VNINDEX test 1140 thất bại, cổ phiếu gãy nền rũ

, ,

VNINDEX hôm nay mở cửa với sự hỗ trợ của nhóm ngân hàng, đặc biệt là cổ phiếu VCB vượt lên vùng 1139.71đ tuy nhiên gặp áp lực bán trong phiên đã có lúc quay trở lại test vùng 1128.69đ và cuối phiên đóng cửa tại vùng 1131.72đ.

Đóng cửa ở sắc xanh nhưng đa số cổ phiếu nhóm MIDCAPS bị bán mạnh sau khi lan truyền một số thông tin liên quan đến nhóm điện gió GEX, HDG, BCG…kéo theo các nhóm cổ phiếu khác bị bán.

Sau cây nến hôm nay thì nhóm cổ phiếu MIDCAPS có nến khá xấu và nhiều cổ phiếu đánh theo mẫu hình gãy nền rũ, vì vậy khả năng các nhóm cổ phiếu MIDCAPS sẽ cần có thời gian xây nền để tích lũy tiếp.

Chi tiết phân tích thị trường và chiến lược giai đoạn này mời Anh chị NĐT xem tại video dưới đây.

Chứng khoán hôm nay | Nhận định thị trường: VNINDEX test 1140 thất bại, cổ phiếu gãy nền rũ

1 Likes

Bước vào năm 2024, phát huy tinh thần “Đoàn kết – Trách nhiệm – Sáng tạo – Hành động – Phát triển”, Ban Lãnh đạo Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã kêu gọi toàn thể cán bộ công nhân viên, người lao động (CBCNV-NLĐ) hoàn thành vượt mức các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch năm 2024, thể hiện sự đồng lòng, quyết tâm, nỗ lực trong từng hành động, trong từng công việc! Nghi thức Cam kết thi đua tại Hội nghị Người lao động PV GAS 2023. Đảng ủy, Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc, các tổ chức chính trị xã hội PV GAS kêu gọi toàn thể CBCNV-NLĐ với niềm tự hào là thành viên của PV GAS, phát huy hơn nữa tinh thần đoàn kết, bản lĩnh, trí tuệ, sức mạnh của từng tập thể, cá nhân, chung sức đồng lòng, vượt qua mọi khó khăn thách thức, nỗ lực phấn đấu, thi đua hoàn thành vượt mức tất cả các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch năm 2024 với những nội dung, cụ thể như sau: Một là : Vận hành an toàn, hiệu quả các công trình khí/cơ sở sản xuất kinh doanh; đảm bảo cung cấp khí và các sản phẩm khí tối đa, liên tục cho khách hàng. Hai là : Đảm bảo hiệu quả trong sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh hoạt động kinh doanh quốc tế và phát triển thị trường tiêu thụ khí/LNG/sản phẩm khí, cung cấp khí làm nguyên liệu. Ba là : Kiểm soát, đảm bảo tiến độ các dự án/hạng mục công trình đầu tư xây dựng, đặc biệt là các dự án hạ tầng LNG/LPG. Bốn là : Chủ động/phối hợp xây dựng, làm việc với các cấp có thẩm quyền để sớm phê duyệt các cơ chế, chính sách về cước phí, giá khí/LNG bán cho sản xuất điện. Đàm phán, ký kết/quản lý/khai thác hiệu quả các hợp đồng mua bán, vận chuyển khí/LNG/sản phẩm khí và dịch vụ liên quan. Năm là : Không ngừng nâng cao công tác quản trị; sửa đổi/bổ sung, hoàn thiện hệ thống quy chế, quy định nội bộ đảm bảo tinh gọn, hiệu quả; thực hiện công tác tái cấu trúc/tái cơ cấu, bổ nhiệm, sắp xếp nhân sự phù hợp tình hình mới. Sáu là : Không ngừng đẩy mạnh các phong trào thi đua lao động giỏi, sáng tạo, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, thực hành tiết kiệm, tiết giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh. Bảy là : Tiếp tục đẩy mạnh công tác tái tạo và lan tỏa văn hóa doanh nghiệp; triển khai chuyển đổi số và xây dựng hệ thống ERP, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và đặc thù của PV GAS. Với bản lĩnh của những người đi đầu trong ngành công nghiệp khí Việt Nam, tự hào là lá cờ đầu của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, toàn thể Ban lãnh đạo và CBCVN-NLĐ PV GAS tiếp tục công hiến, chinh phục và gặt hái nhiều thành công trong năm mới. Chào mừng 2024!

Chứng khoán HSC và TPS được chấp thuận chào bán lần lượt 229 triệu cổ phiếu và 100 triệu cổ phiếu. Chứng khoán Tiên Phong (TPS, mã: ORS) vừa công bố chứng nhận đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng của Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước (UBCKNN), hiệu lực 90 ngày kể từ 28/12/2023. Theo phương án, TPS sẽ chào bán 100 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo phương thức thực hiện quyền mua. Tỷ lệ thực hiện quyền là 2:1. Giá chào bán là 10.000 đồng/cp. Số tiền dự kiến huy động 1.000 tỷ đồng. TPS dự kiến dùng 700 tỷ đồng cho hoạt động tự doanh, đầu tư vốn 200 tỷ đồng và các hoạt động kinh doanh khác 100 tỷ đồng; dự kiến giải ngân trong năm 2024. Vốn điều lệ TPS sẽ tăng lên 3.000 tỷ đồng. Theo kế hoạch ĐHĐCĐ thường niên 2023 đã thông qua, công ty muốn tăng vốn lên 4.000 tỷ đồng. Cũng trong đợt này Chứng khoán HSC (Mã: HCM) đã được UBCKNN chấp thuận phương án phát hành 297,2 triệu đơn vị . Trong đó, 228,6 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu và 68,6 triệu đơn vị phát hành để trả cổ tức. Vốn điều lệ dự kiến tăng từ 4.581 tỷ đồng lên thành 7.552 tỷ đồng. Phương án chào bán cho cổ đông hiện hữu đã được ĐHĐCĐ HSC thông qua tại cuộc họp ngày 8/8/2022. Tổng giá trị phát hành dự kiến theo mệnh giá đạt 2.286 tỷ đồng. Số tiền dự kiến thu được, HSC cân nhắc dùng để bổ sung vốn cho hoạt động cho vay giao dịch ký quỹ (margin) 1.786 tỷ đồng và bổ sung vốn cho hoạt động tự doanh 500 tỷ đồng. Như vậy, hai công ty chứng khoán hút về gần 3.300 tỷ đồng trên thị trường khi thực hiện tăng vốn. Trên sàn HOSE, cổ phiếu HCM và ORS đang được giao dịch quanh mức giá 25.000 đồng/cp và 17.000 đồng/cp tại phiên sáng 2/1. Việc hai công ty chứng khoán dự kiến hút về gần 3.300 tỷ đồng từ thị trường đặt trong bối cảnh thanh khoản tụt áp cuối năm 2023. Nhiều phiên giao dịch, thanh khoản sàn HOSE rơi xuống quanh ngưỡng 10.000 tỷ đồng.

Dù vẫn còn bị lỗ lũy kế lớn, nhưng tình hình kinh doanh của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, HoSE: HVN) có nhiều chuyển biến tích cực. Thách thức lớn nhất của doanh nghiệp này chính là quá trình tái cơ cấu nhằm xoá lỗ luỹ kế. Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của HVN qua các năm. Cổ phiếu thoát diện cảnh báo Trong một số phiên giao dịch cuối tháng 12/2023, cổ phiếu HVN đã tăng trần vì cổ phiếu này được đưa ra khỏi diện cảnh báo. Theo đó, cổ phiếu HVN có thời điểm tăng lên mức 13.350 đồng/cp. Đây đã là phiên tăng thứ 6 liên tiếp của cổ phiếu HVN. Dù cổ phiếu HVN thoát khỏi diện cảnh báo, nhưng vẫn đối mặt nguy cơ bị hủy niêm yết vì doanh nghiệp này đã trải qua 3 năm lỗ liên tiếp. Đến cuối quý 3/2023, lỗ lũy kế của HVN hơn 37.932 tỷ đồng và âm vốn chủ sở hữu. Trong quý 3/2023, HVN tiếp tục tăng trưởng lùi khi lỗ hơn 2.200 tỷ đồng mặc dù doanh thu tăng hơn 10% so với cùng kỳ, cán mốc hơn 23.569 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu đến từ các khoản chi phí tăng như chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Lũy kế 9 tháng đầu năm nay, HVN đạt doanh thu thuần hơn 67.627 tỷ đồng, tăng hơn 24,4% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng HVN vẫn lỗ ròng hơn 3.534 tỷ đồng và âm vốn chủ sở hữu. Đẩy mạnh tái cơ cấu Để bảo đảm dòng tiền kinh doanh, ông Trần Thanh Hiền, Kế toán trưởng của HVN cho biết, kinh doanh thua lỗ thì dòng tiền khó đảm bảo cân bằng khiến tài chính doanh nghiệp khó khăn. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường hàng không phục hồi nhanh, đặc biệt là năm 2023, nên dòng tiền của hãng được cải thiện mặc dù con số nợ, giãn, hoãn rất lớn. Năm 2023, không những dòng tiền đảm bảo cho hoạt động sản xuất, kinh doanh mà HVN còn bố trí trên 7.000 tỷ đồng trả các khoản nợ đã cam kết. Cùng với dòng tiền từ kinh doanh và bổ sung dòng tiền từ Đề án tái cơ cấu, HVN sẽ cam kết trả các khoản nợ, là ưu tiên số 1 trong Đề án tái cơ cấu, nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản hoạt động liên tục của doanh nghiệp. - 3.534 tỷ đồng là khoản lỗ ròng 9 tháng đầu năm 2023 của HVN. Đến nay, HVN lỗ lũy kế - 37.932 tỷ đồng. Cho đến nay, những khoản nợ của HVN đang dần được xử lý theo lộ trình, và HVN cũng cam kết trả những khoản nợ đã hoãn. Đó là một trong nỗ lực của cả Tổng Công ty và từ năm 2024 trở đi doanh nghiệp có thể tự cân bằng dòng tiền để tổ chức sản xuất kinh doanh mà không cần hỗ trợ, qua đó khắc phục khả năng hủy niêm yết trên sàn chứng khoán. Tuy nhiên, để xóa lỗ lũy kế và dương vốn chủ sở hữu, đòi hỏi HVN có thể mất rất nhiều năm. Điều quan trọng nhất đối với HVN là cần được thông qua Đề án tái cơ cấu gồm tái cơ cấu danh mục đầu tư, tái cơ cấu các công ty con và tái cơ cấu nguồn vốn. Để tiếp tục tái cơ cấu đưa vốn chủ sở hữu về dương, HVN đang tích cực đề nghị Chính phủ cho thực hiện thoái vốn một số đơn vị thành viên. Về công tác tái cơ cấu tài sản, HVN đang triển khai việc bán một số tàu bay cũ, cho thuê lại máy bay, động cơ để cải thiện dòng tiền. Theo ông Đặng Ngọc Hòa, Chủ tịch HĐQT HVN, việc này sẽ được thực hiện linh hoạt để đảm bảo cho đội bay của HVN vận hành trơn tru kể từ năm 2024.

Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (mã DPM-HOSE) vừa công bố thông tin về việc điều chỉnh một số chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh. Theo đó, DPM công bố kế hoạch kinh doanh năm 2023 điều chỉnh gồm tổng doanh thu giảm 4.305 tỷ đồng từ 17.372 tỷ xuống còn 13.067 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế từ 2.670 tỷ đồng xuống còn 610 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế từ 2.250 tỷ đồng giảm còn 463 tỷ đồng, giảm 92% so với lợi nhuận sau thuế năm 2022. Kế hoạch điều chỉnh này thấp hơn so với kế hoạch năm 2023 được thông qua tại ĐHCĐ tháng 6/2023. Nguyên nhân là do giá bán urê trung bình thấp hơn dự kiến và kết quả kinh doanh kém của mảng NPK. Bên cạnh đó, DPM công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với doanh thu 12.755 tỷ đồng, giảm 6% so với kế hoạch điều chỉnh năm 2023 và lợi nhuận sau thuế đạt 542 tỷ đồng, tăng 17% so với kế hoạch điều chỉnh năm 2023. Trước đó, DPM công bố kết quả kinh doanh quý 3/2023 kém khả quan với doanh thu đạt 3,2 ngàn tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ.

TPB: TPBank trên con đường chinh phục 12 triệu khách hàng Chia sẻ Đăng lại Bình luận (2) Nguyễn Đình Trung Tổng hợp từ Asean Times | 36 phút Theo dõi Ngân hàng TPBank vừa công bố cán mốc 12 triệu khách hàng vào những ngày cuối cùng của 2023 đồng thời đạt gần 1 tỷ lượt giao dịch trên app TPBank trong năm, tương đương 98% số lượng giao dịch. Tầm nhìn đón đầu xu hướng với đòn bẩy công nghệ TPBank là điển hình của một mô hình ngân hàng tái cơ cấu thành công và bền vững. Ở thời điểm 12 năm trước, khi công nghệ vốn chỉ được xem là một phần cơ bản của ngân hàng, TPBank đã được ban lãnh đạo định hình rõ nét về con đường chiến lược nơi công nghệ là đòn bẩy tiên quyết. Một kế hoạch dài hạn xây dựng và làm chủ công nghệ ngân hàng theo chuẩn quốc tế đã được hình thành dưới sự hỗ trợ của cổ đông FPT. Trong suốt những năm sau đó và đến bây giờ, nhắc đến chuyển đổi số ngành ngân hàng là nhắc tới lá cờ tiên phong TPBank. Ngân hàng đã đầu tư mạnh cho đội ngũ IT, kỹ sư, ứng dụng một loạt công nghệ mới vào trải nghiệm giao dịch của khách hàng và nội bộ. Đồng thời, TPBank cũng dẫn đầu khơi thông các chính sách, mở cửa cho công nghệ tích hợp sâu hơn vào trải nghiệm khách hàng – vốn đã được thế giới ứng dụng từ lâu, điển hình nhất là eKYC - phương thức xác minh danh tính điện tử, nhận diện khách hàng bằng công nghệ AI dựa vào thông tin sinh trắc học, giấy tờ tùy thân… “Ngân hàng không ngủ” LiveBank 24/7 – ra mắt cuối năm 2016, là thành quả nổi bật tích hợp những công nghệ hiện đại nhất của TPBank, phục vụ khách hàng mọi lúc, giải quyết phần lớn các nhu cầu dịch vụ tài chính. Đại dịch đã thay đổi nhiều thói quen của con người và cũng tái định nghĩa lại trải nghiệm sử dụng dịch vụ tài chính của khách hàng. Công nghệ trở thành điểm mấu chốt. Tất các các phương thức giao tiếp tài chính số của TPBank được khai thác tối đa và thu hút sự quan tâm của khách hàng. Đây cũng là khởi đầu cho sự bứt phá không ngừng của ngân hàng Tím về số lượng khách hàng. LiveBank 24/7 hay ngân hàng số TPBank trở thành biểu tượng và một phần không thể thiếu trong đời sống tài chính của hàng triệu người. Nhận được sự tin dùng, ưa thích của khách hàng, TPBank không đơn thuần là một ngân hàng hay dịch vụ tài chính, mà còn là điểm sáng về ứng dụng công nghệ đầy sáng tạo và truyền cảm hứng, những giá trị đặc biệt của thị trường tài chính ngân hàng tại Việt Nam. Tâm huyết của lãnh đạo với triết lý kinh doanh thấu hiểu khách hàng, vị nhân sinh Nếu nói công nghệ là đòn bẩy để tạo nên sức bật cho ngân hàng, thì triết lý kinh doanh là nền tảng cho sự phát triển bền vững. Chủ tịch TPBank, ông Đỗ Minh Phú và Phó Chủ tịch Đỗ Anh Tú đã xây dựng sự nghiệp từ các lĩnh vực nơi “phải bán lẻ khắp nơi và sản phẩm cần thiết kế từ nhu cầu người dùng, hay cần dịch vụ hoàn hảo như vàng trang sức”. Đó là thứ mà những người đã làm nên các thương hiệu Diana, DOJI muốn mang tới ngành ngân hàng. Họ tin rằng có thể xây dựng một ngân hàng “thực sự lấy khách hàng làm trung tâm”, lấy sự thấu hiểu của khách hàng làm kim chỉ nam để tạo ra các giải pháp, sản phẩm tài chính. “Ứng dụng công nghệ trong ngành ngân hàng thực chất không phải là giải pháp công nghệ, nhà thầu công nghệ, mà đến từ cách suy nghĩ của con người”, ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPBank chia sẻ. Để tìm mua giải pháp công nghệ trong thời đại hiện nay không khó. Nhưng câu hỏi mua gì, dùng ra sao, hướng tới giải quyết vấn đề như thế nào, lại là điều mà không phải ai cũng trả lời được. TPBank đã chứng minh sự chân thành và tâm huyết thông qua việc phát triển sản phẩm từ trái tim, theo nhu cầu thực tế của người dùng. Sự chăm chút tỉ mỉ trong từng chi tiết của app TPBank Mobile, giao diện người dùng, LiveBank thể hiện rõ nét tuyên ngôn “Vì chúng tôi hiểu bạn” đối với khách hàng. Chị Bùi Kim Thi (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bất ngờ khi mình là khách hàng thứ 12 triệu của TPBank. Công nghệ chỉ được tạo ra để giải những đề bài có sẵn, đi sau. TPBank tin rằng sự quan tâm mà con người có thể dành cho con người, vị nhân sinh vượt trên mục tiêu kinh doanh, chính là điều làm nên sự “tiên phong” dẫn dắt của một ngân hàng. Từ những sản phẩm tối tân, thời thượng đến những chiến dịch truyền thông độc đáo, đặc sắc Trong suốt hành trình 12 năm tái cơ cấu, TPBank đã ghi dấu ấn với loạt sản phẩm ấn tượng cho cả khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. LiveBank 24/7 trở thành biểu tượng số của ngành ngân hàng Việt Nam được tích hợp những công nghệ hiện đại nhất, đáp ứng 98% nhu cầu dịch vụ tài chính của khách hàng từ gửi/rút tiền, vay tiền, mở/nhận thẻ… Mới đây nhất, TPBank tiếp tục hoàn thiện công nghệ xác thực sinh trắc học bằng việc ra mắt trợ lý số eCM, giúp khách hàng có thể đến điểm giao dịch TPBank (quầy giao dịch, LiveBank 24/7) mà không cần giấy tờ sau khi đăng ký hồ sơ số một lần duy nhất với TPBank (vân tay, nhận diện khuôn mặt, căn cước công dân (CCCD). App TPBank là hình mẫu của ứng dụng ngân hàng số với một loạt những tính năng ấn tượng như ChatPay, VoicePay, Widget… mang lại những trải nghiệm không tưởng cho khách hàng. Đó còn là những dòng sản phẩm thẻ độc đáo như Flash 2in1 với 40 thiết kế, trong 10 bộ sưu tập để khách hàng thỏa sức thể hiện chất tôi, lựa chọn phong cách. Với khách hàng doanh nghiệp, TPBank Biz, gói dịch vụ Biz Ecosis, giải pháp bảo lãnh số, chứng từ số… tất cả đều là những bước đi tiên phong của TPBank, mang đến trải nghiệm tiện lợi nhanh chóng. Không chỉ vậy, điều tạo nên sức hút cho ngân hàng màu tím còn đến từ những chiến dịch truyền thông và cách tiếp cận sáng tạo với khách hàng. Hành trình xuyên Việt “truck team Tím” của TPBank năm nay là một trong những chiến dịch thành công rực rỡ lan tỏa thương hiệu ngân hàng đến khắp mọi miền đất nước và giới thiệu sản phẩm đến mọi người dân. Điểm cuối của hành trình – Đại nhạc hội “Trọn trải nghiệm” là cái kết tuyệt vời tạo ra “cơn địa chấn” bùng nổ trên khắp các mặt báo và không gian online với hơn 9 triệu lượt hiển thị trên các mạng xã hội bằng những khoảnh khắc đặc biệt. Hơn 50.000 khán giả có mặt trực tiếp tại sân ký túc xá Khu A, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và gần hơn 4,6 triệu người xem trên các nền tảng livestream đã có một đêm “cháy hết mình” tại TPBank 2in1 Concert. Những năm trước, TPBank cũng thành công với chiến dịch quảng bá “đậm chất tôi” cho lần ra mắt những tính năng độc đáo trên ứng dụng ngân hàng số. Bắt đầu từ việc thay đổi phong cách, xây dựng thói quen tài chính mới cho từng khách hàng, TPBank đã lan tỏa và tạo cảm hứng chuyển đổi số cho ngành ngân hàng Việt Nam. Băng qua một hành trình ấn tượng để hiện hữu trong trái tim hàng chục triệu người, sự sáng tạo, chất lượng sản phẩm, và mối quan hệ chặt chẽ, thấu hiểu với khách hàng sẽ luôn là một phần quan trọng then chốt để TPBank hướng tới những cột mốc cao hơn nữa.

