VNM update BSC

Khuyến nghị mua cổ phiếu VNM với giá mục tiêu 105.960 đồng/CP

CTCK BIDV (BSC)

BSC khuyến nghị mua cổ phiếu VNM của CTCP Sữa Việt Nam với giá mục tiêu là 105.960 đồng/CP – Upside 21.5% so với giá đóng cửa ngày 6/8/2021. Dựa trên dự báo của BSC cho năm 2021, giá hiện tại của VNM tương ứng với P/E fw = 17.6 lần, P/B FW 4.2 lần

Doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế quý II/2021 đạt lần lượng 15.716 tỷ đồng (tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái) và 2.862 tỷ đồng (giảm 7%).

Nguyên nhân doanh thu tăng 1% do (1) doanh thu nội địa giảm nhẹ 1%, do tiếp tục bị ảnh hưởng bởi COVID-19 và các biện pháp cách ly khiến sức mua suy giảm. Tuy nhiên, doanh thu quý II/2021 có dấu hiệu phục hồi từ mức giảm 9% trong quý I/2021 nhờ điều chỉnh tăng giá bán trung bình 2% từ tháng 5/2021 và tăng cường các hoạt động kích cầu, cho ra mắt các sản phẩm mới. Ngoài ra, MCM đạt mức tăng trưởng 7,6% nhờ tận dụng hiệu quả giá trị cộng hưởng về thương hiệu và kênh phân phối.

(2) Doanh thu thị trường xuất khẩu tăng trưởng 17% nhờ đóng góp chính từ thị trường Trung Đông và các đơn hàng mới từ Mĩ, châu Âu cho thấy dấu hiệu phục hồi về nhu cầu tiêu dùng trên thế giới.

(3) Doanh thu các chi nhánh nước ngoài tăng trưởng 12,8%, Do (3.1) Driftwood: Tăng trưởng hai chữ số, nhờ tác động tích cực của vaccine khiến các trường học tại Mỹ dần mở cửa trở lại sau hơn một năm đóng cửa do Covid-19; (3.2) Angkor milk: tăng trường nhẹ 3% do tiếp tục chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 tại khu vực Châu Á.

Biên lợi nhuận gộp đạt 43,6% (giảm 2.45ppt), tương đương với quý I/2021, do tăng giá2% từ tháng năm chỉ có thể bù đắp một phần mức tăng cao của giá nguyên vật liệu từ quý I/2021.

Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp/ doanh thu (giảm 150bps): Duy trì xu hướng tiết giảm chi phí theo điều kiện kinh doanh so với 2020, nhưng tăng 36bps so với quý trước, do VNM tiến hành các hoạt động Marketing nhằm đón đầu đà phục hồi nhu cầu trong nửa cuối năm 2021.

Biên lợi nhuận ròng của VNM suy giảm từ 20% xuống còn 18%, chủ yếu do (1) biên lợi nhuận gộp giảm và (2) một số ưu đãi thuế đã kết thúc nên thuế suất thu nhập doanh nghiệp hiệu lực tăng lên 18,1% so với cùng kỳ là 16,6%.

Kết quả kinh doanh tháng 7/2021, doanh thu VNM tăng 6% so với cùng kỳ, chủ yếu đến từ nhu cầu nội địa, trong đó kênh Hiện đại (tăng trưởng 50%) chiếm 22% doanh thu nội địa của VNM do nhu cầu tích trữ hàng hóa trong giai đoạn giãn cách xã hội.

Chúng tôi dự kiến Biên lợi nhuận gộp quý III/2021 của VNM sẽ có sự cải thiện so với nửa đầu năm 2021 nhờ (1) giá bán đã tăng từ tháng 5/2021 và (2) giá nguyên vật liệu vẫn đang duy trì ở mức cao, khi Trung Quốc giảm nhập khẩu và sản lượng sản xuất các sản phẩm sữa bột tăng ở nhiều khu vực.

Năm 2021, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của VNM dự kiến đạt lần lượt là 60.886 tỷ đồng (tăng 2% so với năm ngoái) và 11.334 tỷ đồng (tăng trưởng 0,9%), tương đương EPS fw là 4.958 đồng, PE fw là 17.6x, PB fw là 4.2x.

