VNINDEX test 1140 thất bại, cổ phiếu gãy nền rũ

, ,

Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 vổng vốn đầu tư lên tới 85.000 tỷ đồng mang theo giấc mơ đưa Hòa Phát vào Top 30 doanh nghiệp thép lớn nhất thế giới từ năm 2025. Theo thông tin từ phía Hoà Phát, tại thời điểm tháng 12/2023, dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 (Dự án Dung Quất 2) đã hoàn thành 40% tiến độ, đúng theo kế hoạch đề ra. Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 được chấp thuận chủ trương đầu tư vào ngày 18/6/2021 với tổng diện tích 279 ha tại Khu kinh tế Dung Quất, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Dự án Dung Quất 2 có quy mô trên 280 ha, vị trí liền kề Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất 1, công suất thiết kế bao gồm 5,6 triệu tấn thép cuộn cán nóng (HRC)/năm. Tổng vốn đầu tư của dự án là 85.000 tỷ đồng, trong đó 35.000 tỷ đồng được 8 ngân hàng hợp vốn cấp tín dụng. Đến cuối năm 2022, dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 đã đạt tiến độ 40% khối lượng công việc Cụ thể, ngày 17/3/2022 tại Hà Nội đã diễn ra lễ ký kết hợp đồng tín dụng giữa Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất và 8 ngân hàng lớn của Việt Nam. Theo đó, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) giữ vai trò đầu mối thu xếp khoản hợp vốn tín dụng 35.000 tỷ đồng cho dự án Dung Quất 2. Tới nay, Hoà Phát cho biết, nhà máy Dung Quất 2 dự kiến chính thức đi vào hoạt động trong Quý I/2025. Khi hoàn thành, năng lực sản xuất thép của Tập đoàn sẽ đạt hơn 14 triệu tấn thép thô/năm, đưa Hòa Phát vào Top 30 doanh nghiệp thép lớn nhất thế giới từ năm 2025. Dự án sẽ tạo thêm việc làm cho trên 8.000 lao động, thúc đẩy mạnh mẽ các ngành công nghiệp cơ khí, phụ trợ của Việt Nam, đóng góp tích cực vào tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp và nguồn thu ngân sách của tỉnh Quảng Ngãi trong dài hạn. VNDirect Research ước tính, sau 9 tháng năm 2023, Hòa Phát giải ngân 3.300 tỷ đồng đầu tư vào tài sản cố định (TSCĐ) cho Khu liên hợp Dung Quất 2, nâng tổng vốn đầu tư TSCĐ lũy kế đã giải ngân đến Q3/23 là 12.700 tỷ đồng. Trước đó, giai đoạn năm 2020-2021, Hòa Phát dần đưa vào vận hành Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 1, tổng vốn đầu tư 60.000 tỷ đồng, nâng công suất thép thô toàn tập đoàn lên 8,5 triệu tấn/năm, lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa triển khai truyền thông về công tác phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng tuân thủ Nghị định của Chính phủ về hoá đơn, chứng từ. Buổi truyền thông được tổ chức kết hợp hai hình thức trực tiếp và trực tuyến từ văn phòng Tập đoàn kết nối đến gần 1.000 điểm cầu có sự tham dự của ban lãnh đạo các công ty thành viên, các chi nhánh và CBCNV-NLĐ Petrolimex tại từng cửa hàng. Phát biểu chỉ đạo tại buổi truyền thông, Ủy viên HĐQT - Tổng Giám đốc Đào Nam Hải đã quán triệt, định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm: - Tăng cường công tác truyền thông để Lãnh đạo và CBCNV Petrolimex hiểu đúng về giải pháp phát hành hóa đơn theo từng lần bán hàng; - Mỗi CBCNV tại từng cửa hàng xăng dầu thực hiện đúng giải pháp của Tập đoàn là minh chứng với khách hàng, với cơ quan chức năng về tính tuân thủ, minh bạch trong kinh doanh của Petrolimex, cụ thể: Yêu cầu toàn bộ hóa đơn khi phát hành phải gắn với thông tin giao dịch tại cột bơm; Xuất hoá đơn đúng đối tượng; Hóa đơn phát hành ghi nhận thông tin “biển số xe” hoặc thông tin liên quan đến giao dịch. - Để thuận tiện cho nhân viên bán hàng, Tập đoàn sẽ xây dựng sổ tay các câu hỏi thường gặp về hóa đơn điện tử và cung cấp đến từng cửa hàng xăng dầu. Đồng thời, bổ sung chức năng “tìm hiểu giải pháp phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng” trên ứng dụng Văn phòng số D-office Petrolimex. - Giải pháp hoá đơn điện tử sau từng lần bán hàng sẽ là tiền đề quan trọng để Tập đoàn triển khai bổ sung thêm các tiện ích hiện đại, tiên tiến như camera thông minh, thanh toán tự động công nghệ RFid tích hợp trên ứng dụng Petrolimex Version 2 nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng và quản trị doanh nghiệp. Ủy viên HĐQT, Tổng Giám đốc Petrolimex Đào Nam Hải phát biểu chỉ đạo công tác truyền thông Chia sẻ cụ thể các định hướng của Tổng Giám đốc Đào Nam Hải, Phó Trưởng Ban Tài chính Kế toán Tập đoàn Hoàng Chi Mai dẫn chiếu các quy định pháp luật, giải pháp triển khai phát hành và truyền nhận hóa đơn điện tử đến Cơ quan thuế. Hóa đơn điện tử tại cửa hàng xăng dầu đảm bảo phát hành ngay sau từng lần bán hàng cho tất cả các khách hàng (kể cả khách hàng lấy hóa đơn và khách hàng không lấy hóa đơn); cuối ca bán hàng, cửa hàng lập bảng thống kê “Bảng Tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đối với khách hàng không lấy hóa đơn” và gửi cơ quan thuế. Uỷ viên HĐQT, Phó Tổng Giám đốc Petrolimex Lưu Văn Tuyển phát biểu tại buổi họp Tổng kết nội dung truyền thông, Ủy viên HĐQT – Phó Tổng Giám đốc Petrolimex Lưu Văn Tuyển nhấn mạnh giải pháp của Tập đoàn đã được các cơ quan quản lý Nhà nước đánh giá tuân thủ đúng quy định của Nghị định 123/2020/NĐ-CP, tuy nhiên, trong thời gian qua còn tồn tại việc trao đổi thông tin chưa đầy đủ về bản chất giải pháp phát hành hóa đơn hiện nay của Tập đoàn giữa nhân viên bán hàng với khách hàng và cơ quan chức năng. Qua đó, yêu cầu các Công ty xăng dầu cần tăng cường hoạt động truyền thông nội bộ đến từng CBCNV-NLĐ. Petrolimex là doanh nghiệp tiên phong trong việc triển khai giải pháp phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán từ ngày 01.7.2023 trên phạm vi 2.700 cửa hàng xăng dầu của Petrolimex trên toàn quốc. Petrolimex đang không ngừng cải tiến, nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở vật chất để cung cấp các dịch vụ, công cụ tốt nhất cho khách hàng nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro, khối lượng công việc… trong việc sử dụng dữ liệu hóa đơn điện tử của Petrolimex phát hành với hệ thống phần mềm của các khách hàng. Trong tương lai, Petrolimex sẽ tiếp tục vận hành và đồng bộ toàn bộ hệ thống vì quyền lợi của khách hàng và thị trường xăng dầu lành mạnh bền vững.

