VNM – Kế hoạch mở rộng thị trường sang Trung Quốc liệu có thành công?

Sơ lược một chút về cổ phiếu VNM thì đây là cổ phiếu của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (gọi tắt là Vinamilk), được thành lập năm 1976, có tiền thân là Công ty Sữa, Cafe miền Nam, thuộc Tổng cục Công nghiệp thực phẩm miền Nam, với ba đơn vị trực thuộc là Nhà máy sữa Thống Nhất, Trường Thọ, Dielac. Đến năm 1998, VNM xuất khẩu thành công 300 tấn sữa bột và 2,000 tấn sữa béo nguyên kem sang Iraq, mở đường cho việc xuất khẩu sang thị trường Trung Đông và nhiều nước trên thế giới. Sau 3 năm cổ phần hóa, VNM chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán vào năm 2006 và dần trở thành doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống lớn nhất trên HOSE. Với hơn 47 năm thành lập, Vinamilk hiện là thương hiệu sữa hàng đầu tại Việt Nam và đồng thời là thương hiệu sữa lớn thứ 6 trên thế giới. Sự thành công của thương hiệu được củng cố bởi sự đổi mới không ngừng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp liên tục ra mắt và cải tiến sản phẩm từ phổ thông đến cao cấp. Hiện tại, Vinamilk đang cung cấp ra thị trường 250 loại sản phẩm với 4 ngành hàng chính gồm sữa nước, sữa chua, sữa đặc và sữa công thức. Trong đó, 4 ngành hàng (sữa nước, sữa trẻ em, sữa chua, sữa đặc) chiếm hơn 90% trong tiêu thụ sản phẩm sữa của người Việt Nam. Xét theo ngành hàng, Vinamilk chiếm thị phần đứng đầu trong ngành sữa tươi, sữa chua và sữa đặc, đứng thứ 2 trong mảng sữa bột trẻ em.

Nói VNM phải nói tới mô hình vòi bạch tuộc và mẫu quốc

VNM nó vươn ra thế giới rồi, thị trường trong nước chiếm tới 50% thị phần, đã quá nhỏ so với quy mô của thằng bò, hàng năm nó vẫn phát triển hút ngoại tệ ào ạt từ nước ngoài về mẫu quốc. Trong khi đó cơ sở sản xuất vẫn là ở VN tạo điều kiện phát triển cho mẫu quốc. Vừa dựng xây nước nhà vừa đánh chiếm xứ người.

Sức mua toàn ngành âm nhưng vẫn tăng trưởng dương. Vậy khi sức mua toàn ngành dương trở lại thì VNM có cơ hội lớn không? Thị trường xuất khẩu tăng trưởng ổn định > 2 con số cũng là 1 điểm đáng chú ý.
Một phần rất quan trọng còn lại là vùng giá chiết khấu khá lớn cho 1 CP an toàn bậc nhấc thị trường với nền tảng cổ tức ~40% tiền mặt/ năm.

Năm 2023 Vinamilk cũng tái định vị thương hiệu ngành sữa nước. Dù tái định vị thương hiệu nhưng bao bì vẫn còn xài bao bì cũ, đến kết quả có độ trễ phải đến quý 3-4/2024.

Về kết quả kinh doanh và tình hình tài chính quý 1/2024 của VNM

Vinamilk duy trì kết quả kinh doanh tăng trưởng trong quý I/2024 với tổng doanh thu gần 14.125 tỷ đồng, tăng 1% so với cùng kỳ.

Theo khu vực, doanh thu thuần hợp nhất nội địa đạt 11.497 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ.

Động lực tăng trưởng trong thị trường nội địa đến từ:

  • Sữa đặc liên tục tăng trưởng doanh thu hai chữ số và thị phần nhờ nỗ lực mở rộng quy mô thị trường sữa đặc với các chiến dịch khuyến khích sử dụng sữa đặc để nấu nướng và pha chế đồ uống.