BSC cho rằng (1) VNM sẽ kỳ vọng phục hồi thị trường nội địa sau khi Việt Nam kiểm soát được dịch COVID-19 và tiêm chủng vaccine cho người dân trong cuối 2021;

(2) Biên gộp VNM ở mức 43-44% với kỳ vọng giá nguyên vật liệu có xu hướng giảm trong cuối năm 2021 khi Trung Quốc ngừng nhập siêu nguyên vật liệu và bắt đầu chính sách thắt chặt tiền tệ;

(3) Giảm chi phí quảng cáo marketing do sức mua giảm, tỷ lệ SGA/REV ở mức 23% thấp hơn năm trước là 25.6%;

(4) VNM đang giao dịch ở mức PE TTM là 17.6x thấp hơn bình quân PE Trailing 5 năm là 22.2x do yếu tố chính là COVID-19, vì thế chúng tôi cho rằng nếu dịch COVID-19 được kiểm soát tốt và kinh tế trở lại bình thường thì VNM sẽ quay trở lại giá trị thật của doanh nghiệp.

Khuyến nghị mua cổ phiếu VNM với giá mục tiêu 105.570 đồng/CP CTCK BIDV (BSC) CTCP Sữa Việt Nam (VNM – sàn HOSE) cho biết, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế quý II/2021 đạt lần lượt 15.716 tỷ đồng (tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái) và 2.862 tỷ đồng (giảm 7%). Nguyên nhân doanh thu tăng 1% (1) doanh thu nội địa giảm nhẹ 1%, do tiếp tục bị ảnh hưởng bởi COVID-19 khiến sức mua suy giảm; (2) doanh thu thị trường xuất khẩu tăng 17% nhờ đóng góp chính từ thị trường Trung Đông và các đơn hàng mới từ Mĩ, Châu Âu; doanh thu Các chi nhánh nước ngoài tăng trưởng 12,8%, nhờ phục hồi của Driftwood. BSC dự báo doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế năm 2021 dự kiến đạt lần lượt là 60.886 tỷ đồng (tăng 2% so với năm trước) và 11.292 tỷ đồng (tăng 0,5%), tương đương EPS fw là 4.754 đồng, PE fw là 18.9x - Thấp hơn P/E trung bình 5 năm là 22 lần. Chúng tôi khuyến nghị mua mã cổ phiếu VNM với giá 105.570 đồng/CP, upside 17% so với giá ngày 18/08/2021 với phương pháp DCF và P/E, với tỷ trọng là 50% - 50%.

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu VNM CTCK Bản Việt (VCSC) Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua cho CTCP Sữa Việt Nam (VNM) trong khi giữ nguyên giá mục tiêu và dự báo tổng lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2021-2023 khi chúng tôi kỳ vọng nỗ lực cắt giảm chi phí của VNM sẽ bảo vệ lợi nhuận trong bối cảnh bùng phát dịch COVID-19 nghiêm trọng hiện nay tại Việt Nam có thể ảnh hưởng đến chi tiêu của người tiêu dùng. Theo quan điểm của chúng tôi, định giá của VNM hấp dẫn với P/E trung bình giai đoạn 2021-2022 là 18,5 lần so với mức trung bình 5 năm là khoảng 22 lần của công ty và khoảng 26 lần của các công ty cùng ngành trong khu vực. Các chỉ số chính của VNM (ví dụ: thị phần, biên lợi nhuận và ROIC) vẫn ở mức cao so với các công ty cùng ngành. Ngoài ra, chúng tôi kỳ vọng VNM sẽ bảo vệ thị phần của công ty để tiếp tục dẫn đầu đà tiêu thụ sữa đang gia tăng tại Việt Nam. Giá mục tiêu của chúng tôi tương ứng P/E trung bình giai đoạn 2021-2022 của VNM là 21,5 lần - phù hợp với mức trung bình 5 năm của công ty.

Khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu VNM, giá mục tiêu 93.000 đồng Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk, HoSE: VNM) là công ty sữa lớn nhất Việt Nam với thị phần khoảng 60%. Với trên 40 năm kinh nghiệm, Vinamilk đã xây dựng được thương hiệu lớn với danh mục sản phẩm gồm sữa nước, sữa bột, sữa chua, sữa đặc và các loại thức uống khác. Tiêu thụ FMCG (mặt hàng tiêu thụ nhanh), bao gồm sữa, đang dần phục hồi. Doanh số FMCG được dự đoán sẽ phục hồi từ 5% đến 9% trong năm 2022 sau 2 năm giảm liên tiếp trong giai đoạn 2020-2021. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng doanh số trong nước của VNM giảm từ hơn 20% so với năm 2020 vào tháng 10/2021 còn 7% so với cùng kỳ năm 2020 vào quý IV/2021 cho thấy con đường phục hồi của ngành FMCG còn nhiều thách thức. Tổng thị phần của VNM tăng gần 1 điểm phần trăm vào năm 2021 (chủ yếu trong mảng sữa uống và sữa đặc). VNM tăng thị phần một phần do năng lực mạnh hơn của VNM so với các đối thủ cạnh tranh trong việc duy trì hoạt động kinh doanh ổn định trước những gián đoạn liên quan đến dịch Covid-19 nhờ mạng lưới cơ sở sản xuất và trung tâm phân phối rộng khắp trên toàn quốc của công ty. Khả năng tăng thị phần của VNM sẽ hạn chế trong tương lai do hiện đã ở mức cao (tổng thị phần theo sản lượng đạt hơn 60%) và cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là trong mảng sữa công thức. Biên lợi nhuận gộp năm 2022 của VNM được kỳ vọng sẽ duy trì ổn định hoặc giảm nhẹ so với năm 2021 khi giá bán tăng có thể bù đắp cho chi phí đầu vào cao hơn. VNM đã tăng giá bán 2 lần vào tháng 12/2021 và tháng 1/2022, tương ứng với tổng mức tăng giá bán thấp hơn 5%. VNM kỳ vọng không tăng giá bán từ nay đến cuối năm trừ khi có các biến động đáng kể trong cơ cấu chi phí. Tính đến hiện tại, VNM đã chốt giá bột sữa đầu vào cho sản xuất đến tháng 6/2022. Trong báo cáo mới đây, Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) khuyến nghị khả quan đối với VNM, giá mục tiêu 93.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn 19% giá đóng cửa phiên 3/3. Mặc dù VCSC cho rằng triển vọng tăng trưởng trung bình 1 chữ số của VNM sẽ là yếu tố ghìm định giá cổ phiếu, tuy nhiên, mức P/E 2022 của VNM là 17 lần, vẫn tương đối hấp dẫn so với mức P/E trượt trung bình 5 năm của các công ty cùng ngành trong khu vực là 26 lần.

oai, em chả …coi chừng hội A7 ném đá vỡ mồm :smiley:

Kết thúc quý I/2022, doanh thu thuần Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (VNM) đạt 13.878 tỷ đồng (tăng 5,2% so với cùng kỳ năm ngoái); trong khi đó, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 2.283 tỷ đồng (giảm 12%). Qua đó, lần lượt hoàn thành 21,3% và 23,1% kế hoạch năm 2022. Đây cũng là quý thứ 5 liên tiếp lợi nhuận sau thuế hợp nhất của VNM tăng trưởng âm. Về thị phần, Ban lãnh đạo chia sẻ rằng hiện tại thị phần của VNM vẫn duy trì tốt so với cùng kì năm ngoái. Trong quý I/2022, dòng sản phẩm sữa chua và sữa nước có kết quả kinh doanh tương đối ấn tượng, trái ngược với tình hình của sữa bột và sữa đặc. Chúng tôi cho rằng biên lợi nhuận gộp của VNM sẽ bị ảnh hưởng mạnh nhất vào quý II/2022 - khi dùng nguyên liệu chốt giá trong quý I/2022. Nhìn chung, cho cả năm 2022, chúng tôi điều chỉnh biên lợi nhuận gộp của VNM từ 43% xuống mức hơn 41%. Chúng tôi thực hiện điều chỉnh dự phóng kết quả kinh doanh của VNM nhằm phản ánh diễn biến giá nguyên vật liệu đầu vào nằm ngoài dự kiến gần nhất. Cụ thể, năm 2022, chúng tôi dự phóng doanh thu thuần của VNM đạt 62.781 tỷ đồng (tăng 3% so với năm trước) và lợi nhuận sau thuế đạt 9.484 tỷ đồng (giảm 10%). Cho năm 2023, doanh thu thuần đạt 65.105 tỷ đồng (tăng 3,7% so với năm trước) và lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 9,2% đạt mức 10.264 tỷ đồng. Chúng tôi sử dụng kết hợp 2 phương pháp định giá DCF và so sánh P/E (tỉ trọng 50-50), chúng tôi hạ mức giá mục tiêu cho 2022 của VNM từ 105.700 đồng/CP xuống 84.100 đồng/CP, đồng thời khuyến nghị mua cổ phiếu này.