VF 7 - Hỏa Long Độc Bản được lấy cảm hứng từ loài rồng với lớp sơn ngoại thất màu đen bóng kết hợp cùng các điểm nhấn màu vàng đồng như la-zăng, logo VinFast… Toàn bộ 68 chiếc VF 7 - Hỏa Long Độc Bản đều đã có chủ sau 22 phút hãng xe VinFast mở bán. Trước đó, mẫu xe giới hạn này từng được giới thiệu tại một sự kiện nhạc hội ở Phú Quốc vào giữa tháng 12-2023. VF 7 - Hỏa Long Độc Bản được lấy cảm hứng từ loài rồng với lớp sơn ngoại thất màu đen bóng kết hợp cùng các điểm nhấn màu vàng đồng như la-zăng, logo VinFast. Mỗi chiếc khi được bán ra thị trường sẽ có số thứ tự riêng được VinFast đánh dấu bằng công nghệ đặc biệt. Mẫu xe VF7 - Hỏa Long Độc Bản của VinFast Mẫu VF 7 - Hỏa Long Độc Bản được mở cọc từ ngày 1-1-2024. Phiên bản giới hạn này được phát triển từ mẫu VF 7 Plus nên các trang bị cũng như thông số kỹ thuật không có sự khác biệt. Mẫu xe này được trang bị 2 động cơ điện, cho ra tổng công suất 353,5 mã lực và mô-men xoắn cực đại 500 Nm. Phiên bản này còn có hệ dẫn động 2 cầu, đi kèm 3 chế độ lái Eco, Normal và Sport. Mẫu xe VF7 - Hỏa Long Độc Bản Giá bán của VF 7 - Hỏa Long Độc Bản từ 1.005.800.000 đồng cho tùy chọn thuê pin và 1.205.800.000 đồng khi mua kèm pin. Mức giá này đắt hơn 6,8 triệu đồng so với VF 7 Plus. Trước đó, từ ngày 2 đến 30-12-2023, VinFast đã tiến hành nhận đặt cọc mẫu xe VF 7. Với mức cọc 50 triệu đồng, khách hàng sẽ được ưu đãi 30 triệu đồng (cọc không hoàn, hủy, trừ thẳng vào giá xe), đồng thời được miễn phí một năm sạc pin tại trụ sạc công cộng. VinFast VF 7 có hai phiên bản gồm Base và Plus, trong đó bản Base có giá 850 triệu đồng (chưa bao gồm pin) và 999 triệu đồng (đã bao gồm pin); bản Plus có giá 999 triệu đồng (chưa bao gồm pin) và 1,199 tỉ đồng (đã bao gồm pin). Ngày 2-1-2024, Vinfast chính thức ký kết với 5 đại lý đầu tiên trên 4 bang tại Mỹ. Các đại lý trên bắt đầu kinh doanh mẫu xe VF 8 và sau đó là VF 6, VF 8, VF 9 ngay khi các mẫu xe này ra mắt tại Mỹ.

Bứt phá bất thành, VN-Index “xanh vỏ đỏ lòng” ngày đầu năm; Thủy điện Hủa Na là doanh nghiệp đầu tiên lên HOSE năm 2024; Taseco Land “bẻ lái” lên UPCoM thay vì HOSE;… là những thông tin chính được Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam gửi đến quý độc giả trước giờ giao dịch ngày 3/1/2024. Bứt phá bất thành, VN-Index “xanh vỏ đỏ lòng” ngày đầu năm: Phiên giao dịch ngày 2/1, VN-Index đóng cửa ở mốc 1.131,72, tăng nhẹ 1,79 điểm (+0,16%). Thanh khoản được cải thiện khá đáng kể so với phiên giao dịch cuối cùng của năm 2023 khi có đến hơn 840 triệu cổ phiếu được giao dịch, tổng khối lượng khớp lệnh trên toàn sàn đạt mức hơn 17 nghìn tỷ đồng. Mặc dù đóng cửa trong sắc xanh nhưng sắc đỏ lại chiếm ưu thế vượt trội với 299 mã giảm điểm, trong khi đó số mã tăng điểm là 197 mã, còn lại là 77 mã đóng cửa ở mốc tham chiếu. VN30 hôm nay thậm chí còn có phần đuối hơn khi có cho mình mức tăng 0,18 điểm (+0,02%). Toàn nhóm hôm nay có đến 15/30 mã giảm điểm. Thép là nhóm cổ phiếu có mức giảm lớn nhất toàn thị trường trong phiên. Bên cạnh HPG (-1,79%), hai cổ phiếu đầu ngành khác là NKG (-3,65%) và HSG (-2,85%) cũng đều có mức giảm mạnh trong phiên. Phiên hôm nay còn có khá nhiều cổ phiếu riêng lẻ có mức giảm mạnh trong phiên hôm nay. Nổi bật hơn cả trong số đó là GEX (-6,14%) khi cổ phiếu này đóng cửa ở gần mức giá sàn do đang ở trong diện điều tra. Ngoài ra còn có một số cái tên đáng chú ý khác như BCG (-5,56%), VIX (-4,09%) hay SZC (-3,59%). Ở chiều hướng tăng điểm, không có nhóm cổ phiếu nào thực sự đáng chú ý khi áp lực bán trong ngày hôm nay là khá lớn. Sắc xanh chủ yếu đến từ một vài cổ phiếu riêng lẻ, điển hình có thể kể đến như TTF (+6,82%), HNG (+6,81&) hay HCM (+4,00%). Ảnh minh họa Thủy điện Hủa Na là doanh nghiệp đầu tiên lên HOSE năm 2024: Vào ngày 12/1 sắp tới, Công ty CP Thủy điện Hủa Na (HNA) sẽ chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE), đánh dấu sự kiện làm nổi bật cho thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2024. Đây là doanh nghiệp đầu tiên mà HoSE chào đón trong năm mới. Hủa Na sẽ chuyển từ sàn UPCoM sang HoSE với khối lượng đăng ký niêm yết lên đến hơn 235 triệu cổ phiếu, tương đương với vốn điều lệ hơn 2.352 tỷ đồng. Giá tham chiếu trong ngày chào sàn dự kiến là 18.350 đồng/cổ phiếu, ứng với mức định giá lên đến 4.300 tỷ đồng. Cổ phiếu dự kiến sẽ có biên độ biến động tối đa là 20% trong ngày giao dịch đầu tiên. Công ty thủy điện Hủa Na đã kết phiên cuối năm trên UPCoM với giá 18.500 đồng/cp. HNA hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh điện năng, quản lý và vận hành Nhà máy thủy điện Hủa Na tại xã Đồng Văn, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Taseco Land “bẻ lái” lên UPCoM thay vì HOSE: Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có thông báo về việc giao dịch cổ phiếu của Công ty CP Đầu tư Bất động sản Taseco (Taseco Land) trên UPCoM với mã chứng khoán TAL. Theo đó, ngày 9/1 tới đây, 297 triệu cổ phiếu TAL sẽ chính thức giao dịch trên UPCoM với giá tham chiếu trong ngày chào sàn là 21.000 đồng/CP. Đáng chú ý, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022, Taseco Land đã thông qua kế hoạch niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE), thời gian niêm yết dự kiến trong năm 2023, thế nhưng doanh nghiệp đã không thể thực hiện được kế hoạch này. Taseco Land là một đơn vị thành viên trực thuộc Công ty CP Tập đoàn Taseco (Taseco Group) - tập đoàn đa ngành với các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, dịch vụ phi hàng không và khách