Thị trường tài chính luôn biến đổi theo chu kỳ, với những giai đoạn tăng trưởng và suy thoái xoay vòng rõ rệt. Trong những giai đoạn thị trường ảm đạm kéo dài, được ví như "mùa đông băng giá”, có khi ta tìm đến mờ mắt cũng chẳng thấy cơ hội nào hấp dẫn.
Đây là thời điểm mà những NĐT thiếu kiên nhẫn hoặc thiếu chiến lược dễ dàng bị đào thải. Tuy nhiên, những NĐT xuất sắc họ hiểu rằng, chu kỳ thị trường luôn có sự luân phiên và biết cách chuẩn bị cho những giai đoạn thuận lợi sắp tới.
“Ví không có cảnh đông tàn, Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân”
Đông qua Xuân tới, thị trường cũng sẽ hồi phục sau những giai đoạn suy thoái – và đây là thời điểm lý tưởng để kiếm lợi nhuận lớn, khi các cơ hội đầu tư có tiềm năng sinh lời cao xuất hiện. Tuy nhiên, để nắm bắt được những cơ hội này, NĐT cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và kiên nhẫn trong những giai đoạn thị trường ảm đạm.
TRANH SÁNG
Dòng vốn đầu tư có tín hiệu quay trở lại khu vực Đông Nam Á.
Dòng vốn đầu tư vào các nước phát triển (■■) như Mỹ vẫn cao – 26,8 tỷ USD, tuy nhiên đã giảm 16% so với tháng trước đó.
Ở nhóm đang phát triển (EM), ngoài Ấn Độ đã vào ròng 18 tháng liên tiếp, thì Trung Quốc ghi nhận dòng vốn tăng đột biến 15,5 tỷ USD sau động thái nới lỏng của PboC. Khu vực Đông Nam Á – ghi nhận điểm sáng ở Indonesia (+51,5 triệu USD) và Malaysia (+24,5 triệu USD).
Thường Việt Nam sẽ có độ trễ so với các nước trong khu vực, xét chung quy mô bán ròng của Nước ngoài đã thu hẹp so với 9T2024, tuy nhiên tín hiệu vào ròng còn hạn chế. —> KỲ VỌNG
Sự khởi đầu chu kỳ nới lỏng tiền tệ trên toàn cầu Xu hướng Tâm lý đầu tư tích cực khi FED chính thức bước vào chu kỳ cắt giảm lãi suất.
Lịch sử không bao giờ lặp lại, nhưng chu kỳ và xu hướng có thể là một trong các chỉ báo quan trọng. Theo thảo luận trước đó về tác động Hạ lãi suất đến TTCK cho thấy, TTCK thường có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ trong những thời điểm cắt giảm lãi suất không đi kèm với suy thoái.
Và gần nhất, trong kỳ họp tháng 9 FED hạ lãi suất 0,5%, đưa lãi suất điều hành về mức 4,75% - 5%. Việc nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ mang lại một môi trường hỗ trợ nhiều hơn cho dòng vốn phát triển tài sản thị trường à tâm lý đầu tư vào các quỹ cổ phiếu toàn cầu tích cực hơn.
Ngoài ra, định giá của nhiều thị trường mới nổi, trong đó có Đông Nam Á đang ở vùng hấp dẫn so với lịch sử được kỳ vọng hưởng lợi từ phân bổ lại dòng vốn sau chu kỳ nới lỏng tiền tệ trên toàn cầu.
Đây một góc nhìn mang tính tương đối, vì việc so sánh PE của Việt Nam với các nước khác cũng có một số vấn đề của nó. Điển hình là cơ cấu chỉ số tại Việt Nam mang nặng về Ngân hàng và Bất động sản – những ngành PE thấp hơn Tiêu dùng, Internet hay thương mại điện tử chẳng hạn. Nên yếu tố định giá mình thêm vào bài là thêm một góc nhìn tham khảo.