CTCP Sữa Việt Nam (VNM – sàn HOSE) đã công bố kết quả kinh doanh quý III/2022, trong đó doanh thu đạt 16,1 nghìn tỷ đồng (giảm 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái) và lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ đạt 2,3 nghìn tỷ (giảm 21,4%). Trong 9 tháng năm 2022, doanh thu vẫn duy trì ở mức 44,9 nghìn tỷ đồng (giảm 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái) nhưng lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ giảm chỉ còn 6,6 nghìn tỷ (giảm 20,3%), hoàn thành 68%/60% kế hoạch. Doanh thu ở thị trường nội địa đạt 13,8 nghìn tỷ đồng (đi ngang so với cùng kỳ năm ngoái) được đóng góp bởi 12,4 nghìn tỷ đồng (xấp xỉ cùng kỳ năm ngoái) doanh thu của công ty mẹ và 832 tỷ đồng (tăng 4,7%) doanh thu của công ty con MCM. Ban lãnh đạo cũng kỳ vọng doanh thu nội địa sẽ tăng trưởng 1 con số trong quý IV/2022F. Doanh thu thị trường trong nước đi ngang so với mức nền cao trong quý III/2021 và tăng 7,7% so với quý trước nhờ việc lấy lại thị phần bằng nhờ việc tái cấu trúc lại hệ thống phân phối trong quý III/2022. Trong khi đó, doanh thu xuất khẩu giảm 6,1% so với cùng kỳ năm ngoái còn 2,3 nghìn tỷ trong quý III/2022 do nhu cầu thấp ở thị trường Trung Đông trong môi trường lạm phát và chi phí vận chuyển cao. Ngược lại, doanh thu của các công ty con ở thị trường Mỹ và Campuchia tăng trưởng ấn tượng 26% và đạt 1,1 nghìn tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp trong quý III/2022 thu hẹp 3,4%p so với cùng kỳ năm ngoái và 1,2%p so với quý trước, chỉ còn 39,5% nguyên nhân bởi VNM đã mua hợp đồng kỳ hạn cho nguyên liệu đầu vào ở mức giá cao. Giá tương lai của sữa bột nguyên liệu đã giảm mạnh hơn 30% so với đỉnh của quý II/2022 và ban lãnh đạo kì vọng VNM sẽ bắt đầu hưởng lợi và cải thiện biên lợi nhuận gộp từ quý IV/2022F. Theo ban lãnh đạo, tỉ giá tăng sẽ ảnh hưởng một phần nhỏ lên lợi nhuận do VNM vẫn là công ty nhập siêu và VNM có khoản nợ bằng đồng USD khoảng 400 triệu USD vào cuối quý III/2022. Do đó, chúng tôi khuyến nghị nắm giữ đối với cổ phiếu VNM, với giá mục tiêu 83.900 đồng/CP.

Giá sữa nguyên liệu đã giảm từ quý III/2022 và vẫn đang trong xu thế giảm: Biên lợi nhuận gộp dự kiến sẽ tăng từ quý IV/2022 nhưng do lượng hàng nguyên liệu tồn kho được chốt ở giá cao vẫn còn khiến việc hồi phục bị chậm lại. Tuy nhiên, với diễn biến giá sữa nguyên liệu vẫn đang giảm, biên lợi nhuận gộp sẽ có quý đầu tiên tăng trưởng từ quý 1/2023. Bên cạnh đó, thị trường sữa Việt Nam vẫn hấp dẫn: Mặc dù có thể bị ảnh hưởng bởi giai đoạn kinh tế khó khăn trước mắt, thu nhập của người tiêu dùng bị cắt giảm nhưng tốc độ tăng trưởng tiêu thụ sữa vẫn ở mức 12,4% trong giai đoạn 2021-2031. CTCP Sữa Việt Nam (VNM – sàn HOSE) là doanh nghiệp đầu ngành, chiếm thị phần lớn nhất thị trường sản phẩm sữa Việt Nam. Tình hình tài chính của VNM chắc chắn với lượng tiền mặt và tiền gửi gần 20 nghìn tỷ đồng, tỷ lệ nợ vay/ tổng tài sản và nợ vay/vốn chủ sở hữu chỉ lần lượt ở mức thấp 10,2% và 15%. Rủi ro đầu tư: Giá sữa nguyên liệu tăng làm giảm biên lợi nhuận gộp: do biến động tình hình thế giới, đứt gãy chuỗi cung ứng, khó khăn về vận chuyển bất ngờ ảnh hưởng đến giá sữa. Thêm vào đó là doanh thu giảm do nhu cầu giảm, cạnh tranh tăng: người tiêu dùng có xu hướng thắt chặt chi tiêu do kinh tế khó khăn, thu nhập giảm. Công ty phải giảm giá sản phẩm để giữ thị phần. Chúng tôi xác định giá mục tiêu 12 tháng của cổ phiếu VNM vào khoảng 89.963 đồng/cổ phiếu dựa trên phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền FCFE. Mức giá mục tiêu tương ứng P/E forward khoảng 25,37 lần (theo EPS 2023F khoảng 3.546 đồng/CP). Đồng thời, khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu VNM.