sạn, đầu tư tài chính. Trong đó, Taseco Land chủ yếu tập trung vào lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản; tư vấn quản lý đầu tư xây dựng; và quản lý - khai thác vận hành bất động sản. Hoàng Anh Gia Lai muốn thoái vốn khỏi Bapi HAGL: Ngày 29/12/2023, Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HOSE: HAG) công bố sẽ chuyển nhượng toàn bộ 2,75 triệu cp nắm giữ tại Công ty CP Bapi Hoàng Anh Gia Lai (Bapi HAGL). Cụ thể, HĐQT HAG đã thông qua việc chuyển nhượng toàn bộ cổ phần thuộc sở hữu của HAG tại Bapi HAGL, với số lượng chuyển nhượng 2,75 triệu cổ phiếu, mệnh giá 10.000 đồng/cp, tương đương 27,5 tỷ đồng. Sau khi Công ty hoàn tất thủ tục chuyển nhượng toàn bộ cổ phần Bapi HAGL, Bapi HAGL sẽ không còn là công ty liên kết của HAG. Bapi HAGL được thành lập vào tháng 5/2022, với vốn điều lệ 50 tỷ đồng, sau khi HAG ra mắt thương hiệu heo ăn chuối. Hoạt động của Bapi HAGL trong hệ sinh thái là bán buôn thực phẩm, bao gồm các thương hiệu thịt của HAG. Chứng khoán DNSE công bố chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng: Ngày 27/12/2023, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã cấp giấy phép chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) cho Công ty CP Chứng khoán DNSE (DNSE). Cụ thể, DNSE sẽ chào bán 30 triệu cổ phiếu với giá không thấp hơn 30.000 đồng/cổ phiếu. Mỗi nhà đầu tư được đăng ký mua tối thiểu 1.000 cổ phiếu, tối đa 16.499.900 cổ phiếu (không quá 5% sau IPO). Tổng giá trị vốn huy động của đợt chào bán tối thiểu 900 tỷ đồng. Về cách thức phân phối, nhà đầu tư có thể đăng ký và mua cổ phiếu 100% bằng hình thức trực tuyến (online). Thời gian nhận đăng ký đặt mua và nhà đầu tư nộp tiền đặt cọc cho đăng ký đặt mua cổ phiếu từ 8h ngày 4/1/2024 đến 16h ngày 24/1/2024 (số tiền đặt cọc tối thiểu bằng 10% của tổng giá trị cổ phiếu đặt mua tính theo giá đặt mua). Lọc Hóa dầu Bình Sơn điều chỉnh cổ tức 2023 từ 3% lên 7%: Công ty CP Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR) công bố Nghị quyết của HĐQT về việc điều chỉnh kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2023. Theo đó, tổng doanh thu hợp nhất được điều chỉnh tăng 52% lên 145.102 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế cũng cao gấp 3 lần, từ hơn 1.600 tỷ đồng lên gần 4.900 tỷ đồng. Về kế hoạch sản lượng, tổng sản lượng sản xuất và tiêu thụ tất cả mặt hàng của Lọc hóa dầu Bình Sơn được nâng thêm 20% so với kế hoạch cũ, từ 5,6 triệu tấn lên gần 6,8 triệu tấn. BSR ước tính tổng doanh thu cả năm 2023 đạt gần 146.500 tỷ đồng, vượt 54% kế hoạch cũ và vượt 1% kế hoạch mới. Công ty chưa đưa ra con số lãi ước tính cả năm, chỉ cho biết vượt xa kế hoạch. Trước đó lũy kế 9 tháng, BSR đã có lãi sau thuế khoảng 6.200 tỷ đồng.

PSI cho rằng ngành thép vẫn cần thêm thời gian cho sự phục hồi sau khủng hoảng, đặc biệt là khả năng tiêu thụ nội địa. Với ngành thép, Chứng khoán Dầu khí (PSI) nhận định nhu cầu tiêu thụ tiếp tục kìm hãm đà phục hồi. Sức tiêu thụ trong nước còn yếu, dù có cải thiện về cuối năm nhưng chưa đủ để kéo ngành thép trở lại đà tăng trưởng. Sau 11 tháng đầu năm, sản xuất thép các loại đạt 25.0 triệu tấn (- 7.8% YoY) trong khi tiêu thụ thép thành phẩm đạt 23.7 triệu tấn (- 5.6% YoY). Điểm sáng từ xuất khẩu: Sản lượng xuất khẩu thép, nhất là mặt hàng HRC đã bù đắp cho sự sụt giảm tiêu thụ nội địa trong năm qua. Việc tìm kiếm được các thị trường tiềm năng như EU, đặc biệt trong Quý 2 khi thị trường ASEAN trở nên trầm lắng, giúp các doanh nghiệp Việt Nam đa dạng hóa được tệp khách hàng trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thép trên thế giới nhìn chung còn yếu, đồng thời cho thấy sự linh hoạt trong khả năng thích ứng của các doanh nghiệp. Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng 9.14 triệu tấn thép sau 10 tháng đầu năm (+ 30.74% YoY) trong đó ASEAN và EU vẫn là hai thị trường chủ lực với tỷ trọng lần lượt là 31.46% và 24.12% Biến động giá thép bán ra do nguyên vật liệu đầu vào. Khả năng tiêu thụ thấp khiến việc tăng giá bán thép của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do tâm lý nghi ngại của người dùng cuối. Do vậy, xu hướng giá thép bán ra chủ yếu phụ thuộc vào biến động giá quặng sắt, than cốc, để điều hòa biên lợi nhuận gộp. Quặng sắt, than cốc trải qua một năm khó lường. Trong nửa đầu năm, khả năng tiêu thụ bị hạn chế khiến giá của cả 2 mặt hàng suy giảm rõ rệt. Nhiều nhà máy quặng sắt hay các mỏ than rơi vào tình trạng thua lỗ, hoạt động kinh doanh, xuất khẩu bị đình trệ. Tuy nhiên trong nửa cuối năm, giá quặng và than đều đã tăng trở lại do các nguyên nhân: Lệnh hạn chế sản xuất thép của Trung Quốc ở mức tương đương năm 2022, nguồn cung được kiểm soát chặt chẽ. Các chính sách tiền tệ, gói hỗ trợ kích thích nền kinh tế của Trung Quốc, đặc biệt dành cho các doanh nghiệp Bất động sản. PSI cho rằng ngành thép vẫn cần thêm thời gian cho sự phục hồi sau khủng hoảng, đặc biệt là khả năng tiêu thụ nội địa. Hoạt động xuất khẩu các mặt hàng thép như thép xây dựng hay HRC vẫn sẽ được đẩy mạnh. Tuy nhiên, có thể thấy rằng ngành thép đã đi qua vùng đáy, cần một cú hích về khả năng tiêu thụ nội địa để tiến tới giai đoạn phát triển trong chu kỳ mới của ngành. HPG - Tập đoàn Hòa Phát Vị thế đầu ngành giúp HPG có khả năng định giá bán thép tốt hơn các công ty khác, qua đó chủ động tối ưu hóa biên lợi nhuận gộp. Có khả năng xuất khẩu thép xây dựng, HRC sang các thị trường nước ngoài như Mỹ, EU,… Chu trình sản xuất khép kín giúp HPG tối ưu các chi phí phát sinh. HSG - Tập