BID: Lãi suất tiết kiệm BIDV mới nhất tháng 1/2024 Chia sẻ Đăng lại Bình luận Nguyễn Tuấn Hưng Tổng hợp từ Vietnam+ | 20 phút Theo dõi Lãi suất tiết kiệm BIDV mới nhất tháng 1/2024 cao nhất chỉ 5,3%/năm. Khách hàng giao dịch tại BIDV. Ảnh: BNEWS phát Cập nhật biểu lãi suất huy động mới nhất ngày 2/1 tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho thấy lãi suất kỳ hạn 1-2 tháng hiện còn 2,2%/năm; kỳ hạn 3 tháng còn 2,5%/năm và kỳ hạn từ 6-9 tháng còn 3,5%/năm. Lãi suất kỳ hạn từ 12 tháng trở lên tại 2 ngân hàng này dao động từ 5-5,3%/năm. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) cũng niêm yết mức lãi suất tương tự. Biểu lãi suất huy động của ngân hàng BIDV tháng 1/2024: Còn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), lãi suất các kỳ hạn ngắn tiếp tục được điều chỉnh giảm. Cụ thể, lãi suất kỳ hạn 1-2 tháng được Agribank niêm yết ở mức 2%/năm; từ 3 đến dưới 6 tháng lãi suất 2,5%/năm; từ 6 đến dưới 12 tháng là 3,5%/năm. Các mức này hiện giảm từ 0,5-0,6%/năm so với hồi đầu tháng trước. Đối với các kỳ hạn dài từ 12 đến dưới 24 tháng, Agribank vẫn áp dụng lãi suất 5%/năm và 24 tháng là 5,3%/năm. Tuy nhiên, đây chưa phải ngân hàng có lãi suất huy động thấp nhất hệ thống. Theo đó, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đang niêm yết lãi suất kỳ hạn 1-2 tháng chỉ 1,9%/năm. Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng được Vietcombank niêm yết ở mức 2,2%/năm; kỳ hạn 6-9 tháng là 3,2%/năm cho 6-9 tháng và kỳ hạn từ 12-60 tháng là 4,8%/năm. Như vậy, trong số các “big 4”, lãi suất ngân hàng Vietcombank đang thấp nhất. Không riêng với nhóm “big 4”, lãi suất tại nhiều ngân hàng cũng đang dò đáy. Chẳng hạn như Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại kỳ hạn 1 và 2 tháng tại ngân hàng này chỉ 2,2%/năm; kỳ hạn từ 3 đến 5 tháng là 2,5%/năm. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 6 đến dưới 12 tháng được SCB niêm yết đồng loạt mức 3,5%/năm; các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên chỉ 4,8%/năm. [Tra cứu lãi suất ngân hàng mới nhất tại đây] SCB hiện niêm yết lãi suất cao nhất ở mức 6,8%/năm dành cho món tiền gửi có số dư từ 500 tỷ đồng trở lên kỳ hạn 13 tháng. Trước đó, SCB từng là ngân hàng niêm yết lãi suất huy động cao nhất hệ thống trong một thời gian dài tới gần 10%/năm hồi cuối năm 2022, thậm chí tại thời điểm đó còn có chương trình tặng lãi suất tới 0,8%/năm cho khách hàng. Tuy nhiên, kể từ đầu năm 2023 đến nay, SCB đã liên tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động. Tổng mức giảm đến nay dao động từ 3,45-6,35%/năm tùy từng kỳ hạn. Nhiều ngân hàng cũng đã điều chỉnh giảm lãi suất thời gian qua như: Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank), Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVCombank), Ngân hàng TMCP Phát triển Tp. Hồ Chí Minh (HDBank)…

Ngày 28/12/2023, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với DIG tổng số tiền 470 triệu đồng. Theo đó, Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (HoSE: DIG) bị phạt 85 triệu đồng do không công bố thông tin Nghị quyết Hội đồng quản trị số 192A/2022/NQ-DICCorp-HĐQT ngày 14/1/2022 thông qua việc thay đổi phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ. Cùng với đó, DIG bị phạt 175 triệu đồng do không báo cáo việc thay đổi phương án sử dụng vốn, số tiền thu được từ đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ năm 2021 tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022. Ngoài ra, DIG còn bị phạt 150 triệu đồng đối với hành vi công bố thông tin sai lệch. Cụ thể, DIG công bố thông tin Báo cáo tiến độ sử dụng vốn số 113/DICGroup-HĐQT ngày 13/10/2022, số 48/DICGroup-HĐQT ngày 14/4/2023, số 118/ DICGroup-HĐQT ngày 10/10/2023, tại các báo cáo này có nêu: “Mục đích sử dụng vốn theo phương án phát hành: đầu tư vào dự án Khu đô thị mới Vũng Tàu, phường 12, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”, “Mục đích giải ngân thanh toán chi phí công tác chuẩn bị đầu tư dự án, đền bù giải phóng mặt bằng”. Tuy nhiên, theo Báo cáo tiến độ sử dụng vốn số 133/ DICCorp-KT ngày 20/4/2022 và Báo cáo tiến độ sử dụng vốn số 113/ DICCorp-HĐQT ngày 13/10/2022, Công ty sử dụng vốn để: (i) đầu tư vào dự án Khu đô thị mới Vũng Tàu, (ii) thanh toán khoản tiền còn thiếu cho CTCP Đầu tư và phát triển Tân Long). Chưa dừng lại ở đó, DIG còn bị phạt 60 triệu đồng do không công bố báo cáo sử dụng vốn, số tiền thu được từ đợt chào bán hoặc phát hành để thực hiện dự án đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên hoặc không thuyết minh chi tiết việc sử dụng vốn, số tiền thu được từ đợt chào bán hoặc phát hành để thực hiện dự án trong báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán xác nhận. Cụ thể, DIG không công bố báo cáo sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ năm 2021 để thực hiện dự án đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 hoặc không thuyết minh chi tiết việc sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ năm 2021 để thực hiện dự án trong báo cáo tài chính năm 2021 đã được kiểm toán xác nhận. Ngoài tổng mức phạt 470 triệu đồng, DIG còn phải khắc phục bằng cách phải thông qua Đại hội đồng cổ đông gần nhất về việc thay đổi phương án sử dụng vốn, số tiền thu được từ đợt chào bán riêng lẻ. DIG cũng phải cải chính thông tin theo quy định đối với hành vi công bố thông tin sai lệch. Ngoài ra, DIG còn phải công bố báo cáo sử dụng vốn được kiểm toán xác nhận tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông gần nhất hoặc công bố thuyết minh chi tiết việc sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ trong báo cáo tài chính năm được kiểm toán xác nhận. Trước đó, vào tháng 10/2021, DIG đã chào bán 75 triệu cổ phiếu với giá 20.000 đồng/cp để huy động 1.500 tỷ đồng. Theo kế hoạch, DIG dự kiến dùng toàn bộ số tiền từ đợt phát hành này để đầu tư Dự án Khu đô thị (KĐT) mới Bắc Vũng Tàu. Tuy nhiên, sau đó, DIG điều chỉnh kế hoạch sử dụng vốn khi chỉ đầu tư gần 750 tỷ đồng vào dự án KĐT mới Bắc Vũng Tàu; số tiền còn lại gần 750 tỷ đồng dùng để thanh toán khoản tiền còn thiếu cho CTCP Đầu tư và Phát triển Tân Long. Tuy nhiên, tính đến cuối tháng 1/2023, DIG đã giải ngân toàn bộ 750 tỷ đồng để thanh toán khoản tiền còn thiếu cho CTCP Đầu tư và Phát triển Tân Long và giải ngân hơn 498,7 tỷ đồng vào dự án KĐT mới Bắc Vũng Tàu, còn lại chưa giải ngân hơn 251,2 tỷ đồng.

