VPB: Tiềm lực vốn mạnh - Vững bước tương lai

1. Bức tranh ngành ngân hàng 6T.2023 và triển vọng những tháng cuối năm 2023

  • Nhiều chính sách được ban hành nhằm gỡ khó cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thúc đẩy sự phục hồi hoạt động kinh doanh và tăng tính an toàn cho hệ thống ngân hàng trong 6T.2023
  • Kỳ vọng tăng trưởng tín dụng sẽ tăng tốc nhanh hơn nhờ lãi suất giảm đáng kể và kinh tế phục hồi trong nửa cuối năm khiến nhu cầu sử dụng vốn vay tăng lên.
  • 6T2023, lượng tiền gửi của khách hàng cao hơn cùng kỳ năm 2022 nhưng tốc độ tăng trưởng sẽ chậm dần trong nửa cuối năm do lãi suất huy động dự kiến tiếp tục giảm.
  • Sự đảo chiều của xu hướng lãi suất từ tăng sang giảm đóng vai trò dẫn dắt cho việc phục hồi của tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA). Dự kiến tỷ lệ CASA của các NHNY đã tạo đáy tại mức 18.4% vào cuối Q1/2023, tỷ lệ CASA của các NHNY đang dần phục hồi trong quý 2, qua đó phần nào hỗ trợ chi phí huy động của các NH.
  • Biên lãi thuần (NIM) dự kiến sẽ dần phục hồi trong các quý tới. Lãi suất đảo chiều sẽ dần chấm dứt đà tăng của nợ xấu, giảm chi phí huy động, kết hợp với sự phục hồi của tăng trưởng tín dụng được kỳ vọng sẽ góp phần cải thiện NIM trong các quý tiếp theo.
  • Xu hướng tăng của nợ xấu nhiều khả năng vẫn sẽ duy trì, tuy nhiên tốc độ tăng sẽ phần nào chậm lại, tốc độ tăng trưởng nợ xấu đã cho dấu hiệu giảm tốc trong quý 2, xuống chỉ còn khoảng 12% trong Q2/2023 (từ 22.7% trong Q1/2023). Tốc độ tăng nợ quá hạn (nhóm 2-5) cũng ghi nhận mức giảm mạnh, xuống 7.4% trong Q2/2023 (từ 37.6% trong Q1/2023).

2. Cập nhật KQKD VPB

Kết quả kinh doanh 6T2023 giảm nhưng vẫn có điểm sáng:

  • Tăng trưởng tín dụng VPB dẫn đầu ngành với quy mô tăng hơn 10% - cao hơn so với trung bình ngành (4,7%). LNTT 6T2023 của VPB đạt 5.162 tỷ đồng (-66% yoy) chủ yếu do không còn khoản phí trả trước từ AIA như cùng kỳ năm trước (hơn 5.000 tỷ đồng). NIM giảm và trích lập dự phòng tăng theo xu hướng chung của ngành cũng là nguyên nhân khiến lợi nhuận của VPB giảm.
  • Tuy nhiên tình hình tài chính 6T2023 của VPB vẫn có điểm sáng như chất lượng tài sản được cải thiện: mức tăng nợ xấu từ đầu năm nay chỉ có 0,2% và thấp hơn so với trung bình ngành, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp giảm cả về tỷ trọng lẫn giá trị, hiện chỉ còn 28.000 tỷ đồng, giảm 15% so với đầu năm và chỉ còn chiếm 5,7% tổng tín dụng.

3. Điểm nhấn đầu tư VPB

  • Tăng trưởng tín dụng của VPB sẽ vượt trội hơn so với các ngân hàng khác nhờ hệ số an toàn vốn cao (CAR ~19% sau phát hành riêng lẻ) và sự tham gia của VPB vào việc tái cơ cấu một ngân hàng yếu kém.
  • Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi (LDR) thấp (70,6% so với mức trần 85,0% của NHNN) và tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn thấp (25,9% so với mức trần 34,0% của NHNN) sẽ cho phép VPB có dư địa để duy trì NIM ở mức cao.
  • Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) nằm trong nhóm thấp nhất ngành, chứng tỏ khả năng quản lý chi phí hiệu quả. Hầu hết mọi ngân hàng ở Việt Nam đều tập trung vào chuyển đổi số, điều này sẽ giúp cải thiện hiệu quả chi phí. Tuy nhiên, VPB hiện đang dẫn đầu, thể hiện qua việc tỷ lệ CIR thấp và giảm dần qua các năm.
  • Dự kiến cũng trong quý 3, ngân hàng sẽ thực hiện chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông lần đầu tiên trong 10 năm qua, với tỷ lệ 10% từ nguồn lợi nhuận năm 2022. Trong 5 năm tiếp theo, ban lãnh đạo ngân hàng dự định dành tới 30% lợi nhuận sau thuế để chia cổ tức tiền mặt cho cổ đông. (Link)
  • Kỳ vọng việc hợp tác SMBC thúc đẩy tăng trưởng trong dài hạn: Ngày 15/8/2023, NHNN đã chấp thuận việc SMBC mua cổ phần mới phát hành của VPB. Khoản đầu tư từ SMBC sẽ mang lại cho VPBank 35,9 nghìn tỷ đồng vốn cấp 1 (tương đương mức giá 30.160 đồng/cổ phiếu), nâng tổng vốn chủ sở hữu của VPBank từ 103,5 nghìn tỷ đồng lên xấp xỉ 140 nghìn tỷ đồng, mở ra tiềm năng tăng trưởng dài hạn cho VPB. Ngoài ra, việc giá chào bán dự kiến 30.159 đồng/cp cao hơn 33% so với giá thị trường có thể sẽ giúp cổ phiếu VPB diễn biến tích cực trong ngắn hạn. (Link)

Rủi ro:

  • Tập trung vào chất lượng tài sản. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) tăng vọt lên mức 7.4% tại cuối Q2/2023, so với mức 5.7% cuối năm 2022 và 6.2% cuối Q1/2023. NPL tăng mạnh khiến Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) suy giảm đáng kể về mức 37.7% tại cuối Q2/2023, thấp hơn đáng kể so với mức trung bình toàn ngành (97.3%).