đoàn Hoa Sen Hưởng lợi từ việc xuất khẩu tôn mạ. HSG hiện dẫn đầu thị trường về khả năng tiêu thụ mặt hàng này. Lượng hàng tồn kho HRC của HSG đang có nền giá thấp. Giá HRC đang có xu hướng tăng trở lại do giá quặng và than dần hồi phục, sẽ kéo theo sự tăng giá của các mặt hàng hạ nguồn như tôn mạ, đồng thời tạo ra cơ hội trading HRC cho công ty NKG - CTCP Thép Nam Kim Hưởng lợi từ việc xuất khẩu thép HRC nhờ mức chênh lệch giá bán tại Bắc Mỹ và Việt Nam, và sản phẩm hạ nguồn như ống thép, trong bối cảnh nguồn cung hạn chế. Giá HRC đang có xu hướng tăng trở lại do giá quặng và than dần hồi phục, sẽ kéo theo sự tăng giá của các mặt hàng hạ nguồn như ống thép. Việc triển khai nhà máy thép Nam Kim Phú Mỹ (trị giá 4,500 tỷ đồng) sẽ được đẩy mạnh trong năm 2024, nâng công suất thép của NKG lên 400,000 tấn mỗi năm. Rủi ro chung của ngành: Khả năng tiêu thụ của thị trường nội địa có khả năng hồi phục chậm trong năm 2024. Hoạt động xuất khẩu phụ thuộc vào tình hình nhu cầu thép trên thế giới. Giá bán thép, HRC, tôn mạ, ống thép, và các loại nguyên lieu đầu vào như quặng sắt, than cốc,… thường rất khó lường, chịu tác động lớn bởi cung cầu trên thị trường

Sau SUV, VinFast chuẩn bị giới thiệu xe bán tải chạy điện tới thị trường Mỹ. Theo thông tin được công bố, VinFast sẽ tham dự trưng bày sản phẩm tại CES 2024, một trong những triển lãm công nghệ lớn nhất thế giới, được tổ chức tại Las Vegas Convention Enter (Mỹ). Trong đó, VinFast cho biết sẽ giới thiệu một mẫu xe ý tưởng mới nhất. Và dựa trên hình ảnh được đăng tải, nhiều người dự đoán đây sẽ là mẫu xe bán tải chạy điện hoàn toàn mới của VinFast. Hiện thông tin chi tiết về mẫu xe này vẫn chưa được tiết lộ, tuy nhiên bán tải điện đang là một dòng xe đang có sức hút lớn trên thế giới, đặc biệt là tại Mỹ. Việc VinFast chọn CES 2024 để ra mắt mẫu bán tải concept là khởi đầu đầy tiềm năng. Theo Precedence Research, thị trường xe bán tải điện toàn cầu ước tính đạt giá trị 1,9 tỷ USD vào năm 2021 và dự kiến sẽ đạt giá trị khoảng 15,6 tỷ USD vào năm 2030, tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) là 26,39% trong giai đoạn 2022-2030. Bắc Mỹ chính là thị trường xe bán tải điện phát triển nhanh nhất thế giới. Quy mô thị trường xe bán tải điện tại đây đạt giá trị 308,9 triệu USD trong năm 2021 và dự kiến tăng trưởng với tốc độ CAGR là 54% trong giai đoạn 2021 – 2030. Người tiêu dùng Mỹ đã sử dụng xe bán tải trong nhiều thập kỷ. Chúng không chỉ trở thành một phần cảnh quan mà còn định hình cả cách lái xe và thiết kế giao thông. Với các quy định nghiêm ngặt của chính phủ nhằm hạn chế tác động xấu của các phương tiện sử dụng động cơ đốt trong, xe bán tải điện đang được coi là tương lai của thị trường xe hơi Mỹ. California dự kiến sẽ là bang dẫn đầu thị trường xe bán tải điện tại Mỹ, có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong giai đoạn 2021 – 2030. Việc chính quyền California ngày càng chú trọng tới thị trường xe điện đang tạo điều kiện cho các phân khúc trong lĩnh vực này phát triển nhanh hơn. Đến năm 2035, chính quyền California ước tính rằng có khoảng 15% trong số 1,2 triệu xe bán tải được bán ra tại đây là các dòng xe bán tải điện, qua đó phản ánh nhu cầu đối với những dòng xe này. Hơn nữa, chính sách mở rộng phương tiện không phát thải của California tiếp tục là một tấm gương cho những bang khác tại Mỹ, với việc Thống đốc Gavin Newsom ca ngợi bang đã bán được hơn 1 triệu xe điện plug-in, xe bán tải, xe thể thao đa dụng (SUV) và xe máy điện trong năm 2021. Đáng chú ý, California cũng chính là nơi mà hãng xe Việt, VinFast đặt trụ sở tại Mỹ. Giá trị thị trường xe bán tải điện giai đoạn 2021 - 2030 (Đơn vị: Tỷ USD). Ivan Drury, quản lý cấp cao tại Edmunds, cho biết tỷ lệ đón nhận xe bán tải điện của người tiêu dùng đang ngày càng tăng lên, là “con gà đẻ trứng vàng” cho nhiều ông lớn tại Detroit. Hiện Ford là hãng xe đi đầu về sản xuất xe bán tải điện với dòng xe F-150 Lightning. Nếu bước chân vào sản xuất dòng xe này, Ford sẽ là một đối thủ nặng ký đối với VinFast. Ford bắt đầu sản xuất những chiếc Lightning chạy hoàn toàn bằng điện vào cuối năm 2021 và thật bất ngờ khi nhu cầu của người tiêu dùng cao đến mức nhà sản xuất này không thể đáp ứng kịp các đơn hàng. Chiếc xe bán tải điện có giá 60.000 USD, đi được 370 km sau mỗi lần sạc đầy đã khiến người mua thật sự háo hức chờ đợi để nhận hàng dù phải chờ hàng tháng trời hoặc thậm chí lâu hơn. Vào năm 2022, Ford đã bán được 15.600 chiếc F-150 Lightning. Sau thành công của F-150, Ford đang tiếp tục lên kế hoạch chuyển đổi Ranger và Everest sang phiên bản thuần điện trong nửa sau thập kỷ này. Bên cạnh đó, xe bán tải điện R1T nhỏ gọn của Rivian cũng giành được nhiều lời khen ngợi trong cộng đồng ô tô. GMC đã nhận được sự quan tâm chưa từng có đối với chiếc xe bán tải điện Hummer trị giá 110.000 USD của mình. Xe điện Denali của hãng Sierra với trị giá 107.000 USD của thương hiệu sẽ được bán vào đầu năm 2024. Mới đây, nhà sản xuất Tesla cũng chính thức giới thiệu siêu xe bán tải điện Cybertruck. CEO Elon Musk tự tin Cybertruck sẽ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, “là chiếc xe tải tốt hơn các dòng xe tải khác, nhưng cũng là chiếc xe thể thao tốt hơn các dòng xe thể thao khác” Đáng chú ý, các nhà sản xuất Trung Quốc vẫn chưa đẩy mạnh sự hiện diện ở phân khúc này tại Mỹ. Đây là một đối thủ mà các nhà sản xuất xe khác đều phải dè chừng bởi sự phát triển thần tốc của thương hiệu BYD đang diễn ra ở khắp các thị trường trên thế giới.

