IDI đã từng CE tím liên tục từ giá 12 lên 31 đó bác. Đây nè
Tôi nhớ cách đây khoảng hơn 10 năm, lúc ấy tụi TQ đòi mua IDI với gia 60 hay 80k gì đó…Nhưng deal ko thành công vì Bác Thuấn ko bán. Hiện giwof vị thế IDI đã khác xưa. Hiện tại đẫ có nhà máy chế biến sản phẩm sạch, công nghệ mới, kho lạnh bài bản và hoàn thành. Trung hạn lại được hưởng mức lãi suất mới theo POR19. Có thể nói năm nay thiên thời, địa lợi đã có với IDI…Còn yếu tố nhân hòa thì phải xem ý chí các anh thế nào… Cái hay ở IDI là liên kết với nông dân và luôn giữu chữ tín về giá thu mua. Đối với cổ đông thì cổ tức cũng khá ổn định. Thị trường thì đa dạng từ Á sang Âu _ Mỹ.
“Đại diện lãnh đạo Công ty IDI chia sẻ, chúng tôi đã làm chủ quy trình sản xuất khép kín: từ con giống, vùng nuôi, cung cấp thức ăn thủy sản, đến nhà máy chế biến với công nghệ hiện đại, công nhân lành nghề, hệ thống quản lý chất lượng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Lợi thế này đã được chuẩn bị từ nhiều năm trước và được củng cố ngay trong giai đoạn căng thẳng do dịch Covid”.
Một cái nữa là: ngày xưa rất hiếm khi nào quỹ ngoại nó mua cặp sao mai, chủ yếu là gia đình Bác thuấn và nhỏ lẻ, sau này có một số tay to như ông Phụng.v.v… Nhưng trong thời gian qua thì Quỹ ngoại nó bắt đầu gom cặp asm -idi khá đều đặn, hình như tụi PYN hiện nay cũng nắm trên 6% rồi thì phải…không rõ chỗ này lắm. Mảng điện tái tạo thì asm hưởng trọn giá FIT1, nhớ ko nhầm là hơn 9 cent/'kw
Nhìn chung, thị giá idi là rẻ so với định giá. Tuy nhiên đánh ngắn thì phải xem sắc mặt các anh lớn nữa, vì cặp này có lúc nó cũng kinh khủng lắm…trước dịch…nó có đoạn về tận 2.8 đấy…nên đánh ngắn cũng ko nên chủ quan! Kỳ vọng POR19 mở rộng TT và gia tăng lợi nhuận nhờ tiết giảm chi phí, và giá ngoại tệ đang cao , và nhà máy mới nâng chất lượng và công suất —> sẽ là bước đệm để đưa IDI lên tầm cao mới!
Tôi cầm IDI đến năm 2025 để ăn bằng lần, vài lần.
IDI năm nay lợi đủ đường:
- Giá cá tra tăng mạnh
- IDI tăng công suất nhà máy lên GẤP ĐÔI
- Được Mỹ giảm tới 94% thuế
- Lãi suất giảm
- Nhu cầu tăng nhưng thiếu nguồn cung cá tra => khan hiếm
Ra báo cáo quý 1 mới thấy đẹp
Lúc đó 2x số đông mới nhìn ra IDI.
I.D.I TẠI HỘI CHỢ TRIỂN LÃM THỦY HẢI SẢN BẮC MỸ 2024
Ngày 10/3, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Boston ở bang Massachusetts (Mỹ), khai mạc Hội chợ Thủy hải sản Bắc Mỹ - đây là sự kiện thường niên lớn nhất Bắc Mỹ về thương mại hải sản, quy tụ nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan đến ngành thủy sản trên khắp nước Mỹ và thế giới.
.
IDI ngoài cá tra còn có các sản phẩm gia tăng giá bán cao như:
- Huyết cá (giá còn cao hơn giá cá tra phi lê)
"Quan trọng hơn, thiết kế của nhà máy mới của IDI cho phép Công ty tận thu được huyết cá. Theo tính toán của doanh nghiệp, công suất 500 tấn cá nguyên liệu một ngày có thể đem lại 10 tấn huyết cá, chứa 100% đạm. Đây là nguyên liệu mà các nhà máy chế biến nước mắm chực chờ thu mua với nhu cầu rất lớn. Huyết cá thậm chí còn được bán với giá cao hơn giá cá tra phi lê thành phẩm. Hiện chưa có nhà máy chế biến cá tra nào tại Việt Nam thực hiện được công đoạn này."
- Bột cá đang được Trung Quốc đẩy mạnh nhập khẩu, giá lên cao kỷ lục vì cung không đủ cầu.
Link: Trung Quốc đang săn tìm bột cá - cơ hội vàng cho doanh nghiệp Việt.
-
Mỡ cá
-
Dầu ăn
-
Collagen
múc mạnh cá tra đây mới là chân sóng thôi
Hàng bắt đầu hồi phục từ đáy. Năm chơi chơi phân, dầu khí, thủy sản. Hết
IDI chân sóng.
IDI lợi thế hơn VHC ANV vì các thị trường chủ lực của IDI không nằm ở châu Âu phải đi qua Biển Đỏ chi phí vận chuyển tăng mạnh. IDI chủ yếu làm ăn với Trung Quốc (quốc gia nhập khẩu cá tra tăng trưởng gấp 4 lần trong 2 tháng đầu năm 2024, tăng rất mạnh), Mexico, Brazil, Mỹ (chính thức được giảm 94% thuế IDI đánh mạnh vào thị trường này).