Với những triển vọng vững chắc về nhu cầu, nhóm cổ phiếu công nghệ thông tin vẫn sẽ duy trì được đà tăng trưởng kết quả kinh doanh hai chữ số. Nhà đầu tư có thể cân nhắc cổ phiếu FPT bởi đây là doanh nghiệp nổi bật trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm, chuyển đổi số… Mới đây, Công ty Cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) đã công bố báo cáo chiến lược năm 2024 với điểm nhấn nhóm cổ phiếu công nghệ thông tin sẽ duy trì được đà tăng trưởng kết quả kinh doanh hai chữ số. CHI TIÊU CHO CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TOÀN CẦU SẼ DUY TRÌ ĐÀ TĂNG KBSV dẫn dự báo của Gartner, chi tiêu cho lĩnh vực công nghệ thông tin trong năm 2024 sẽ tăng trưởng ổn định ở mức 8%, đạt 5,1 nghìn tỷ USD nhờ kỳ vọng đầu tư vào Cloud, bảo mật thông tin, AI và tự động hoá. Lĩnh vực phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin được cho là sẽ tăng trưởng lần lượt 13,8% và 10,4%. Nguồn: KBSV Về dài hạn, KBSV cho rằng chi tiêu cho lĩnh vực công nghệ thông tin sẽ tiếp tục tăng trưởng do sự phát triển nhanh của công nghệ, đòi hỏi các doanh nghiệp, tổ chức phải mạnh tay đầu tư để cạnh tranh, thích nghi với xu thế tất yếu; thói quen của người tiêu dùng dần thay đổi, phụ thuộc vào các sản phẩm công nghệ thông tin; Chính phủ các nước ưu tiên phát triển công nghệ để bắt kịp sự thay đổi của thế giới. KBSV kỳ vọng vào tăng trưởng của thị trường Châu Á – Thái Bình Dương trong năm tới bởi đây là những thị trường tiềm năng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, dân số trẻ và nhanh nhạy với công nghệ. Đồng thời, nhu cầu chuyển đổi số duy trì tích cực, đặc biệt tại Nhật Bản từ sau giai đoạn Covid-19 khi các doanh nghiệp muốn chuyển đổi mô hình kinh doanh từ mô hình truyền thống. Đồng thời, nhiều chính sách được ban hành nhằm hỗ trợ thúc đẩy đầu tư cho công nghệ và chuyển đổi số tại khu vực này. Nguồn: KBSV Trong khi đó, KBSV cho rằng thị trường Mỹ và EU sẽ phục hồi về nhu cầu chi tiêu cho lĩnh vực công nghệ thông tin. Làn sóng sa thải nhân sự công nghệ thông tin đã kết thúc tại Mỹ và kỳ vọng lãi suất sẽ hạ nhiệt trong năm 2024. Bên cạnh đó, theo dự báo của Gartner, chi tiêu cho lĩnh vực công nghệ thông tin cho EU sẽ đạt tăng trưởng 9,3% trong 2024, phục hồi từ mức thấp trong năm 2023 (5,3%). KBSV lưu ý rằng Mỹ và EU vẫn là khu vực đứng đầu thế giới trong đầu tư cho công nghệ thông tin. Theo đánh giá của IDC (công ty nghiên cứu thị trường và tư vấn công nghệ tại Mỹ), chi tiêu cho chuyển đổi số tại EU sẽ tăng trưởng nhanh với mức CAGR 16% cho giai đoạn 2023-2027. Vì vậy, triển vọng cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin tại đây còn lớn, đặc biệt như FPT có năng lực cạnh tranh về chi phí nhân sự và đang mở rộng thâm nhập vào 2 thị trường này. TRIỂN VỌNG TƯƠI SÁNG CHO NHÓM CỔ PHIẾU CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KBSV cũng cho rằng, tiềm năng tăng trưởng của Trung tâm dữ liệu và Cloud ở Việt Nam là lớn nhờ dư địa nhiều cho phát triển. Báo cáo của Savills Châu Á Thái Bình Dương cho thấy Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam có ít trung tâm dữ liệu hơn Hong Kong và Singapore, mặc dù có dân số đông hơn 30 lần. Chính phủ cũng đặt mục tiêu Việt Nam trở thành trung tâm kỹ thuật số quan trọng. Nguồn: KBSV Thị trường trung tâm dữ liệu của Việt Nam được dự báo sẽ tăng lên 1,04 tỷ USD vào năm 2023, tăng từ mức 561 triệu USD vào năm 2022 và đạt tốc độ tăng trưởng kép là 10,7%. Kế tiếp là tốc độ phát triển nhanh. Trung tâm dữ liệu của Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất thế giới nhờ quá trình số hóa của nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước, dân số trẻ hiểu biết về kỹ thuật số, tương lai của 5G và luật nội địa hóa dữ liệu. Do đó, KBSV duy trì quan điểm tích cực đối với ngành công nghệ thông tin trong năm tới. Nhu cầu chi tiêu cho lĩnh vực này sẽ tăng lên trong xu thế chung của cả thế giới. Diễn biến giá cổ phiếu nhóm công nghệ từ đầu năm cũng cho thấy sự tích cực so với thị trường chung. “Chúng tôi cho rằng với những triển vọng vững chắc về nhu cầu, nhóm cổ phiếu này vẫn sẽ duy trì được đà tăng trưởng kết quả kinh doanh hai chữ số. Nhà đầu tư có thể cân nhắc cổ phiếu FPT bởi đây là doanh nghiệp nổi bật trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm, chuyển đổi số và đang đầu tư mạnh mẽ vào Trung tâm dữ liệu”, nhóm phân tích của KBSV dự báo. Nguồn: KBSV KBSV cũng nhấn mạnh, tuỳ theo khẩu vị đầu tư, mỗi nhịp điều chỉnh sâu của cổ phiếu sẽ là cơ hội cho nhà đầu tư tích luỹ với tầm nhìn đầu tư dài hạn. Tuy nhiên, rủi ro cần chú ý khi đầu tư vào nhóm cổ phiếu công nghệ thông tin sẽ bao gồm tăng trưởng không như kỳ vọng do ảnh hưởng diễn biến của bối cảnh vĩ mô hoặc các dự án đầu tư bị chậm tiến độ. NĂM 2024 SẼ LÀ “ĐẤT DIỄN” CHO CỔ PHIẾU FPT Sang năm 2024, các chuyên gia của KBSV cũng khuyến nghị mua cổ phiếu FPT với giá mục tiêu là 108.500 đồng/cổ phiếu, cao hơn 19% so với giá tại ngày 28/11/2023 nhờ kết quả kinh doanh tích cực trong quý 3/2023. Cụ thể, KBSV cho biết, doanh thu quý 3/2023 của FPT đạt 13.762 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ, biên lợi nhuận gộp tương ứng đạt khoảng 40%. Lợi nhuận sau thuế quý 3 ghi nhận 2.076 tỷ đồng, tăng 18%. Luỹ kế 9 tháng, mảng công nghệ thông tin với doanh thu nước ngoài tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng và ghi nhận nhiều đơn hàng lớn. Cụ thể, doanh thu ký mới 9 tháng đầu năm 2023 đạt 20.700 tỷ đồng, trong đó có 20 dự án quy mô trên 5 triệu USD. Nguồn: KBSV KBSV dự phóng tăng trưởng doanh thu cho mảng công nghệ thông tin trong năm 2024 sẽ đạt 25% so với cùng kỳ dựa trên kỳ vọng doanh thu thị trường Nhật Bản và APAC tích cực nhờ nhu cầu chuyển đổi số và khả năng thâm nhập của FPT tại 2 thị trường này. Ngoài ra, chi tiêu cho công nghệ thông tin tại Mỹ và EU được cải thiện trong 2024, kết hợp với lợi thế chi phí thấp, kinh nghiệm và lợi ích cộng hưởng từ những thương vụ M&A gần đây Trong khi đó, mảng giáo dục tiếp tục cho thấy tăng trưởng ổn định. Trong 9 tháng đầu năm 2023, mảng giáo dục duy trì tăng trưởng doanh thu cao, đạt 4.435 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ. Với uy tín đào tạo ra nhiều nhân lực chất lượng trong ngành công nghệ thông tin, KBSV cho rằng mảng giáo dục sẽ thu hút nhiều sinh viên khi nhu cầu học lớn. Trong quý 3/2023, Trường Đại học FPT thành lập Khoa Vi Mạch Bán, dự kiến sẽ chính thức đào tạo vào 2024.

Lãi suất ngân hàng Vietcombank tháng 1/2024 đang ở mức thấp nhất hệ thống. Khách hàng giao dịch tại Hội sở chính Vietcombank. Ảnh: Trần Việt - TTXVN Cập nhật biểu lãi suất huy động mới nhất ngày 2/1 tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), lãi suất kỳ hạn 1-2 tháng hiện chỉ còn 1,9%/năm. Đây là mức lãi suất huy động có kỳ hạn thấp nhất trong hệ thống tính đến thời điểm hiện tại. Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng được Vietcombank niêm yết ở mức 2,2%/năm; kỳ hạn 6-9 tháng là 3,2%/năm cho 6-9 tháng và kỳ hạn từ 12-60 tháng là 4,8%/năm. Biểu lãi suất huy động của ngân hàng Vietcombank tháng 1/2024: Tương tự, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) cũng tiếp tục giảm lãi suất huy động. Cụ thể, lãi suất kỳ hạn 1-2 tháng được Agribank niêm yết ở mức 2%/năm; từ 3 đến dưới 6 tháng lãi suất 2,5%/năm; từ 6 đến dưới 12 tháng là 3,5%/năm. Các kỳ hạn dài từ 12 đến dưới 24 tháng áp dụng lãi suất 5%/năm và 24 tháng là 5,3%/năm. Trong khi đó, tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), lãi suất kỳ hạn 1-2 tháng đã giảm xuống còn 2,2%/năm; kỳ hạn 3 tháng còn 2,5%/năm và kỳ hạn từ 6-9 tháng còn 3,5%/năm. Lãi suất kỳ hạn từ 12 tháng trở lên tại 2 ngân hàng này dao động từ 5-5,3%/năm. Như vậy, trong số các “big 4”, lãi suất ngân hàng Vietcombank đang thấp nhất. Không riêng với nhóm “big 4”, lãi suất tại nhiều ngân hàng cũng đang dò đáy. Chẳng hạn như Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại kỳ hạn 1 và 2 tháng tại ngân hàng này chỉ 2,2%/năm; kỳ hạn từ 3 đến 5 tháng là 2,5%/năm. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 6 đến dưới 12 tháng được SCB niêm yết đồng loạt mức 3,5%/năm; các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên chỉ 4,8%/năm. SCB hiện niêm yết lãi suất cao nhất ở mức 6,8%/năm dành cho món tiền gửi có số dư từ 500 tỷ đồng trở lên kỳ hạn 13 tháng. Trước đó, SCB từng là ngân hàng niêm yết lãi suất huy động cao nhất hệ thống trong một thời gian dài tới gần 10%/năm hồi cuối năm 2022, thậm chí tại thời điểm đó còn có chương trình tặng lãi suất tới 0,8%/năm cho khách hàng. Tuy nhiên, kể từ đầu năm 2023 đến nay, SCB đã liên tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động. Tổng mức giảm đến nay dao động từ 3,45-6,35%/năm tùy từng kỳ hạn. Nhiều ngân hàng cũng đã điều chỉnh giảm lãi suất thời gian qua như: Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank), Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVCombank), Ngân hàng TMCP Phát triển Tp. Hồ Chí Minh (HDBank)…