CTCP Sữa Việt Nam (VNM – sàn HOSE) ghi nhận doanh thu thuần quý IV/2022 đạt 15.069 tỷ đồng (giảm 4,7% so với cùng kỳ năm ngoái) và lợi nhuận sau thuế - cổ đông thiểu số 1.869 tỷ đồng (giảm 15,5%). Như vậy cả năm doanh thu thuần đạt 59.956 tỷ đồng (giảm 1,6% so với năm trước) và lợi nhuận sau thuế - cổ đông thiểu số 8.516 tỷ đồng (giảm 19,1%), chỉ hoàn thành lần lượt 93,6% và 87,2% kế hoạch năm cho 2 chỉ tiêu trên. Thị phần giảm do áp lực cạnh tranh. Tăng trưởng VNM đều chậm hơn khi so sánh với IDP, QNS và thậm chí là MCM. Theo dòng sản phẩm, trong khi sữa nước, sữa chua duy trì được tăng trưởng thì sữa bột giảm, đặc biệt trong mảng sữa công thức trước các nhãn hiệu phân khúc cao cấp. Nỗ lực tái cơ cấu hệ thống phân phối. Các chính sách thúc đẩy kênh MT/Online trước đây không hiệu quả, gây cạnh tranh không lành mạnh với kênh truyền thống, dẫn đến tình trạng thiếu hàng tại các điểm bán. Kết thúc năm 2022, VNM đã hoàn thành việc cải tổ hệ thống phân phối, qua đó kỳ vọng doanh thu quay lại quỹ đạo tăng trưởng trong 2023. Thị phần giảm do áp lực cạnh tranh. Tăng trưởng VNM đều chậm hơn khi so sánh với IDP, QNS và thậm chí là MCM. Theo dòng sản phẩm, trong khi sữa nước, sữa chua duy trì được tăng trưởng thì sữa bột giảm, đặc biệt trong mảng sữa công thức trước các nhãn hiệu phân khúc cao cấp. Nỗ lực tái cơ cấu hệ thống phân phối. Các chính sách thúc đẩy kênh MT/Online trước đây không hiệu quả, gây cạnh tranh không lành mạnh với kênh truyền thống, dẫn đến tình trạng thiếu hàng tại các điểm bán. Kết thúc năm 2022, VNM đã hoàn thành việc cải tổ hệ thống phân phối, qua đó kỳ vọng doanh thu quay lại quỹ đạo tăng trưởng trong 2023. Doanh thu thuần năm 2023 dự báo 62.320 tỷ đồng (tăng 3,9% so với năm trước) và lợi nhuận sau thuế - cổ đông thiểu số 9.514 tỷ đồng (tăng 11,7%). EPS 4.173 đồng/CP và PE dự phóng 18,6 lần. Cơ sở dự báo chính: (i) doanh thu nội địa thận trọng tăng 2%, chủ yếu nhờ giá bán; (ii) doanh thu xuất khẩu/công ty con ở nước ngoài tăng 10-15%; (iii) Mộc Châu tăng trưởng 6%; (iv) biên gộp hợp nhất đạt 40,8%, cải thiện 40 bps nhờ giá đầu vào giảm; và (v) SG&A/doanh thu duy trì mức cao để hỗ trợ sức mua cho người tiêu dùng. Với diễn biến vượt trội của giá cổ phiếu VNM so với VN-Index trong 6 tháng vừa qua, BVSC giữ nguyên khuyến nghị NEUTRAL đối với VNM với giá mục tiêu 83.500 đồng/CP, tương đương với P/E 2023 20x – bằng với mức các công ty cùng ngành. Tuy nhiên, với triển vọng biên lợi nhuận phục hồi từ nửa sau 2023, VNM cũng có thể là một cơ hội đáng cân nhắc nếu giá cổ phiếu giảm về những vùng hấp dẫn hơn.

