Tranh thủ “thời cơ”, Việt Nam tăng tốc xuất khẩu cá tra
04/03/2024 lúc 16:00 (GMT) Theo dõi Tạp chí công thương trên
Thời gian tới, xuất khẩu cá tra Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa khi Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu có các biện pháp hạn chế mới đối với thuỷ sản có nguồn gốc từ Nga và Trung Quốc.
xuất khẩu cá tra của Việt Nam. Điển hình là những căng thẳng trên Biển Đỏ đang gây ra không ít những khó khăn trong quá trình vận tải hàng hoá xuất khẩu nói chung và hàng thuỷ sản nói riêng khi cược vận chuyển tăng cao. Giá bán đến tay người tiêu dùng tăng cao sẽ ảnh hưởng lớn đến quyết định mua hàng.
Mặc dù vậy, kim ngạch xuất khẩu cá tra tháng đầu năm 2024 được đánh giá là khá tích cực sau khi liên tiếp sụt giảm trong năm 2023. Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ là những thị trường có triển vọng phục hồi trong năm 2024 do tồn kho giảm và nhu cầu tiếp tục gia tăng. Lạm phát “hạ nhiệt”, khả năng chi tiêu tại Hoa Kỳ được dự đoán sẽ cải thiện hơn so với trước đó. Thị trường cá tra tại Trung Quốc dự kiến sẽ “sôi động” hơn nhờ các chính sách hỗ trợ thị trường bất động sản và kích thích tiêu dùng của Chính phủ Trung Quốc trong nửa đầu năm 2024.
Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, tình hình xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Hoa Kỳ và châu Âu sẽ tăng tốc trong thời gian tới do cuối năm 2023, Hoa Kỳ đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu diện rộng đối với một số loại thuỷ sản có nguồn gốc từ Nga.
Đồng thời, Hội đồng châu Âu (EC) cũng đã quyết định không cho phép các thuỷ sản có nguồn gốc từ Nga được hưởng ưu đãi miễn thuế trong giai đoạn 2024-2026.
Hồi tháng 11/2023, Liên minh châu Âu cũng quyết định tăng cường kiểm soát việc nhập khẩu các sản phẩm cá từ Trung Quốc để kiếm soát hoạt động đánh bắt phi pháp không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Xem thêm Bài viết “Xuất khẩu cá tra Việt Nam “rộng cửa” sang Mỹ và châu Âu” trên Tạp chí Công Thương tại đây.
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, tình hình xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Hoa Kỳ và châu Âu sẽ tăng tốc trong thời gian tới
Hiện một số tổ chức và doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam kỳ vọng các động thái trên có thể tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam, đặc biệt là cá tra phi lê, tại thị trường Mỹ và châu Âu. Đây là hai thị trường xuất khẩu cá tra trọng điểm của Việt Nam. Trên thực tế, sản lượng xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang châu Âu trong tháng 12/2023 đã tăng 3% so với cùng kỳ năm 2022 và 23% so với tháng 11/2023.
Vừa qua, Công ty CP Vĩnh Hoàn cũng đã công bố kết quả kinh doanh tháng 1/2024 với doanh thu đạt 921 tỷ đồng, tăng 102% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 13% so với tháng 12/2023. Đây là kết quả cao nhất trong vòng 8 tháng trở lại đây. Tất cả các thị trường chính của doanh nghiệp xuất khẩu cá tra này đều ghi nhận mức phục hồi tốt.
Trong đó, doanh thu tại thị trường Trung Quốc, Hoa Kỳ và EU lần lượt tăng 259%, 59% và 33% so với tháng 1/2023. Doanh thu tại thị trường nội địa cũng tăng 137%. Xét về sản phẩm, mảng cá tra đóng góp tới gần một nửa tổng doanh thu với 448 tỷ đồng, tăng 65% so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, giá cá tra Việt Nam còn được thúc đẩy từ việc thiếu hụt nguồn cung. Giá cá tra nguyên liệu tăng trừ 25-26.000 đồng/kg năm 2023 lên 28-29.000 đồng/kg đầu năm 2024.
Theo ông Dương Nghĩa Quốc - Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam, xu hướng tăng của giá cá tra hiện “rất tốt” và dự báo giá có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới khi các doanh nghiệp xuất khẩu đang tăng tốc nhập hàng để trả đơn cho đối tác.
Trước những yếu tố cung - cầu của thị trường, Tổng Thư ký Hiệp hội VASEP Trương Đình Hoè cho rằng, các doanh nghiệp cần tập trung vào sản phẩm có giá cả cạnh tranh, bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, đây là vấn đề tiên quyết. Cùng với đó, nghiêm túc tuân thủ các quy định về kinh tế tuần hoàn, tiếp tục đổi mới quy trình sản xuất, ứng dụng công nghệ cao, tập trung chế biến sâu. Lưu ý, tận dụng phụ phẩm chế biến để tạo ra sản phẩm mới và gia tăng giá trị nhằm thúc đẩy thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Huyền My