Kịch bản nào cho VN-Index năm 2024?

Được đánh giá là một trong những thị trường chứng khoán (TTCK) sôi động trong khu vực năm 2023, TTCK Việt Nam được nhận định sẽ tiếp tục thu hút dòng tiền trong năm 2024. Dự báo VN-Index sẽ dao động quanh mức 1.300 điểm. Kết thúc phiên giao dịch ngày 29/12/2023, chỉ số VN-Index đạt 1.129,93 điểm, tăng 12,19% so với cuối năm 2022. Theo đó, mức vốn hóa cổ phiếu niêm yết trên HoSE đạt hơn 4,55 triệu tỷ đồng, tăng 13,4% so với cuối năm 2022 và tương đương 47,9% GDP năm 2022. 4 yếu tố định hình thị trường Năm 2024, TTCK Việt Nam được nhận định sẽ tiếp tục thu hút dòng tiền trong bối cảnh định giá của thị trường ở mức phù hợp, khả năng sinh lời của các doanh nghiệp khả quan hơn, chính sách tiền tệ nới lỏng với lãi suất thấp…

Năm 2024, TTCK Việt Nam được nhận định sẽ tiếp tục thu hút dòng tiền. Trong báo cáo chiến lược năm 2024, Chứng khoán KB (KBSV) nhìn nhận TTCK sẽ có xu hướng hồi phục rõ nét hơn với 4 yếu tố chính định hình. Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế quay trở lại mốc quanh 6%. Sau mức tăng trưởng thấp chỉ khoảng 5% GDP của năm 2023, KBSV có quan điểm lạc quan hơn về triển vọng kinh tế của năm 2024 với dự báo mức tăng quanh 6%. Trong đó, các động lực tăng trưởng chính đến từ thị trường bất động sản khởi sắc hơn; chính sách tiền tệ và tài khóa mang tính chất hỗ trợ giúp lãi suất duy trì ở mức thấp, đầu tư công được đẩy mạnh, trong khi các chính sách miễn giảm thuế tiếp tục được duy trì; các động lực tăng trưởng truyền thống khác như vốn đầu tư nước ngoài, tiêu dùng nội địa và xuất khẩu phục hồi… Việc kinh tế tăng trưởng trở lại quanh mốc 6% sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp niêm yết mở rộng hoạt động kinh doanh và tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận. Thứ hai, mặt bằng lãi suất duy trì ở mức thấp và đầu tư công được đẩy mạnh. Với dự báo các yếu tố khách quan về áp lực lạm phát và tỷ giá sẽ hạ nhiệt trong năm 2024, trong khi nợ công vẫn đang ở mức thấp, chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa mở rộng sẽ tiếp tục được duy trì trong năm 2024. Yếu tố này không chỉ hỗ trợ thị trường từ góc độ tăng trưởng kinh tế mà còn tác động trực tiếp giúp dòng tiền vào TTCK được cải thiện, định giá cổ phiếu tăng, đặc biệt ở các nhóm cổ phiếu của các doanh nghiệp hưởng lợi. Thứ ba là việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) xoay chiều chính sách trong bối cảnh lạm phát đang hạ nhiệt tích cực và có thể tránh được một cuộc suy thoái. Thứ tư, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại nhưng không quá mức trong năm 2024. Sự chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc là yếu tố rủi ro đáng chú ý trong năm 2024, khi quốc gia này mở cửa không thành công sau khi kết thúc chính sách zero-Covid đầu năm 2023 và các vụ vỡ nợ của doanh nghiệp bất động sản lớn liên tục diễn ra. “Trong kịch bản cơ sở, Trung Quốc sẽ tránh được sự sụt giảm mạnh của nền kinh tế cũng như thị trường bất động sản trong năm 2024. Tăng trưởng kinh tế sẽ chỉ suy giảm nhẹ và các khó khăn tập trung chủ yếu nửa đầu năm, trong khi nửa sau 2024 có thể ghi nhận một số tín hiệu hồi phục tích cực”, báo cáo nêu. Ngoài ra, một yếu tố được giới phân tích đánh giá là bước ngoặt của TTCK Việt Nam là khả năng sẽ được nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi. Hiện, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cùng với các cơ quan liên quan và các công ty chứng khoán nỗ lực để đưa hệ thống giao dịch KRX vào vận hành sớm và loại bỏ quy định các nhà đầu tư tổ chức phải ký quỹ 100% trước khi giao dịch mua chứng khoán. “Nếu TTCK Việt Nam được nâng hạng, ước tính tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam sẽ chiếm khoảng 0,7% - 1,2% trong rổ chỉ số thị trường mới nổi của MSCI và FTSE Russell. Khi đó, dòng vốn nước ngoài đổ thêm vào TTCK Việt Nam có thể lên 5 - 8 tỷ USD”, theo VinaCapital. VN-Index dao động quanh 1.300 điểm Với dự đoán điểm rơi lợi nhuận của thị trường chủ yếu sẽ vào quý III và IV/2024, lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết năm 2024 tăng 16,8% và P/E thị trường từ 12 - 12,5 lần, nhiều chuyên gia cho rằng VN-Index có thể sẽ dao động quanh mức 1.300 điểm. Ông Huỳnh Hoàng Phương, Giám đốc khối Phân tích Công ty Tư vấn và Quản lý gia sản FIDT dự báo, trong kịch bản cơ sở, VN-Index năm 2024 sẽ tăng trưởng 15%, đạt 1.300 điểm, biên độ dao động 20 điểm. Điều kiện cho kịch bản này là kinh tế Việt Nam hồi phục tốt trong bối cảnh kinh tế Mỹ hạ cánh mềm; rủi ro trái phiếu doanh nghiệp và thị trường bất động sản ở mức hạn chế; dòng vốn ngoại trở lại từ cuối quý II/2024. Một số nhóm ngành đang có triển vọng sáng, như xây lắp điện, thủy sản, dầu khí, chứng khoán… KBSV nhận định, xu hướng hồi phục của TTCK Việt Nam sẽ rõ nét hơn trong năm 2024, với vùng giá mục tiêu ở quanh 1.330 điểm. Rủi ro đáng chú ý nhất của năm 2024 được KBSV nhìn nhận đến từ các xung đột địa chính trị, hay việc kinh tế toàn cầu tăng trưởng thấp với các nền kinh tế đầu tàu như Mỹ và Trung Quốc rơi vào suy thoái (nếu xảy ra). Trong nước, các yếu tố rủi ro chính đến từ áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp năm 2024 ở mức cao kỷ lục, xuất hiện các sự kiện ảnh hưởng đến an toàn hệ thống ngân hàng tương tự sự kiện SCB, hay triển vọng thị trường bất động sản kém tích cực hơn kỳ vọng. Thậm chí, tại kịch bản cơ sở, Chứng