  • Sữa chua ăn duy trì tăng trưởng đều đặn 1 chữ số trên nền thị phần cao và Sữa chua uống tăng trưởng 2 chữ số quý thứ 3 liên tiếp nhờ thực hiện hiệu quả các chiến dịch truyền thông với Người ảnh hưởng (KOLs).

  • Sữa hạt và Sữa tươi Green Farm ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu cao lần lượt 70% và 76% nhờ đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi quà tặng.

  • Sữa bột cho thấy dấu hiệu dần phục hồi.

:black_small_square: Kênh phân phối: Cửa hàng Vinamilk và thương mại điện tử tăng trưởng doanh thu hơn 20%.

:black_small_square: MCM: doanh thu bị ảnh hưởng bởi thời tiết không thuận lợi, khiến nhu cầu sụt giảm đối với sản phẩm sữa ở thị trường miền núi phia Bắc.

Về các thị trường nước ngoài: đạt 2.615 tỷ đồng, tăng gần 8%.

Doanh thu thuần xuất khẩu duy trì ở mức cao tương đương với Q4/2023. Các thị trường truyền thống tiếp tục đóng góp chính vào kết quả kinh doanh khởi sắc. Các thị trường xuất khẩu tiềm năng ở Châu Phi, Nam Mỹ được đẩy mạnh chiến lược xâm nhập thị trường. Ở các thị trường đã phát triển, Vinamilk hợp tác với các thương hiệu sữa hàng đầu để phát triển sản phẩm. Điều này giúp năng suất nhà máy được tối ưu hóa và mang lại hiểu biết cho đội ngũ Vinamilk về thị trường, sản phẩm, công nghệ tại các nước nhập khẩu.

:black_small_square: Doanh thu thuần các chi nhánh nước ngoài duy trì tăng trưởng. Trong bối cảnh lạm phát, Angkormilk và Driftwood đều ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu tích cực nhờ cải thiện vị thế thương hiệu và gia tăng giá trị cho người tiêu dùng.

Về lợi nhuận sau thuế hợp nhất: 3 tháng đầu năm đạt 2.207 tỷ đồng, tăng 15,8% so với cùng kỳ. Kết quả này đánh dấu quý thứ 2 liên tiếp chỉ số này đạt tăng trưởng 2 chữ số nhờ cải thiện biên lợi nhuận gộp và kiểm soát hiệu quả các chi phí hoạt động. Biên biên lợi nhuận sau thuế hợp nhất Quý I/2024 đạt 15,6%, mở rộng lần lượt 195 điểm cơ bản so với cùng kỳ và 71 điểm cơ bản so với cả năm 2023. Tương ứng, thu nhập mỗi cổ phần (EPS) đạt 944 đồng, tăng 18,5% so với cùng kỳ.

Với kết quả kinh doanh trên, Vinamilk hiện đạt lần lượt 22% và 24% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận.

Nếu so sánh cùng kỳ thì lãi Q1/2024 khoảng 2,1 nghìn tỷ vẫn còn thấp hơn Q1/2022, năm khủng hoảng do COVID. Vậy thì có nên chê không?

Về tình hình tài chính

Tính đến ngày 31/03/2024, ông lớn ngành sữa có tổng tài sản đạt gần 51.654 tỷ đồng.

Trong đó, có 1.788 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền, bên cạnh 20,268 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng ngắn hạn.

Ngoài ra, tỷ lệ nợ vay trên tổng tài sản ở mức 13.2%, tương đương giá trị dư nợ gồm 6.6 ngàn tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và gần 212 tỷ đồng nợ vay dài hạn.

Về giá trị hợp lý

Thời điểm hiện tại: P/E VNM xấp xỉ 15 trong khi P/E Ngành là 19.74 => Giá trị tương xứng cho VNM là 84.000

Năm 2024, khi lợi nhuận đạt đúng 10k tỷ khi đó EPS của VNM là 4,784 => Giá trị tương xứng cho VNM là 95.000 đồng/cổ phiếu.