi dào, nếu tín dụng đẩy ra không đến từ nhu cầu của nền kinh tế thực mà là mục đích để chạy số liệu cho đẹp thì khả năng dòng tiền sẽ tìm kiếm cơ hội ở những kênh ngắn hạn có tính thanh khoản cao, điều này là vô cùng có lợi cho TTCK (trước đó chúng ta từng trải qua giai đoạn tương tự hồi cuối 12/2023).
Gần 100% xác suất FED sẽ cắt giảm lãi suất trong kỳ họp 19/9 tới đây
(1) Các dữ liệu kinh tế Mỹ được công bố gần đây: số liệu việc làm, tỷ lệ thất nghiệp, PCE, CPI,… đều củng cố luận điểm kinh tế Mỹ sẽ “hạ cánh mềm”, rủi ro suy thoái gần được gỡ bỏ.
(2) Con số kỳ vọng cắt giảm là 0.25% trong cuộc họp tháng 9 và sẽ cắt giảm thêm 0.5% nữa trong những tháng còn lại của năm 2024
(3) Thêm vào đó, chỉ số DXY giảm về vùng 101, đập tan lo ngại vấn đề tỷ giá USD/VND của NĐT Việt Nam và NHNN (SBV)
Như vậy, xét bối cảnh vĩ mô trong và ngoài nước đều đang ủng hộ xu hướng tích cực của VNINDEX. Tuy nhiên, giai đoạn sau lễ dòng tiền vẫn có vẻ thận trọng, dè dặt, sự giằng co thấy rõ giữ bên mua và bên bán, điều này có thể xuất phát từ ảnh hưởng tâm lý là chính khi TTCK quốc tế đan xen các phiên giảm điểm mạnh làm cho NĐT cầm tiền vẫn chưa sẵn sàng tham chiến. Nhưng nếu theo dõi kỹ các diễn biến trong phiên sẽ thấy dòng tiền vẫn tham gia bắt đáy mỗi khi chỉ số xuống thấp, do vậy, giai đoạn điều chỉnh này là CƠ HỘI để tận dụng gia tăng tỷ trọng nắm giữ hoặc mở vị thế mới đối với NĐT cầm tiền.
Anh/Chị NĐT quan tâm vui lòng liên hệ để được tư vấn và cập nhật kịp thời các diễn biến mới của thị trường!