Kết quả lợi nhuận 2022 của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, mã chứng khoán VCB – sàn HOSE) vượt trội nhờ hoạt động tín dụng tăng trưởng mạnh mẽ và chi phí trích lập dự phòng giảm. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế quý IV/2022 và cả năm 2022 lần lượt ghi nhận 9.934 tỷ đồng (tăng 53,85% so với cùng kỳ năm trước) và 29.912 tỷ đồng (tăng trưởng 35,34% so với năm trước). Nhìn chung, kết quả tăng trưởng vượt trội nhờ vào (1) đẩy mạnh hoạt động tín dụng với tăng trưởng tín dụng (TTTD) cao và NIM cải thiện (2) thu nhập từ hoạt động ngoại hối tăng mạnh (3) chi phí trích lập dự phòng giảm do tình hình nợ xấu kiểm soát tốt và khả năng phục hồi sau covid-19 mạnh mẽ. Triển vọng 2023: Tăng trưởng tín dụng 2023 kì vọng 16%, cao hơn trung bình ngành nhưng thấp hơn năm 2022 do khó khăn chung của thị trường. NIM vẫn giảm nhẹ do chính sách giảm lãi suất trong những tháng đầu năm 2023. Hoạt động từ ngoại hối vẫn tiếp tục tăng trưởng tuy nhiên mức độ tăng trưởng thấp hơn giai đoạn trước. Nợ xấu có xu hướng tăng nhẹ trong bối cảnh khó khăn chung, tuy nhiên kỳ vọng rủi ro nằm trong tầm kiểm soát với quy trình kiểm soát tiếp tục phát huy tính hiệu quả, bộ đệm trích dự phòng cao, và tỷ trọng dư nợ TPDN và cho vay kinh doanh bất động sản thấp. Với mức định giá P/B mục tiêu là 2.64x, giá mục tiêu ước tính đối với VCB là 95.300 đồng/CP, tăng 2,5% so với mức giá ngày 22/02/2023. Nhìn chung, chúng tôi cho rằng mức giá thị trường hiện tại đã phản ánh giá trị tiềm năng của VCB.

Quý II/2023, mặc dù doanh thu CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã VNM – sàn HOSE) tiếp tục duy trì sự ổn định (tăng 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái) nhưng lợi nhuận sau thuế đã có tín hiệu tích cực đầu tiên, đạt 2.229 tỷ đồng, tăng 6%, chấm dứt chuỗi tăng trưởng âm kể từ quý I/2021. Biên lợi nhuận gộp tăng trở lại mức 40,5% (tăng 170 điểm cơ bản so với quý liền trước). Trong đó, mảng kinh doanh chính là doanh thu nội địa tăng nhẹ 2,6% so với cùng kỳ, biên lợi nhuận gộp đạt 41,3%, doanh thu xuất khẩu giảm nhẹ so với cùng kỳ, đạt 2.406 tỷ đồng. Chúng tôi dự báo doanh thu năm 2023/2024 dựa vào các yếu tố: tăng tiêu thụ nội địa năm 2023 lên 3,8% nhờ vào (1) Chương trình tái định vị thương hiệu nhanh hơn kỳ vọng ban đầu là đầu năm 2024 (2) Thu nhập người lao động khối Nhà Nước tăng 20,8% - cao nhất từ năm 2013 đến nay (3) VNM tăng mạnh chi phí bán hàng 8.8% svck, đẩy mạnh công tác marketing nội địa. Ngoài ra, biên lợi nhuận gộp sẽ cải thiện lên 41,4% trong năm 2023 nhờ vào kỳ vọng giá nguyên vật liệu giảm 5%/tấn trong bối cảnh giá sữa nguyên vật liệu quốc tế đang có đà giảm. Chúng tôi sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền FCFF dựa trên các luận điểm chính: (1) Doanh thu nội địa và xuất khẩu tăng 3,9%/16,7% nhờ vào sự phục hồi của tiêu thụ nội địa và các hợp đồng xuất khẩu mới của VNM (2) Biên EBIT năm 23/24 cải thiện 16,7%/18,5% nhờ vào kỳ vọng chi phí nguyên vật liệu giảm 5%/tấn. Các rủi ro chính đối với khuyến nghị bao gồm: cầu tiêu thụ phục hồi chậm hơn kỳ vọng, chi phí quảng cáo nhiều hơn dự kiến, giá nguyên vật liệu giảm ít hơn dự báo. Chúng tôi khuyến nghị nắm giữ với giá mục tiêu của VNM là 83.000 đồng/cổ phiếu.