Góc nhìn CTCK: Xu hướng giằng co chiếm chủ đạo, nhà đầu tư chưa vội gia tăng tỷ trọng

Một số tên tuổi lớn cũng đã nộp hồ sơ và được Sở Giao dịch chấp thuận giao dịch, “chờ” ấn định ngày chào sàn. Đầu năm 2024, thị trường chứng khoán Việt Nam đón chào một số doanh nghiệp lên sàn chứng khoán. Thống kê tới thời điểm hiện tại, 6 cổ phiếu sẽ chào sàn dịp đầu năm, trong đó 1 cổ phiếu niêm yết HOSE còn lại là đăng ký giao dịch trên UPCoM. Sớm nhất, gần 9 triệu cổ phiếu NEM của Công ty Thiết bị điện Miền Bắc sẽ lên sàn UPCOM trong phiên 5/1 với giá tham chiếu 10.200 đồng/cp, tương ứng vốn hóa đạt hơn 88 tỷ đồng. NEM có tiền thân là Công ty TNHH Liên doanh Sản xuất thiết bị điện Miền Bắc được thành lập năm 2004. Tới năm 2016, công ty chính thức chuyển thành công ty cổ phần. Ngày 5/12/2023, cổ đông lớn Tổng Công ty điện lực Miền Bắc (EVNNPC) nắm giữ hơn 2,3 triệu cổ phiếu tương ứng 26,26% vốn đã thoái vốn thành công qua phương thức bán đấu giá công khai cổ phiếu NEM tại HNX với giá 12.200 đồng/cp. Hiện, ba cổ đông lớn nắm hơn 88% vốn NEM, gồm Tổng giám đốc NEM Trần Thị Thu Thủy là cổ đông lớn nhất nắm giữ hơn 3 triệu cổ phiếu (35,98% vốn), cùng 2 cá nhân và bà Vũ Thị Thư nắm 2,3 triệu cổ phiếu (26,04% vốn) và bà Nguyễn Thị Phương nắm 2,3 triệu cổ phiếu (26,26% vốn). Về tình hình kinh doanh, năm 2022, doanh thu của NEM đạt 25 tỷ đồng, giảm 65% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận sau thuế hơn 560 triệu đồng, giảm 86% so với thực hiện năm 2021. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, doanh thu của NEM đạt hơn 15 tỷ đồng, lỗ sau thuế gần 344 triệu đồng. Tổng tài sản của công ty tại thời điểm 30/9/2023 đạt 91 tỷ. Nguồn: Bản công bố thông tin của NEM Tới phiên 8/1, hơn 8 triệu cổ phiếu KTW của Cấp nước Kon Tum và hơn 5 triệu cổ phiếu D17 của Đồng Tân cũng sẽ lên giao dịch trên UPCoM. Cụ thể hơn, Cấp nước Kon Tum đăng ký giao dịch toàn bộ 8,33 triệu cổ phiếu KTW với giá tham chiếu 10.900 đồng/cổ phiếu. Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty là khai thác, xử lý và cung cấp nước. Về tình hình kinh doanh, doanh thu thuần cả năm 2022 của KTW đạt 32 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 7 tỷ đồng, lần lượt đi ngang và tăng 97% so với thực hiện năm 2021. Sang tới 9 tháng đầu năm 2023, công ty đạt doanh thu thuần gần 29 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 7 tỷ đồng, hoàn thành kế hoạch cả năm đã đề ra. Công ty Đồng Tân cũng sẽ đưa hơn 5 triệu cổ phiếu D17 lên sàn UPCoM với giá tham chiếu 22.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng vốn hóa công ty đạt 116 tỷ đồng. Hiện Đồng Tân hoạt động chính trong lĩnh vực khai thác mỏ, xây dựng dân dụng và công nghiệp, xây dựng công trình giao thông cầu đường, san lấp mặt bằng xây dựng cơ sở hạ tầng, kinh doanh nhà. Theo tìm hiểu Đồng Tân (tiền thân là công ty TNHH MTV Đồng Tân) được thành lập theo Quyết định số 556/QĐ-QP ngày 11/8/1993 của Bộ trưởng Quốc phòng. Doanh nghiệp này có ngành nghề ban đầu chủ yếu là trồng cây công nghiệp, chăn nuôi và dịch vụ. Ngày 23/7/2017, Bộ Quốc phòng ra Quyết định của số 2908/QĐ-BQP về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty TNHH MTV Đồng Tân thuộc Công ty TNHH MTV Đông Hải/Quân khu 7 thành công ty cổ phần. Hiện nay, công ty TNHH MTV Đông Hải - một công ty thuộc Bộ Quốc Phòng đang là cổ đông lớn nhất của Đồng Tân khi nắm giữ 45% vốn. Công ty TNHH Xăng dầu tân Phong và công ty TNHH MTV Xây dựng Ngọc Hạnh - hai doanh nghiệp có cùng một người đại diện pháp luật là bà Phạm Thị Minh Ngọc cùng đang sở hữu 22,1% vốn. Về kết quả kinh doanh, hàng năm công ty này vẫn đều đặn mang về hàng trăm tỷ đồng doanh thu và hàng chục tỷ đồng lợi nhuận. Đặc biệt, biên lợi nhuận gộp của Đồng Tân ở mức khá cao, khoảng 40%-50%. Năm 2023, Đồng Tân ước đạt 71 tỷ đồng doanh thu và gần 19 tỷ đồng lợi nhuận, hoàn thành lần lượt 60% kế hoạch doanh thu và 65% kế hoạch lợi nhuận cả năm nay. Tổng tài sản của D17 tại thời điểm 30/6/2023 đạt 176 tỷ đồng và không ghi nhận nợ vay tài chính. CTCP Đầu tư Bất động sản Taseco (Taseco Land) cũng gây chú ý khi được HNX chấp thuận đăng ký giao dịch trên Upcom với 297 triệu cổ phiếu mã TAL. Taseco Land là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản có vốn điều lệ gần 3.000 tỷ đồng, cao gấp gần 500 lần so với thời điểm thành lập năm 2009. Hiện Tập đoàn Taseco nắm hơn 215 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 72,49% vốn). Cái tên “xông đất” HoSE năm 2024 là một doanh nghiệp thuỷ điện. Theo đó vào phiên 12/1, hơn 235 triệu cổ phiếu HNA của CTCP Thủy điện Hủa Na sẽ niêm yết mới trên HoSE, trước đó cổ phiếu HNA đã giao dịch trên UPCoM từ năm 2017. Được biết, Thủy điện Hủa Na được thành lập bởi 2 cổ đông sáng lập là Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) và Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) vào năm 2007 với số vốn điều lệ là 1.200 tỷ đồng, hiện hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh điện năng. Tình hình kinh doanh của Hủa Na phụ thuộc lớn vào tình hình thủy văn. Năm 2022, điều kiện thủy văn trên lưu vực hồ thủy điện Hủa Na thuận lợi giúp doanh thu của HNA đạt 1.176 tỷ đồng và LNST 583 tỷ, gấp hơn 4 lần lợi nhuận năm trước. Tỷ suất lợi nhuận gộp ở mức rất cao là 60%, gần gấp đôi so với năm trước. Sang năm 2023, tình hình thuỷ văn không thuận lợi, doanh thu 9 tháng đầu năm đạt 521 tỷ đồng, giảm 38% so với cùng kỳ; lãi sau thuế 152 tỷ đồng, giảm 63% so với thực hiện trong cùng kỳ năm trước nhưng đã hoàn thành 99% kế hoạch lợi nhuận đã đề ra cho cả năm 2023. Trong một chia sẻ gần đây với nhà đầu tư, lãnh đạo HNA ước tính sẽ ghi nhận 755 tỷ đồng doanh thu và 217 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong năm 2023, vượt xa kế hoạch. Công ty cho biết đang có kế hoạch tìm kiếm các dự án thủy điện quy mô vừa và nhỏ tại Nghệ An, Thanh Hóa, Tây Nguyên, đồng thời nghiên cứu thực hiện dự án điện mặt trời. Một số tên tuổi đã được chấp thuận niêm yết, “chờ” ngày chào sàn Một số công ty khác đã nộp hồ sơ và được Sở Giao dịch chấp thuận giao dịch. Cụ thể, hơn 1 tỷ cổ phiếu NAB của Ngân hàng Nam Á cũng được HOSE chấp thuận niêm yết, thuộc diện chuyển sàn giao dịch từ UPCoM sang. Chốt phiên 2/1, thị giá NAB đạt 15.800 đồng/cổ phiếu, tăng 135% từ đầu năm 2023. Tới cuối năm 2023, nhóm chứng khoán đón nhận thông tin mã TCI của Chứng khoán Thành Công được HoSE chấp thuận niêm yết gần 101 triệu cổ phiếu. Tương tự, cổ phiếu TCI cũng đang giao dịch trên UPCoM. Năm 2023 là năm tương đối thành công với TCI khi thị giá tăng gần 96% so với đầu năm 2023, vốn hóa tương ứng gần 1.400 tỷ đồng, tăng hơn 730 tỷ sau một năm. Tại thời điểm 30/9/2023, Công ty TNHH Đầu tư Sài Gòn 3 Capital nắm 55,3 triệu cổ phiếu TCI tương ứng 54,79% vốn; theo sau là Công ty TNHH Sài Gòn 3 Jean sở hữu 3 triệu cổ phiếu tương ứng 2,97% vốn. Trước đó, HoSE cũng vừa ban hành quyết định chấp thuận niêm yết gần 122 triệu cổ phiếu Tổng Công ty CP Bưu chính Viettel (Viettel Post, mã VTP). Dự kiến, thời gian chính thức giao dịch của cổ phiếu VTP trên HOSE sẽ diễn ra trong tháng 2 - 3/2024. Việc chuyển sàn thành công sẽ góp phần giúp Viettel Post củng cố danh tiếng, thuận lợi hơn trong hoạt động huy động vốn để phát triển kinh doanh. Hiện Viettel Post có vốn điều lệ gần 1.218 tỷ đồng, là thành viên của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel). Cổ phiếu VTP giao dịch tại UPCoM với giá đóng cửa phiên 2/1/2024 là 58.300 đồng/cp. Doanh thu ước tính năm 2023 của VTP tăng 30%, lợi nhuận năm dự kiến tăng 47% so với cùng kỳ. Đây là mức tăng rất lớn so với mức tăng trưởng trung bình của ngành của năm 2023, dự báo chỉ ở mức khoảng 10%.