Câu chuyện Nâng hạng thị trường – Vấn đề việc áp dụng thực tế và Thời gian.
Bộ Tài chính đã chính thức ban hành Thông tư để giải quyết câu chuyện Non – Prefunding trong tháng 9 vừa qua. Đây là một bước tiến mới, thể hiện ý chí và nỗ lực của bộ máy nhà nước, là cơ sở để FTSE đánh giá tích cực trong kỳ đánh giá tiếp theo.
CƠ HỘI khi nâng hạng thành công, các TIÊU CHÍ còn thiếu và THỜI GIAN khi nào mời bạn xem lại bài viết trước đó.
Kinh tế Việt Nam 9 tháng đầu năm 2024 – Trên đà hồi phục
-
Bất chấp những tác động tiêu cực của bão Yagi, GDP 9 tháng đầu năm đạt mức 6,82% - cao hơn so với giai đoạn Covid.
-
Giải ngân vốn FDI tiếp tục tích cực, phần lớn vào mảng chế biến, chế tạo (80% tổng giải ngân). Chỉ số sản xuất IIP và Xuất khẩu đều tăng trưởng 2 chữ số.
-
Điểm chưa tốt là (i) Giải ngân đầu tư công ở mức thấp – đạt 47,3% kế hoạch năm sau 9 tháng (ii) Tiêu dùng chưa có nhiều khác biệt so với Quý 2. Ghi nhận doanh thu bán lẻ hàng hoa và dịch vụ ghi nhận mức tăng trưởng khiêm tốn 5,8%.
-
Lạm phát bình quân đạt 3,88% - trong ngưỡng mục tiêu của Chính phủ.
-
Tỷ giá ổn định trong tháng 9 và thanh khoản dồi dào giúp lãi suất cả 2 thị trường ổn định.
Nhìn chung, số liệu trên cho thấy Xu hướng hồi phục luân phiên vẫn được duy trì, củng cố tính khả thi về mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5 – 7% cho năm 2024 của Chính phủ. Và triển vọng dài hạn 2025 với sự phục hồi trong TIÊU DÙNG và ĐẦU TƯ CÔNG.
Kỳ họp Quốc hội khóa XV lần thứ 8 thảo luận việc sửa đổi nhiều luật quan trọng
Kỳ họp chia làm 2 đợt, theo đó đợt 1 từ 21.10 – 13.11 và đợt 2 từ 20.11 -30.11. Tâm điểm chú ý thảo luận việc sửa đổi các Luật quan trọng như Luật thuế VAT, Luật Thuế TNDN hay một luật sửa nhiều luật (trong đó có Luật Chứng khoán và Luật liên quan Đầu tư công).
Lợi nhuận doanh nghiệp tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2024/25
Với mức nền so sánh thấp 2023, theo BSC ước tính tăng trưởng LNST toàn thị trường ghi nhận mức tăng trưởng 20% - quý thứ 3 liên tiếp có mức tăng trưởng dương so với giai đoạn từ Q4.2022 – Q3.2024. – tín hiệu cho thấy xu hướng phục hồi của nền kinh tế, trong đó:
-
Nhóm tài chính ghi nhận tăng trưởng chủ yếu từ Ngân hàng, Bảo hiểm, Dịch vụ tài chính, trong khi Bất động sản suy giảm.
-
Nhóm phi tài chính tiếp tục sẽ là nhóm dẫn dắt, chỉ báo cho xu hướng phục hồi của nền kinh tế và tiếp tục là động lực chính cho tăng trưởng lợi nhuận của cả thị trưởng nửa cuối năm.
Theo SSI Research, Lợi nhuận các công ty niêm yết dự kiến sẽ tăng 15,5% trong năm 2024 và tiếp tục tăng 19,6% trong năm 2025. Tăng trưởng dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng ra nhiều nhóm ngành.
Tranh xám
Trong nước câu chuyện đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp
Theo số liệu thống kê của VNDirect trong tháng 10.2024 sẽ có hơn 22,3k tỷ TPDNRL đáo hạn và 2 tháng cuối năm vẫn lớn.