Hàng ngon giá rẻ.
“Nghe người nhà IDI nói … đợt này BĐS khó khăn nên tập đoàn ưu tiên các mảng XK cá; nguyên cả tháng nay Sếp IDI ăn ở bên Mỹ nhằm mở rộng hàng xk”.
Đúng hướng đó bác a. Tập chung mảng cốt lõi.
Bro Pr thì Pr cả dòng, Muốn cổ mình tăng thì phải có sóng dòng, Đừng lôi hết về mình thế ko ổn đâu. Đôi lời góp ý. Lộc bất tận hưởng người ae nhé. Mình cũng đang có IDI trong danh mục.
IDI là công ty bán bột cá cho doanh thu lớn nhất Việt Nam nên được hưởng lợi lớn nhờ Trung Quốc đang săn mua bột cá cung không đủ cầu !!!
Trung Quốc đang săn tìm bột cá - cơ hội vàng cho doanh nghiệp Việt
[Nguyễn Thanh Toàn
Tổng hợp từ Một thế giới | Hôm qua 18:03]
Người Trung Quốc đang tìm kiếm bột cá trên khắp thế giới, nhưng liệu có thể tìm được nhiều hơn mặc dù giá phải trả rất cao?
Đó là vấn đề được Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đặt ra trong báo cáo sáng nay (22.2). Năm 2023, Trung Quốc nhập khẩu 1,65 triệu tấn bột cá từ các nước trên thế giới, giảm 9% so với năm 2022. Trong đó, Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam gần 262.000 tấn bột cá với trị giá 425 triệu USD, tăng 24% về khối lượng và 48% về trị giá. Việt Nam là nguồn cung cấp bột cá lớn thứ 2 cho Trung Quốc, sau Peru.
Trung Quốc đang săn tìm bột cá trên thế giới - Ảnh: IT
Năm 2023, xuất khẩu bột cá của Peru vào Trung Quốc sụt giảm 51%, đạt 430 triệu USD, do thời tiết El Nino làm giảm sản lượng cá cơm của Peru. Top 5 nguồn cung cấp còn có Nga, Thái Lan và Ấn Độ. Do nhập khẩu từ Peru giảm, Trung Quốc đã tăng 29% nhập khẩu từ các nguồn cung còn lại, đạt kỷ lục gần 1,2 triệu tấn.
Trước đây, Trung Quốc phụ thuộc vào Peru - nguồn cung chiếm hơn một nửa lượng bột cá nhập khẩu, phục vụ cho các ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản khổng lồ của nước này. Năm ngoái, Trung Quốc cũng mua kỷ lục 124.000 tấn bột cá từ Ấn Độ, chủ yếu từ các loài cá nổi nhỏ như cá mòi và cá thu, tăng hơn gấp đôi khối lượng vào năm 2022.
Nhập khẩu từ Nga tăng 20%, lên 134.000 tấn. Nhập khẩu từ Mỹ, Myanmar và Ecuador cũng đạt mức cao mới. Trung Quốc cũng đang nhập khẩu khoảng 80 triệu tấn đậu nành, một con số cực kỳ lớn. Nhưng họ vẫn cần các loại protein khác, bao gồm cả bột cá.
Tại Việt Nam, sản phẩm bột cá bền vững duy nhất là từ cá ngừ, tôm và cá tra vụn - không phải bột cá từ nghề cá hỗn hợp hoặc nghề cá làm thức ăn gia súc nhỏ. Các nước sản xuất bột cá đang nhắm mục tiêu bán hàng ở Trung Quốc để tận dụng giá bột cá tăng. Ở mức 1.766 USD/tấn, giá nhập khẩu trung bình của Trung Quốc cao nhất trong lịch sử kể từ năm 2000.
Hiện nay, một phần lớn nguyên liệu thức ăn thủy sản là đến từ các phụ phẩm chế biến cá thay vì chỉ đánh bắt để giảm thiểu, trong khi 1/3 sản lượng hiện nay đến từ các phụ phẩm nuôi trồng thủy sản.
Các kế hoạch đảm bảo chất lượng cũng đã lan rộng khắp thế giới để chống lại các hoạt động bất hợp pháp, không được báo cáo và không được kiểm soát đã góp phần gây ra nạn đánh bắt quá mức trong quá khứ.
Giá bột cá tăng vọt năm ngoái đã “truyền cảm hứng” cho các nhà sản xuất thức ăn thủy sản tăng cường nghiên cứu để cắt giảm khối lượng trong khi vẫn bảo toàn được tính toàn vẹn dinh dưỡng. Mặc dù bột cá và dầu cá vẫn là nền tảng cho thức ăn nuôi trồng thủy sản, nhưng nhu cầu dinh dưỡng đối với các loại cá nuôi khác nhau đã hỗ trợ giảm sự phụ thuộc vào bột cá.
Dù thế nào đi nữa, ngành bột cá toàn cầu khó có thể tăng sản lượng đáng kể, ngay cả khi giá cao hơn. Người Trung Quốc đang tìm kiếm bột cá trên khắp thế giới, nhưng liệu họ có thể tìm được nhiều hơn mặc dù giá họ phải trả rất cao?
Tuyết Nhung.
Sau khi quan sát 2 phiên hôm ra tin đến nay. Thấy sắc mặt các anh ko muốn rồi…! Muốn bao nhiêu hàng đều cấp đủ. Cụ nào trade thì cẩn thận, vì chưa có vị gì cả nhỉ! Hàng thì chất, nhưng ko dễ trade đâu.