Mức tăng tốt nhất ghi nhận tại nhóm cổ phiếu niêm yết mới là 35%, nếu xét rộng hơn tính cả những cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCoM thì vẫn có những mã “tăng bằng lần” kể từ khi lên sàn. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã kết thúc một năm 2023 đầy biến động, chỉ số VN-Index tăng tốt trong giai đoạn đầu năm tuy nhiên sau đó đối diện với giai đoạn cuối năm đầy trồi sụt, lên xuống ngưỡng điểm 1.100 tới 8 lần. Trong bối cảnh chung không thực sự thuận lợi, hoạt động niêm yết ngày càng trở nên ảm đạm hơn. Thống kê trong suốt năm 2023, HoSE và HNX chỉ đón thêm tổng cộng 9 cổ phiếu (PVP, ADP, SIP, HTG, SBG, KSV, PPT, DTG, VFS) và 2 chứng chỉ quỹ (ETF BVF VNDiamond và ETF MAFM VNDIAMOND) niêm yết mới. Đây là các cổ phiếu quy mô nhỏ và đa phần đã giao dịch trên UPCoM trước đó. Vì thế, với nhiều nhà đầu tư, những cái tên này không hẳn là “hàng mới”. Mức tăng tốt nhất là 35% nhưng cũng có cổ phiếu mất 1/3 giá trị Ngay đầu năm, 94,2 triệu cổ phiếu PVP của Công ty Cổ phần Vận tải dầu khí Thái Bình Dương đã chính thức giao dịch trên sàn HoSE vào phiên 17/1 với giá tham chiếu là 10.350 đồng/cp, tương ứng giá trị vốn hóa hơn 976 tỷ đồng. Trước đó, PVP đã giao dịch trên UPCoM từ năm 2016. Sau gần một năm niêm yết trên HOSE, cổ phiếu PVP diễn biến tương đối khởi sắc. Chốt phiên 29/12, thị giá đạt 13.950 đồng/cp, tăng khoảng 35% so với giá chào sàn. Đây cũng là mức tăng tốt nhất trong nhóm cổ phiếu mới niêm yết trong năm qua. Nổi bật trong nhóm tân binh niêm yết mới còn phải kể tới mã SIP của CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG. Gần 91 triệu cổ phiếu SIP chính thức chào sàn HOSE trong phiên 8/8 với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 116.500 đồng/cổ phiếu, tương ứng định giá công ty khoảng 10.600 tỷ đồng. Cũng như PVP, trước đó cổ phiếu SIP đã đăng ký giao dịch trên UPCoM. SIP được thành lập từ tháng 10/2007, hoạt động kinh doanh chính của Công ty thuộc lĩnh vực đầu tư, xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp và khu dân cư. Ngay trong ngày đầu niêm yết, thị giá tăng bốc 11,85%, để đóng cửa tại mức 130.300 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, sau đó SIP nhanh chóng gặp áp lực điều chỉnh, đặc biệt khi phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ lên gấp đôi được thực hiện. Áp lực bán ra mạnh đẩy giá giảm sâu tới đầu tháng 11, mất khoảng 22% so với giá đóng cửa phiên 8/8 (sau điều chỉnh) thì hồi phục trở lại. Chốt phiên 29/12, giá cổ phiếu đạt 63.600 đồng/cp, gần tương đương với mức giá đóng cửa phiên 8/8 và tăng khoảng 11% so với giá tham chiếu phiên đầu. Thông tin thêm về phương án tăng vốn của công ty, sau hơn một tháng niêm yết tức giữa tháng 9/2023, SIP thực hiện phát hành cổ phiếu tăng vốn, trong đó trả cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu tỷ lệ 45% và thưởng cổ phiếu tỷ lệ 55%, vốn điều lệ theo đó tăng gấp đôi lên 1.819 tỷ đồng. Nhóm chứng khoán ghi nhận cái tên hiếm hoi niêm yết sau quãng thời gian dài im ắng. Hơn 80,2 cổ phiếu VFS của Chứng khoán Nhất Việt đã chính thức chuyển giao dịch từ sàn UPCoM sang niêm yết sàn HNX trong phiên 24/7 với giá tham chiếu 21.200 đồng/cp. Song diễn biến thị giá VFS không thực sự khả quan. Đóng cửa phiên giao dịch cuối năm 2023, thị giá VFS đạt 19.800 đồng/cp, tương ứng mất 10% sau nửa năm niêm yết trên HoSE. Diễn biến “tệ” nhất trong nhóm tân binh niêm yết năm 2023 là cổ phiếu PPT của Công ty cổ phần Petro Times. Cổ phiếu chào sàn HNX vào phiên 26/6 với giá tham chiếu 16.100 đồng/cp. Kể từ thời điểm đó tới cuối năm, thị giá PPT duy trì xu hướng giảm điểm, kết phiên 29/12 còn 10.800 đồng/cp tương ứng mất 33% giá trị. Toàn bộ các cổ phiếu trên đều là các gương mặt có phần “quen thuộc” với nhà đầu tư khi trước đó đều đã giao dịch trên UPCoM. Chứng khoán Việt Nam năm 2023 đón nhận duy nhất một gương mặt mới hoàn toàn là Công ty Cổ phần Tập đoàn Cơ khí Công nghệ cao SIBA (mã SBG). Theo đó, 25 triệu cổ phiếu SBG chính thức được giao dịch trên HoSE từ ngày 1/12/2023 với giá tham chiếu ngày giao dịch đầu tiên 15.000 đồng/cp, tương ứng mức định giá 375 tỷ đồng. Cổ phiếu nhanh chóng tăng vọt lên mức 19.250 đồng/cp sau hai phiên đầu tiên giao dịch rồi quay đầu giảm mạnh. Kết thúc phiên 29/12, thị giá SBG chỉ còn 15.700 đồng/cp, giảm 18% so với đỉnh nhưng vẫn tăng nhẹ 5% so với mức giá chào sàn. Theo tìm hiểu, Siba Group được thành lập năm 2015, tiền thân là CTCP Cơ khí môi trường Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, môi trường, y tế… Đến năm 2022, Công ty đổi tên thành CTCP Tập đoàn Cơ khí Công nghệ cao Siba, đồng thời chào bán cổ phiếu lần đầu tiên ra công chúng. Tại thời điểm 30/9/2023, Siba Group có 2 cổ đông lớn gồm CTCP Siba Holdings sở hữu 55,6% vốn điều lệ; ông Nguyễn Văn Đức (Chủ tịch HĐQT) sở hữu 6,06% vốn điều lệ. Riêng Siba Holdings còn là cổ đông lớn nhất nắm 40% vốn tại CTCP Nông nghiệp BaF Việt Nam (mã BAF) – doanh nghiệp sở hữu thương hiệu “Heo ăn chay”. Hai chứng chỉ quỹ ETF chào sàn HoSE trong năm qua diễn biến đều tương đối tích cực. Đầu tháng 4, hơn 5 triệu chứng chỉ quỹ ETF MAFM VNDIAMOND (mã FUEMAVND) chính thức lên sàn HoSE với giá tham chiếu NAV/chứng chỉ quỹ là 9.533,42 đồng/ccq. Đây là quỹ thứ 2 trên thị trường mô phỏng chỉ số tham chiếu VNDiamond. Tới cuối năm 2023, giá FUEMAVND đạt 10.858 đồng/ccq, tương ứng tăng 14%, tổng giá trị tài sản ròng đạt gần 301 tỷ đồng. Đầu tháng 8, quỹ ETF thứ 3 mô phỏng rổ chỉ số “kim cương” chính thức niêm yết. Theo đó phiên 11/8, HoSE đưa 5,1 triệu chứng chỉ quỹ của Quỹ ETF BVFVN DIAMOND thuộc Công ty Quản lý Quỹ Bảo Việt (mã FUEBFVND) vào giao dịch. Tuy nhiên không hoàn toàn khởi sắc như FUEMAVND, giá chứng chỉ quỹ FUEBFVND chỉ nhích nhẹ sau vài tháng lên sàn. Tại thời điểm 29/12/2023 , giá FUEVFVND đạt 11.119 đồng/ccq, quy mô cũng nhỏ hơn đáng kể với giá trị tài sản ròng hơn 44 tỷ đồng. Một vài tên tuổi lên sàn UPCOM Trong khi hoạt động niêm yết gặp khó, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện đăng ký giao dịch tại sàn UPCoM với những điều kiện dễ dàng hơn. Trong số đó có thể kể tới những tên tuổi lớn như gã kỳ lân công nghệ VNG (mã VNZ), NovaConsumer (mã NCG), BCG Land (mã BCR) hay Tôn Đông Á (mã GDA). Diễn biến những cổ phiếu này sau khi lên giao dịch tại UPCoM đối nghịch. Lỗi hẹn với HOSE, cổ phiếu NCG của Nova Consumer đăng ký giao dịch trên UPCoM từ phiên 9/11. Tuy nhiên thị giá đã để mất 2/3 giá trị sau không đầy 2 tháng, giảm từ mức giá tham chiếu 38.000 đồng/cp xuống còn 14.800 đồng/cp trong phiên 29/12. Thậm chí trong phiên giao dịch chào sàn chứng khoán, thị giá giảm hết biên độ 40%. Vốn hóa giảm gần 2.800 tỷ, rơi từ mức 4.550 tỷ xuống còn gần 1.800 tỷ đồng. Với Tôn Đông Á (GDA), sau khi rút hồ sơ đăng ký niêm yết trên HoSE vì kết quả kinh doanh của công ty không khả quan dẫn tới chưa đáp ứng được các điều kiện niêm yết theo quy định, cổ phiếu GDA đã lên giao dịch tại UPCoM với giá tham chiếu phiên đầu tiên 7/9 là 30.000 đồng/cp. Dù vậy, giá cổ phiếu cũng không thoát khỏi những diễn biến khó khăn của thị trường chung trong giai đoạn cuối năm. Thị giá GDA đóng cửa năm 2023 đạt 25.200 đồng/cp, giảm 16% sau gần 4 tháng lên sàn. Ngay đầu tháng 12, 460 triệu cổ phiếu BCG Land (BCR) chính thức lên sàn UPCoM với giá 12.000 đồng/cổ phiếu, tương đương mức vốn hoá 5.520 tỷ đồng. Tuy nhiên cũng như GDA, cổ phiếu BCR gặp áp lực điều chỉnh, kết phiên 29/12 đạt 10.200 đồng/cp, giảm 15% so với giá chào sàn. Được biết, BCG Land là thành viên trong hệ sinh thái của Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) phụ trách mảng bất động sản. Như vậy, ngoài BCG Land vừa giao dịch trên UPCoM, Tập đoàn Bamboo Capital còn có 2 công ty thành viên khác đang được niêm yết là Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghiệp và Vận tải (TRACODI, TCD) và Công ty cổ phần Dược phẩm Tipharco (DTG). “Kỳ lân công nghệ” VNG cũng lên giao dịch trên UPCoM kể từ phiên 5/1/2023 với mã VNZ, giá tham chiếu trong ngày đầu tiên là 240.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng mức định giá gần 350 triệu USD (~8.600 tỷ đồng). Thời điểm đó, khối lượng dư mua giá trần lên đến hàng chục nghìn đơn vị nhưng không có cổ phiếu nào được khớp lệnh trong suốt cả phiên giao dịch. Giai đoạn tháng 2 ghi nhận đà tăng mạnh của VNZ khi thị giá kịch trần nhiều phiên liên tiếp, lập đỉnh 1.358.700 đồng/cp trong phiên 15/2 sau đó quay đầu điều chỉnh. Kết phiên 29/12, thị giá còn 650.000 đồng/cp, mất 52% từ đỉnh song vẫn cao gấp 2,7 lần thị giá chào sàn. Ngoài ra, sàn UPCoM trong năm 2023 đón không ít cổ phiếu bị hủy niêm yết bắt buộc và chuyển về đăng ký giao dịch, dễ dàng kể ra như IBC của Apax Holdings, nhóm cổ phiếu “họ” FLC (FLC, AMD, ART) hay TGG. Tuy nhiên hầu hết những mã này đều lập tức bị đình chỉ giao dịch sau khi chuyển xuống sàn UPCoM do vi phạm quy định nghiêm trọng. Vắng bóng tên tuổi lên sàn, thị trường chứng khoán “thiếu hàng” Có thể thấy bối cảnh thị trường không thuận lợi ảnh hưởng không nhỏ tới kế hoạch chào sàn và niêm yết cổ phiếu của các doanh nghiệp. Nguyên nhân do dòng tiền không còn dồi dào và chứng khoán không còn là kênh hút vốn dễ dàng. Ở khía cạnh khác, cần nói rằng việc tạo hàng hoá mới cho thị trường chứng khoán phụ thuộc khá lớn vào tiến trình cổ phần hóa DNNN gắn với niêm yết, hay thoái vốn Nhà nước tại các DNNN qua sàn. Đáng tiếc, các hoạt động này đều rất hạn chế những năm gần đây. Đa phần các doanh nghiệp trong danh sách “chờ”, chưa thể thực hiện cổ phần hóa và thoái vốn, cũng có quy mô nhỏ tại các địa phương. Những cái tên thực sự thu hút nhà đầu tư chỉ còn đếm trên đầu ngón tay như Agribank, Vinacomin - TKV, Mobifone, VNPT, SJC, Vinafood1. Lộ trình cổ phần hoá và thoái vốn Nhà nước cũng có nhiều vướng mắc và vẫn chưa hẹn ngày lên sàn. Trong khi đó, nhóm tư nhân cũng không còn nhiều doanh nghiệp “hot” để chờ đợi ngoài một vài cái tên như Thaco, TH True Milk, DOJI,… Những cái tên này cũng chưa có kế hoạch niêm yết trong tương lai gần. Dù vậy, không thể phủ nhận triển vọng dài hạn lạc quan của chứng khoán Việt Nam nhờ tình hình vĩ mô ổn định và tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết được dự báo ở mức cao. Chứng khoán vẫn được đánh giá là kênh đầu tư hấp dẫn ngay cả khi không còn môi trường tiền rẻ.