Hoạt động đàm phán thay đổi điều khoản và điều kiện trái phiếu giữa các tổ chức phát hành và trái chủ vẫn diễn ra tích cực trong tháng 9. Tính đến 27.09.2024 đã có hơn 100 TCPH đạt được thỏa thuận gia hạn thời hạn Trái phiếu với trái chủ với tổng giá trị TPDN được gia hạn là khoảng hơn 155k tỷ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ.
2024 là năm của các Cuộc bầu cử, cụ thể có hơn 40 cuộc bầu cử trên toàn cầu, các sự kiện kéo dài nửa cuối 2024 và cách nhau 2-3 tháng đỉnh điểm là bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 này, với kế hoạch tăng thêm chi tiêu hỗ trợ thị trường hoặc cắt giảm thuế suất sau bầu cử và dòng vốn đầu tư trên toàn cầu thận trọng, hoãn đầu tư vốn đến sau bầu cử. (sẽ được thảo luận cụ thể một chủ đề riêng ).
Gián đoạn do xung đột địa chính trị, ảnh hưởng đến thương mại, vốn FDI, giá hàng hóa.
Căng thẳng Israel – Iran tiếp tục các hành động trả đũa lẫn nahu. Các biên động chính trị lớn có thể ảnh hưởng mạnh đế tăng trưởng toàn cầu, lạm phát và tâm lý thị trường, so sự kết nối chặt chẽ giữa các nền kinh tế cũng như thị trường.
Tác động của các sự kiện chính trị rất khó dự đoán và không phải lúc nào cũng ảnh hưởng đồng đều lên tất cả các lớp tài sản, vì còn phụ thuộc vào bối cảnh kinh tế vĩ mô tại thời điểm đó.
Hiện tại dừng ở mức trung lập khi các hành động trả đũa đều được thông báo, nếu leo thang dẫn đến việc Iran chặn eo biển Hormuz, giá dầu và khí đốt tự nhiên có thể tăng vọt, đẩy lạm phát toàn cầu lên cao. Điều này sẽ gây áp lực lớn lên nền kinh tế toàn cầu, trong bối cảnh tăng trưởng đang chậm lại và các chính sách tiền tệ có xu hướng nới lỏng và các chính sách tiền tế xu hướng nới lỏng dần.
Lịch sử cho thấy Iran thường đe dọa nhưng chưa bao giờ can thiệp quân sự vào eo biển Hormuz, vì dầu mỏ đóng góp lớn cho nền kinh tế nước này (~17% GDP). Bên cạnh đó, cú sốc cung năng lượng là một kịch bản bất lợi cho việc điều hành chính sách kinh tế của Phương Tây trong bối cảnh kinh tế toàn cầu kể trên. Dù vậy, xung đột vẫn có khả năng leo thang và bất kỳ một hành động leo thang đối đầu giữa 2 bên đều có thể tạo ra những đợt biến động mạnh trên thị trường, nhưng chúng tôi kỳ vọng một bên sẽ thỏa hiệp trước khi Iran thực sự can thiệp quân sự tại eo biển Hormuz.
Nhìn chung, hiện tại các vấn đề khó khăn nhất của thị trường cũng dần qua, thế giới bước vào giai đoạn nới lỏng chính sách, tuy vẫn còn tình trạng tranh sáng – tranh xám đan xen, nhưng các yếu tố tranh sáng chiếm có phần chiếm ưu thế nhiều hơn.
Giai đoạn phân hóa, chọc lọc và thách thức sự kiên nhẫn của Nhà đầu tư. Chúc mọi người đầu tư hiệu quả nhé!
Chào mừng mọi người đến với kênh KIM THANH STOCK – Nơi Chia sẻ - Cập nhật thông tin thị trường, Phân tích các cơ hội đầu tư cũng như Các kinh nghiệm đầu tư trên Thị trường chứng khoán Việt Nam.