khoán Tiên Phong (TPS) dự báo VN-Index năm 2024 sẽ dao động quanh mục tiêu 1.387 điểm, tương ứng mức tăng trưởng 10%. Còn theo kịch bản khả quan hơn, mức tăng trưởng toàn thị trường từ 15% sẽ dẫn dắt VN-Index lên mức 1.450 điểm. Về danh mục khuyến nghị năm 2024, các chuyên gia chỉ ra những nhóm ngành đáng để đầu tư, gồm: năng lượng, dầu khí, tiêu dùng và ngân hàng, công nghệ thông tin, bất động sản khu công nghiệp, nhóm xuất khẩu, nhóm thép, nhóm hóa chất… Ngoài ra, nhà đầu tư có thể tìm kiếm cơ hội ở các ngành có tính chất “phòng thủ”, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu ngành với kết quả kinh doanh ít phụ thuộc hơn vào chu kỳ kinh tế. Các cổ phiếu có đặc điểm như vậy thường sẽ là các doanh nghiệp có yếu tố nhà nước và hoạt động ở những ngành như công nghệ thông tin, viễn thông và các ngành tiện ích như thủy điện, nhiệt điện, cấp nước…

Kết thúc năm 2023, hầu hết tỷ phú Việt đều chứng kiến giá trị tài sản ròng giảm ở mức hai con số. Theo thống kê từ Forbes, hết năm 2023, Việt Nam có 6 tỷ phú. Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup tiếp tục giữ vị thế là người giàu nhất Việt Nam với tài sản 4,3 tỷ USD. Con số này giảm so với mức đỉnh 7,3 tỷ USD vào năm 2021 và 6,2 tỷ USD trong năm 2022. Tài sản của ông Vượng được Forbes ước tính chủ yếu dựa vào số cổ phiếu nắm giữ tại Vingroup. Trong khi đó với VinFast, do nhiều yếu tố, tạp chí này đã tính toán lại định giá và coi như thể công ty “chưa niêm yết”. Do đó, những biến động giá cổ phiếu VFS không được phản ánh vào tài sản định danh của ông Phạm Nhật Vượng. Điều này trái ngược với bảng xếp hạng 500 tỷ phú của Bloomberg Billionaires Index. Theo Bloomberg, ông Phạm Nhật Vượng là người duy nhất của Việt Nam đứng trong bảng xếp hạng với khối tài sản trị giá 10,6 tỷ USD. Tờ báo này tính tài sản của ông Vượng dựa trên lượng cổ phiếu VFS mà ông nắm giữ. Bloomberg cho biết phần lớn tài sản của ông Vượng được tính dựa theo cổ phần nắm giữ tại hai công ty là tập đoàn Vingroup và nhà sản xuất xe điện VinFast. Ông Vượng kiểm soát phần lớn cổ phần VinFast. Hồi tháng 8/2023, công ty bắt đầu giao dịch trên Nasdaq. Theo tính toán của Bloomberg, ông Phạm Nhật Vượng sở hữu 45% cổ phần VinFast trong thống kê tháng 12/2023, giúp ông tăng thêm khoảng 7 tỷ USD giá trị tài sản. Số cổ phiếu ông kiểm soát VinFast thông qua Vingroup được loại trừ để tránh tính hai lần. Thời điểm VinFast lên sàn chứng khoán Mỹ, khối tài sản ròng của ông Phạm Nhật Vượng đã tăng mạnh, có thời điểm, giá trị tài sản của người giàu nhất Việt Nam vượt qua 40 tỷ USD, đưa ông lọt top 30 người giàu nhất hành tinh và xếp thứ 5 châu Á. Tuy nhiên, các bên đã thay đổi cách tính toán sau đó và giữ nguyên cho đến hết năm 2023. Ngoài ông Phạm Nhật Vượng, trong bảng xếp hạng của Forbes ghi nhận thêm các tỷ phú đô la gồm: Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Vietjet Air (2,2 tỷ USD); ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hoà Phát (1,8 tỷ USD); ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Trường Hải Thaco (1,5 tỷ USD); ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Techcombank (1,4 tỷ USD); ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Masan Group (1,3 tỷ USD). Hết năm, giá trị tài sản ròng của ông Long giảm mạnh nhất, từ mốc 3,2 tỷ USD trong năm 2022 xuống còn 1,8 tỷ USD, tương đương 44%. Ông chủ Hoà Phát sẽ không cảm thấy cô đơn vì hầu hết tỷ phú Việt đều chứng kiến giá trị tài sản ròng giảm mạnh, ở mức hai con số trong năm 2023 so với năm trước đó. Thứ hạng của những cái tên kể trên không có nhiều thay đổi ngoại trừ trường hợp của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang. Hồi tháng 10/2023, do những biến động giá cổ phiếu MSN, có thời điểm ông Quang rời danh sách tỷ phú của Forbes. Tính đến 31/12/2023, ông Quang trở lại bảng xếp hạng tỷ phú với 1,3 tỷ USD tài sản, giảm 32% so với năm trước đó. Ông Nguyễn Đăng Quang lần đầu xuất hiện trong danh sách tỷ phú của Forbes vào năm 2019, cũng với khối tài sản tương tự.

CTCP Điện lực Gelex (Upcom: GEE) sẽ tạm ứng cổ tức năm 2023 (đợt 2) bằng tiền, tỷ lệ 5% (1 cổ phiếu nhận 500 đồng), ngày chốt danh sách cổ đông vào 15/1 và thời gian dự kiến thực hiện vào ngày 2/2. CTCP Tập đoàn Gelex (HoSE: GEX) sở hữu 239.995.600 cổ phiếu GEE, tỷ lệ 80%, như vậy GEX sẽ nhận được khoảng 120 tỷ đồng tiền cổ tức từ công ty con. Gelex (GEX) sắp nhận 120 tỷ đồng tiền cổ tức từ GEE Ảnh minh họa GEE là công ty con lớn thứ 2 của GEX, phụ trách mảng thiết bị điện, có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, sở hữu 9 công ty con gồm CTCP Dây Cáp Điện Việt Nam (HoSE: CAV), CTCP Thiết bị Điện, CTCP Chế tạo Điện Cơ Hà Nội, CTCP Thiết bị đo điện EMIC, Công ty Dây đồng Việt Nam CFT, Công ty TNHH Phát Điện Gelex, Công ty TNHH Năng lượng Gelex Quảng Trị, CTCP Sản xuất máy biến áp truyền tải MEE, CTCP Mua bán điện Gelex. Trong đó, Công ty TNHH Năng lượng Gelex Quảng Trị sở hữu 3 nhà máy điện gió Gelex 1, 2, và 3, công suất mỗi dự án là 29,4MW, tổng vốn mỗi nhà máy hơn 1.300 tỉ đồng, vận hành tháng 10/2021 và thời gian hoạt động của dự án là 50 năm. Địa điểm dự án là xã Hướng Linh, là xã nội địa của huyện vùng biên Hướng Hóa. Mới đây, Tập đoàn Sembcorp Industries - Tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng và phát triển đô thị của Singapore thông báo sẽ thông qua công ty con mua lại cổ phần hoặc vốn góp tại công ty trên.