Ngày 2/1 tại Los Angeles (Mỹ), VinFast công bố chính thức ký kết với 5 đại lý đầu tiên trên 4 bang tại Mỹ, đem đến ngay cơ hội trải nghiệm xe điện VinFast cho các khách hàng. Các đại lý ở Mỹ trước mắt sẽ kinh doanh mẫu VF 8, sau đó là VF 6, VF 7 và VF 9. Các đại lý VinFast đầu tiên gồm Leith VinFast (Raleigh, Bắc Carolina), Smith Haven VinFast (St. James, New York), Principle VinFast Grapevine (Grapevine, Texas), Hiley VinFast của Fort Worth (Fort Worth, Texas) và VinFast Wichita (Wichita, Kansas). Các đại lý sẽ bắt đầu kinh doanh mẫu VF 8, tiếp sau đó là VF 6, VF 7 và VF 9 ngay khi các mẫu xe này ra mắt tại thị trường Mỹ. Tất cả khách hàng mua hoặc thuê xe điện VinFast đều sẽ được áp dụng chính sách bảo hành 10 năm hoặc 125.000 dặm cho xe, 10 năm không giới hạn số dặm cho pin. Bà Trần Mai Hoa, Phó Tổng Giám đốc Kinh doanh và Marketing VinFast toàn cầu cho biết: "Đây là bước tiến quan trọng khẳng định cam kết của VinFast trong việc mở rộng mạng lưới kinh doanh, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường. Hợp tác với các đại lý giúp VinFast nhanh chóng đem đến cho người tiêu dùng những mẫu xe điện chất lượng tốt, giá tốt và chính sách hậu mãi xuất sắc, thúc đẩy mục tiêu xanh hóa giao thông toàn cầu”. Ông Danny Williams, Giám đốc điều hành tại Leith Automotive Group, một trong những đại lý của VinFast chia sẻ: “Chúng tôi rất vui mừng khi trở thành đại lý đầu tiên của VinFast tại Bắc Carolina, nơi được đặt nhà máy sản xuất xe điện hiện đại VinFast. Sau khi trao đổi với các lãnh đạo của VinFast, trực tiếp trải nghiệm mẫu xe điện của họ, chúng tôi đặc biệt ấn tượng bởi thương hiệu này. Chúng tôi tin rằng VinFast là một mảnh ghép mới của Tập đoàn kinh doanh ô tô Leith”. VinFast dự kiến sẽ mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm xe điện VinFast tới 125 điểm bán trên toàn nước Mỹ. Bên cạnh mở rộng hệ thống đại lý, VinFast cũng đang vận hành 13 cửa hàng bán lẻ và trung tâm dịch vụ tại California.

Ngân hàng TPBank vừa công bố cán mốc 12 triệu khách hàng vào những ngày cuối cùng của 2023 đồng thời đạt gần 1 tỷ lượt giao dịch trên app TPBank trong năm, tương đương 98% số lượng giao dịch.

ầm nhìn đón đầu xu hướng với đòn bẩy công nghệ TPBank là điển hình của một mô hình ngân hàng tái cơ cấu thành công và bền vững. Ở thời điểm 12 năm trước, khi công nghệ vốn chỉ được xem là một phần cơ bản của ngân hàng, TPBank đã được ban lãnh đạo định hình rõ nét về con đường chiến lược nơi công nghệ là đòn bẩy tiên quyết. Một kế hoạch dài hạn xây dựng và làm chủ công nghệ ngân hàng theo chuẩn quốc tế đã được hình thành dưới sự hỗ trợ của cổ đông FPT. Trong suốt những năm sau đó và đến bây giờ, nhắc đến chuyển đổi số ngành ngân hàng là nhắc tới lá cờ tiên phong TPBank. Ngân hàng đã đầu tư mạnh cho đội ngũ IT, kỹ sư, ứng dụng một loạt công nghệ mới vào trải nghiệm giao dịch của khách hàng và nội bộ.

Ngày 2/1, Công ty CP đầu tư và xây dựng Tân Phước Thịnh đã tổ chức lễ động thổ khởi công công trình toà nhà văn phòng PV Drilling - mở đầu cho lễ ra quân đầu năm 2024 của công ty. Ông Phạm Văn Triêm, Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư và xây dựng Tân Phước Thịnh phát biểu tại lễ khởi công dự án Toà nhà văn phòng PV Drilling Toà nhà văn phòng PV Drilling (61 đường 30/4, phường Thắng Nhất, TP. Vũng Tàu) là công trình hiện đại, diện tích xây dựng 9.222m2 gồm 7 tầng. Công trình có tổng mức đầu tư gần 50 tỷ đồng, do Công ty TNHH Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí biển (PVD Offshore) - thuộc Tổng công ty CP khoan và dịch vụ dầu khí (PV Drilling) làm chủ đầu tư. Các đại biểu động thổ khởi công toà nhà văn phòng PV Drilling Việc đầu tư xây dựng văn phòng PV Dringlling tại TP. Vũng Tàu nhằm đáp ứng nhu cầu có không gian văn phòng làm việc chuyên nghiệp cho người lao động của PV Dringlling nói chung và PVD Offshore nói riêng. Công trình do Công ty CP đầu tư và xây dựng Tân Phước Thịnh thi công và dự kiến sẽ hoàn thành trong thời gian 15 tháng. Ông Phạm Văn Triêm, Chủ tịch HĐQT Công ty cho biết, đây là công trình mở đầu cho lễ ra quân năm 2024, hứa hẹn nhiều khởi sắc sau một năm (năm 2023) nhiều khó khăn của ngành xây dựng.

rang trại cam Xã Đoài tại huyện Con Cuông với chất lượng tuyệt hảo được Hãng hàng không Vietnam Airlines đặt mua để cung cấp suất ăn. Năm nay, trang trại thu hoạch vụ quả đầu tiên. Trang trại cam Xã Đoài với những cây giống tốt nhất được chọn lựa trồng 4 năm trước ở Thung Bừng (xã Môn Sơn, huyện Con Cuông) đã đến ngày thu hoạch. Trang trại có diện tích 60 ha. Ảnh: Hoàng Châu Xung quanh trang trại được bao bọc bởi các dãy núi đá vôi. Ảnh: Hoàng Châu Hằng ngày, các công nhân chăm sóc, làm cỏ bằng máy và hàng chục người đang thu hoạch khi đến vụ. Ảnh: Hoàng Châu Được trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP là tiêu chuẩn xuất khẩu toàn cầu nên chất lượng cam thơm ngọt, đảm bảo vị cam Xã Đoài danh tiếng. Chủ trang trại cam rộng lớn này là ông Trịnh Xuân Giáo - người có công lớn trong việc nhân giống những vườn cam Xã Đoài đặc sản của xứ Nghệ. Ông cho biết đã bỏ ra gần 50 tỷ đồng, trong đó ròng rã hai năm làm đất. Ảnh: Hoàng Châu Hãng hàng không Vietnam Airlines khi biết được danh tiếng của cam Xã Đoài Nghệ An đã lên tận nơi khảo sát và đặt mua để cung cấp thường xuyên cho các suất ăn trên máy bay. Ảnh: Hoàng Châu Vùng đất Thung Bừng hoang hoá bỏ hoang hàng chục năm qua do điều kiện khô cằn, đi lại khó khăn, nay có trang trại mọc lên mang lại sản lượng cam hàng năm dự kiến 300-600 tấn. Năm nay là vụ cam đầu nên thu hoạch được khoảng 100 tấn. Ảnh: Hoàng Châu Cam Xã Đoài được Hãng hàng không Vietnam Airlines đặt mua ổn định trong chương trình “Con đường nông sản”, nhằm quảng bá ẩm thực Việt một cách chân thực nhất. Hành khách của Vietnam Airlines sẽ được thưởng thức các đặc sản trứ danh của Việt Nam như một lời chào từ mọi miền đất nước. Ảnh: CSCC Ông Trịnh Xuân Giáo cho biết, ông rất vui mừng khi cam thu hoạch cho chất lượng cao, xứng đáng với công sức đổ ra và được người tiêu dùng tin tưởng. Ông cũng tự hào khi giới thiệu được sản vật Nghệ An ra với thế giới một cách chân thực nhất

Him Lam Thường Tín - một trong những dự án tâm điểm của thị trường bất động sản cửa ngõ phía Nam Thủ đô bởi sở hữu những ưu thế hiếm có về vị trí, quy hoạch đồng bộ, tiềm năng kinh doanh – an cư… Him Lam Thường Tín làm nóng thị trường BĐS với chính sách bán hàng hấp dẫn Ngay khi vừa “lên sóng” thị trường, Him Lam Thường Tín ghi điểm với khách hàng bởi vị trí đắc địa, thiết kế tối ưu, sổ hồng lâu dài… Không chỉ vậy, Him Lam Thường Tín còn tung ra nhiều chính sách bán hàng hấp dẫn, góp phần làm tăng thêm sức nóng của dự án. Trong đó, khách hàng sở hữu Him Lam Thường Tín trong giai đoạn này được chiết khấu trực tiếp lên tới 8.5%. Ngoài ra, để hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng, Him Lam Thường Tín kết hợp cùng Ngân hàng đưa ra chính sách hỗ trợ linh hoạt giúp khách hàng giảm áp lực tài chính. Cụ thể, những khách hàng khi đáp ứng đủ điều kiện vay vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) sẽ được hỗ trợ vay tối đa 70% giá trị sản phẩm, ân hạn nợ gốc và lãi suất 0% trong thời gian lên tới 24 tháng. Điều này giúp khách hàng an tâm và chủ động được nguồn tài chính đồng thời có thể xoay vòng vốn, tái đầu tư sinh lời… Him Lam Thường Tín “gây sốt” với chính sách bán hàng hấp dẫn Đặc biệt, khách hàng sở hữu Him Lam Thường Tín còn có cơ hội tham gia chương trình bốc thăm may mắn “Nhận nhà ở ngay – Xế xịn trao tay” cùng cơ hội nhận nhiều phần quà giá trị lên tới gần 3 tỷ đồng như: 01 Xe Mercedes GLC 200, 02 Xe máy SH 160i 2023 phiên bản đặc biệt, 03 Tivi Samsung QLED 4K 75 inch, 05 Tủ lạnh Panasonic Inverter 417 lít. Him Lam Thường Tín - tiềm năng tăng giá Tọa lạc tại vị trí trung tâm cửa ngõ phía Nam Thủ đô, Him Lam Thường Tín tiên phong hình thành tuyến phố thương mại kiểu mẫu với kiến trúc Tân cổ điển hiện đại, đa công năng mang lại không gian sống đa trải nghiệm Sống – Làm việc – Mua sắm – Ẩm thực – Giải trí đặc biệt chưa từng có. Từ vị trí, thiết kế đến tiện ích và pháp lý, Him Lam Thường Tín thỏa mãn tất cả những tiêu chí khắt khe của khách hàng và giới đầu tư giữa thời điểm thị trường BĐS đang “khát” nguồn cung. Với tâm huyết kiến tạo nên trung tâm thương mại, tài chính, Him Lam Thường Tín chính là nơi các cư dân tinh hoa được trải nghiệm cuộc sống đẳng cấp, phồn vinh. Him Lam Thường Tín “hút khách” với pháp lý hoàn chỉnh, minh bạch Trong tương lai, khi hệ thống thương mại shophouse được hình thành, những chủ nhân tương lai của Him Lam Thường Tín hoàn toàn có thể tích hợp vừa an cư vừa kinh doanh, hoặc dễ dàng cho thuê mặt bằng để kinh doanh nhà hàng, café, spa, siêu thị 24h,… mang đến khả năng sinh lời vượt thời gian. Hội tụ nhiều ưu thế nổi bật trong bối cảnh thị trường bất động sản khan hiếm nguồn cung, Him Lam Thường Tín kỳ vọng sẽ mang đến không gian thương mại, tài chính sôi động và sầm uất với nhiều trải nghiệm vui chơi – giải trí hấp dẫn, không chỉ góp phần thay đổi diện mạo khu vực mà còn là điểm đến thu hút giới đầu tư săn đón và sở hữu.

Kể từ ngày 1/1/2024, giá bán xe VinFast VF 5 sẽ tăng thêm 10 triệu đồng. Theo thông tin từ trang web chính thức của VinFast, kể từ ngày 1/1/2024, giá bán lẻ đề xuất của VF 5 Plus sẽ tăng 10 triệu đồng lên thành 468 triệu đồng với bản thuê pin và 548 triệu đồng đối với bản mua đứt pin. Đây là lần tăng giá đầu tiên của VinFast VF 5 Plus kể từ khi xe ra mắt người dùng Việt vào cuối năm 2022. Tuy nhiên, bảng giá mới sẽ chỉ áp dụng với khách hàng đặt cọc và mua xe từ ngày 1/1/2024 trở đi. Các khách hàng đã đặt cọc mua xe VinFast VF 5 trước thời điểm này sẽ được hưởng mức giá cũ là 458 triệu cho bản không pin và 538 triệu đồng cho bản kèm pin. Trước đó hồi tháng 11, VinFast cũng đã điều chỉnh giá thuê pin đối với mẫu VF 5. Cụ thể, khách hàng sẽ phải cọc 15 triệu đồng tiền thuê pin, chọn 1 trong 2 gói dịch vụ: 1,6 triệu đồng/tháng nếu đi dưới 3.000 km hoặc 2,7 triệu đồng/tháng nếu đi hơn 3.000 km thay cho gói 1,6 triệu đồng/tháng không giới hạn km như trước. Vinfast VF 5 tăng 10 triệu đồng từ 1/1/2024. Cũng trong tháng 11 vừa qua, phí sạc xe điện tại các trạm sạc công cộng của VinFast đã tăng từ 3.117,4 đồng/kWh lên 3.355 đồng/kWh (đã bao gồm VAT), tức tăng 237,6 đồng/kWh so với chi phí sạc xe điện trước đó. Trở lại với VF 5, đây hiện là mẫu xe điện có giá bán rẻ nhất của VinFast hiện nay, trước khi mẫu VF 3 chính thức bán ra. Xe sở hữu động cơ điện 100 kW (134 mã lực), mô men xoắn cực đại 135 Nm. Bộ pin lithium của VF 5 có dung lượng 37,23 kWh, cung cấp tầm hoạt động 300 km cho một lần sạc đầy. Khả năng tiết kiệm năng lượng cũng là lợi thế của VinFast VF 5 so với những đối thủ cùng phân khúc A nhưng chạy xăng như KIA Sonet (519-574 triệu đồng), Hyundai Venue (539-579 triệu đồng) và Toyota Raize (552-563 triệu đồng). Theo tính toán của VinFast, chi phí “nuôi” VF 5 Plus với quãng đường di chuyển trung bình 1.500 km/tháng là khoảng 2,2 triệu đồng với xe không pin. Con số này sẽ giảm xuống chỉ còn khoảng 580 nghìn đồng/tháng với khách hàng mua đứt pin.