Công ty cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR) vừa công bố Nghị quyết của HĐQT về việc điều chỉnh kế hoạch hoạt động SXKD năm 2023. Ảnh minh họa. Theo đó, trong phần kế hoạch tài chính, tổng doanh thu hợp nhất được công ty điều chỉnh tăng 52%, từ 95.370 tỷ lên 145.102 tỷ đồng. Đặc biệt, chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế được điều chỉnh cao gấp 3 lần, từ hơn 1.628 tỷ lên hơn 4.867 tỷ đồng. Về kế hoạch sản lượng, tổng sản lượng sản xuất và tiêu thụ tất cả mặt hàng của BSR cũng được nâng thêm 20% so với kế hoạch cũ, từ 5,6 triệu tấn lên gần 6,8 triệu tấn. Cụ thể hơn, sản phẩm có sản lượng lớn như Diesel oil tăng 17% lên 2,8 triệu tấn; xăng RON 95 tăng 28% lên gần 1,8 triệu tấn, xăng RON 91/92 tăng 15% lên 906 nghìn tấn, duy nhất xăng E5 RON 92 bị điều chỉnh giảm 32% xuống 26 nghìn tấn. Tổng nộp ngân sách nhà nước cũng được BSR điều hỉnh tăng 60% lên 15.703 tỷ đồng, năng suất lao động bình quân tăng từ 4,2 lên 6,4 tỷ đồng/người/tháng; tỷ lệ chia cổ tức /vốn điều lệ tăng từ hơn 3% lên 7%. Bên cạnh đó, kế hoạch tổng vốn đầu tư điều chỉnh giảm từ hơn 1.600 tỷ xuống còn 387 tỷ đồng. Trước đó, BSR công bố BCTC quý III/2023 với doanh thu thuần đạt 37.755 tỷ đồng, giảm 3% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán giảm mạnh hơn với mức gần 13% còn 33.925 tỷ đồng giúp lợi nhuận gộp của công ty gấp 5,8 lần lên 3.830 tỷ đồng. Doanh thu hoạt động tài chính đạt 420 tỷ đồng, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm trước. Trừ đi các chi phí, BSR ghi nhận 3.260 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ, gấp 6,8 lần so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng, BSR ghi nhận doanh thu 105.490 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cổ đông ty mẹ là 6.232 tỷ đồng. Với kết quả này, doanh nghiệp đã thực hiện vượt xa kế hoạch lợi nhuận năm là gần 1.700 tỷ đồng. Theo BSR, quý III/2023 giá dầu thô trong tháng 7 đã tăng từ mức 80,05 USD/thùng lên 94 USD/thùng trong tháng 9/2023. Bên cạnh đó, khoảng cách giữa giá sản phẩm và giá dầu thô quý III/2023 tốt hơn quý III/2022. Với thuận lợi từ giá dầu thô tăng và khoảng cách giá tốt đã làm cho tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh kỳ này của công ty thuận lợi hơn cùng kỳ năm trước.

Ngày 31/12, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã chia sẻ với báo chí về một số kết quả trong công tác điều hành chính sách tài khóa hỗ trợ nền kinh tế năm 2023. Theo Bộ trưởng, trong năm, Bộ Tài chính đã chủ động nghiên cứu, đề xuất, trình cấp có thẩm quyền và ban hành theo thẩm quyền nhiều giải pháp trong lĩnh vực tài chính với tổng quy mô hỗ trợ khoảng 700.000 tỷ đồng. Bộ Tài chính đã trình cấp có thẩm quyền và ban hành theo thẩm quyền 60 văn bản quy phạm pháp luật, liên quan đến các chính sách hỗ trợ trong năm 2023. Trong đó, có các chính sách về gia hạn, miễn, giảm, giãn các loại thuế, phí… Đối với thị trường tài chính nói chung, trong đó có thị trường chứng khoán (TTCK), trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết TTCK mặc dù đứng trước nhiều biến động do ảnh hưởng của tình hình kinh tế chính trị thế giới, TTCK Việt Nam vẫn cho thấy vai trò là kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế. Tổng mức huy động vốn qua TTCK năm 2023 có sự tăng trưởng cả về giá trị đăng ký phát hành và giá trị thực tế phát hành so với năm 2022. Theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, tính đến ngày 30/11, tổng giá trị đăng ký phát hành cổ phiếu và trái phiếu qua Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đạt 103.697 tỷ đồng, tăng 59% so với cùng kỳ; tổng giá trị thực tế phát hành đạt 77.362 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2022. Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Khẩn trương triển khai các giải pháp để sớm nâng hạng TTCK Việt Nam Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về thị trường chứng khoán “Dư địa huy động vốn của doanh nghiệp qua TTCK vẫn còn lớn. Bộ Tài chính sẽ tiếp tục chỉ đạo UBCKNN rà soát tổng thể khung pháp lý về TTCK để tạo điều kiện cho doanh nghiệp huy động vốn. Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trên thị trường”- Bộ trưởng nhấn mạnh. Người đứng đầu Bộ Tài chính cho biết cơ quan này đang phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục khẩn trương triển khai các giải pháp để sớm nâng hạng TTCK Việt Nam theo lộ trình đã đặt ra nhằm hỗ trợ tâm lý của nhà đầu tư và thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài. Đối với thị trường TPDN, Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành triển khai đồng bộ các giải pháp về hoàn thiện pháp luật, quản lý giám sát để vừa ổn định, khôi phục niềm tin của thị trường TPDN, vừa chấn chỉnh, xử lý nghiêm các sai phạm để thị trường phát triển minh bạch, hiệu quả. “Các chính sách tại Nghị định số 08/2023/NĐ-CP được Chính phủ ban hành đã góp phần ổn định tâm lý nhà đầu tư, giãn áp lực trả nợ trái phiếu đáo hạn”, ông Hồ Đức Phớc nêu rõ. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng tăng cường thanh tra, giám sát, đẩy mạnh việc chấn chỉnh, xử lý nghiêm các sai phạm để lành mạnh hóa thị trường. “Trong bối cảnh nền kinh tế bắt đầu phục hồi, doanh nghiệp tăng nhu cầu tiếp cận vốn để đầu tư, việc phát triển thị trường TPDN là rất cần thiết để cung ứng nguồn vốn dài hạn, bên cạnh kênh tín dụng ngân hàng”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh. Theo lãnh đạo Bộ Tài chính, với quyết tâm của Chính phủ, Bộ Tài chính, cùng sự vào cuộc chung tay của các doanh nghiệp, người dân, thị trường bảo hiểm, chứng khoán, TPDN còn nhiều dư địa phát triển, sẽ lấy lại đà tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Ngay trong ngày khánh thành dự án nghìn tỷ, Tập đoàn Đèo Cả đã cùng HHV và một số doanh nghiệp xây lắp khác khởi công dự án có tổng vốn đầu tư hơn 14.300 tỷ đồng. Ngày 1/1/2024, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ khánh thành Dự án đầu tư xây dựng cầu Cửa Lục 3 nối khu vực trung tâm của Tp.Hạ Long với các xã của huyện Hoành Bồ (được sáp nhập với Tp.Hạ Long từ năm 2019). Dự án cầu Cửa Lục 3 được khởi công từ cuối tháng 9/2020 có tổng mức đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng từ ngân sách địa phương. Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Ninh làm chủ đầu tư, Tập đoàn Đèo Cả đứng đầu liên danh nhà thầu thi công. Cầu Cửa Lục 3 có chiều dài hơn 2,6 km, theo thiết kế có 6 làn xe, một đầu đấu nối với tuyến trục chính khu đô thị FLC tại phường Hà Khánh, một đầu giao với Quốc lộ 279 thuộc địa phận thôn Chợ, xã Thống Nhất (cùng Tp.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh). Cầu Cửa Lục 3 bắc qua sông Diễn Vọng thuộc vịnh Cửa Lục không những góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông trong vùng, mà còn được kỳ vọng thu hẹp khoảng cách về địa lý cũng như điều kiện kinh tế giữa Tp.Hạ Long và huyện Hoành Bồ sau khi được sáp nhập (cuối năm 2019). Ở diễn biến khác, cũng trong ngày 1/1, Tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh nối hai tỉnh Lạng Sơn - Cao Bằng được khởi công. Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh có chiều dài toàn tuyến khoảng 121km, tổng vốn đầu tư hơn 23.000 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 1 có chiều dài 93,35km có tổng vốn đầu tư hơn 14.300 tỷ đồng. Điểm đầu dự án tại nút giao Cửa khẩu Tân Thanh, huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) và điểm cuối tại nút giao với Quốc lộ 3 thuộc xã Chí Thảo, huyện Quảng Hòa (Cao Bằng). Công trình được thiết kế vận tốc 80km/giờ, bề rộng mặt cắt ngang nền đường 17m đối với các đoạn thông thường và 13,5m đối với các đoạn phức tạp. Dự kiến dự án hoàn thành năm 2026. Dự án do liên danh Tập đoàn Đèo Cả - CTCP Đầu tư và xây dựng ICV Việt Nam, CTCP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (HHV) - CTCP Xây dựng Công trình 568 làm chủ đầu tư.

CTCP Hoàng Anh Gia Lai (Mã HAG) dự kiến thoái vốn khỏi công ty phân phối thịt heo Bapi dù liên tục báo lãi từ hoạt động bán heo ăn chuối. Hoàng Anh Gia Lai (HAG) thoái vốn khỏi chuỗi bán heo Bapi Dù liên tục đưa ra những dự báo tốt đẹp về hoạt động kinh doanh “heo ăn chuối” nhưng HĐQT CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAG) đã vừa phải thông qua việc chuyển nhượng toàn bộ cổ phần chuỗi bán thịt heo Bapi. Cụ thể, công ty thông qua việc chuyển nhượng cổ phần tại CTCP BAPI Hoàng Anh Gia Lai (BAPIHAGL). Theo đó, HAGL sẽ bán toàn bộ 2,75 triệu cổ phiếu BAPIHAGL, mệnh giá cổ phần là 10.000 đồng/CP. Nếu giao dịch thành công, BAPI Hoàng Anh Gia Lai sẽ không còn là công ty liên kết của HAGL. Hoàng Anh Gia Lai (HAG) thoái vốn khỏi chuỗi bán thịt heo Bapi (Ảnh TL) BAPI Hoàng Anh Gia Lai được thành lập từ tháng 5/2022 với vốn điều lệ 50 tỷ đồng và đang là chuỗi phân phối sản phẩm thịt heo ăn chuối Bapi. Trụ sở công ty được đặt tại TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai. Đáng chú ý, trong tháng 12, CTCP Chăn nuôi Gia Lai, một công ty khác của Hoàng Anh Gia Lai đã thanh toán 750 tỷ đồng (bao gồm toàn bộ nợ gốc gần 587 tỷ đồng và một phần lãi trung hạn hơn 163 tỷ đồng) cho Eximbank để tất toán các khoản vay từ năm 2014. Cũng liên quan đến vấn đề trả nợ của Hoàng Anh Gia Lai, công ty vừa phải công bố nghị quyết cả khách sạn và bệnh viện để lấy tiền trả nợ. Cụ thể, HAGL đã chuyển nhượng 9,9 triệu cổ phiếu mà đơn vị đang sở hữu tại Bệnh viện Đại học Y Dược - Hoàng Anh Gia Lai. Lượng cổ phần này tương ứng với tỷ lệ sở hữu 99% vốn điều lệ tại Công ty cổ phần Bệnh viện Đại học Y Dược - Hoàng Anh Gia Lai. Theo như thông báo trước đó, số tiền này sẽ được công ty sử dụng để trả nợ gốc và lãi các lô trái phiếu đến hạn từng được phát hành từ năm 2016. Trước đó, Hoàng Anh Gia Lai cũng từng phải bán lại Khách sạn Hoàng Anh Gia Lai có địa chỉ tại Số 1 Phù Đổng, phường Phù Đổng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai và thu về khoảng 180 tỷ đồng. Số tiền này cũng đã được dùng với mục đích trả nợ. Ghi nhận lãi hàng trăm tỷ nhưng phải bán nhiều tài sản để trả nợ Một nghịch lý khá kỳ lạ đó là trong 2 năm trở lại đây, HAG liên tục báo lãi với số lợi nhuận lên tới hàng trăm tỷ đồng mỗi quý. Thế nhưng công ty vẫn liên tục phải bán bớt tài sản để lấy tiền trả các khoản nợ tới hạn. Lần báo lỗ cuối cùng mà HAG ghi nhận là từ quý 1/2021 với khoản lỗ sau thuế khoảng 68,8 tỷ đồng. Mới đây nhất, phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ với 130 triệu cổ phiếu của HAG cũng được thực hiện với mục đích lấy nguồn vốn trả nợ. Về kết quả kinh doanh, tại quý 3 gần nhất, Hoàng Anh Gia Lai đạt doanh thu 1.889,4 tỷ đồng, tăng 31,1% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 324,6 tỷ đồng, tăng 12,2%. Một phần lợi nhuận gia tăng đột biến được ghi nhận đến từ việc thanh lý tài sản cố định, đóng góp 144,1 tỷ đồng cho kết quả kinh doanh quý 3 của công ty. Bước sang tháng 10/2023, doanh thu của Hoàng Anh Gia Lai cũng ghi nhận 711 tỷ đồng, tăng 52,3% so với cùng kỳ. Trong đó mảng cây ăn trái đóng góp 57,7% tương ứng 410 tỷ đồng. Mảng chăn nuôi đóng góp 27,8% tương ứng 198 tỷ đồng. Ngành phụ trợ là 103 tỷ đồn. Tại tháng 10 này, công ty tiếp tục không công bố lợi nhuận như từng làm trong các báo cáo tháng trước đây.