  • Nợ xấu cao là điều bình thường đối với VPB vì Ngân hàng có sở hữu công ty tài chính tiêu dùng không có tài sản đảm bảo – FE Credit. Do đó, VPB phải chấp nhận mức rủi ro nợ xấu cao, tuy nhiên bù đắp lại là Biên lãi thuần (NIM) ở mức cao.

  • Ngân hàng nên tăng trích lập dự phòng để ứng phó với tình trạng suy giảm chất lượng tài sản có thể xảy ra, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn của ngành bất động sản và của công ty con FE Credit.

  • Mức độ đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp của VPB (chiếm 5,2% tổng tài sản ) là tỷ trọng cao thứ ba trong ngành trong Q2/2023. Áp lực trả nợ của các doanh nghiệp bất động sản giai đoạn Q3.2023-2024 khá cao, việc đảm bảo nguồn vốn cho các doanh nghiệp bất động sẽ khó khăn trong điều kiện hiện tại. Trường hợp các doanh nghiệp không thể tất toán khi trái phiếu đáo hạn mà các ngân hàng nắm giữ, các ngân hàng sẽ gia tăng chi phí trích lập dự phòng nợ xấu và ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Ngân hàng nào có dư nợ TPDN thấp sẽ giảm được gánh nặng đáo hạn TPDN trong thời gian tới.

4. Quan điểm kỹ thuật

  • VPB đã hoàn thành mô hình Vai – đầu – vai nghịch đảo hình thành hơn 1 năm kể từ tháng 5/2022 đến nay, đồng thời cổ phiếu đã có giai đoạn quay trở lại đường viền cổ vào giữa tháng 8/2023 với thanh khoản thấp và đang bắt đầu khôi phục xu hướng tăng với khối lượng lớn hơn.
  • Việc vượt qua đường cổ đã hoàn thành, cổ phiếu xác lập thành công mẫu hình vai – đầu – vai nghịch đảo, kết thúc xu hướng hiện tại, bước vào pha tăng mới với mục tiêu 29.000đ/ cổ phiếu.
  • Các đường MA 10, 20, 50 và 200 xếp lớp cho thấy cổ phiếu đang ở trong giai đoạn 2 tăng giá.
  • Chỉ báo MACD đã cắt lên đường Signal và cắt lên 0 cho thấy xu hướng tăng ngắn hạn được củng cố.

Khuyến nghị: MUA khi cổ phiếu vượt 23 kèm thanh khoản cao hơn 150% so với mức trung bình 20 phiên phiên gần nhất.

  • Mục tiêu 1: đỉnh cũ 27.000đ/ cổ phiếu, mục tiêu 2: 29.000đ/ cổ phiếu (hoàn thành mẫu hình Vai – đầu – vai nghịch đảo)
  • Dừng lỗ: -5% từ giá mua trung bình.

Mở tài khoản chứng khoán:

Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

Em nó tốt nhưng mông hơi nặng nhỉ

Chuẩn bị đến đoạn Mông Thon rồi bro ơi.

Mở tài khoản chứng khoán:

Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

1 Likes

VPB nay tăng bù anh em nhỉ

Mở tài khoản chứng khoán:

Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

VPB chỉnh là múc đỏ là xúc.

Mở tài khoản chứng khoán:

Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

Lãnh đạo VPBank: Đã sẵn sàng nguồn lực để tiếp quản 1 ngân hàng thuộc diện chuyển giao bắt buộc

12/10/2023 06:30 AM | TÀI CHÍNH

Nghe đọc bài

1:54

1x

Lãnh đạo VPBank cũng cho biết đang trong những bước hoàn thiện cuối cùng của thương vụ bán 15% cổ phần cho đối tác là tập đoàn tài chính lớn của Nhật Bản.



FPT Shop hợp tác cùng Garmin khai trương cửa hàng thứ 6 tại Việt Nam
kenh14.vn Tài trợ
[](javascript:void(0):wink:

Bà Phạm Thị Nhung, Phó Tổng Giám đốc ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng (VPBank). Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chiều 11/10, nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), Thường trực Chính phủ đã có buổi gặp mặt đại diện giới doanh nhân Việt Nam.

Tại sự kiện, bà Phạm Thị Nhung, Phó Tổng Giám đốc ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) cho biết thời gian qua VPBank có 2 tin vui.

Thứ nhất, VPBank đã thành công huy động hàng tỷ USD nguồn vốn từ các định chế tài chính quốc tế. Mới đây, Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (DFC) đã ký Cam kết khoản vay song phương với VPBank trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ tới Việt Nam. VPBank cũng đang trong những bước hoàn thiện cuối cùng của thương vụ bán 15% cổ phần cho đối tác là 1 trong 3 tập đoàn tài chính lớn nhất của Nhật Bản. Những việc này sẽ giúp VPBank có nguồn vốn vững mạnh cho phép mở rộng khả năng hỗ trợ các khoản tín dụng trung vài dài hạn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các dự án phát triển xanh, các dự án hạ tầng… góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Bà Nhung cũng cho biết, tăng trưởng tín dụng của VPBank từ đầu năm tới nay đã vượt mức 20%, cao hơn so với mức trung bình toàn ngành.

Thứ hai, VPBank là một trong những ngân hàng tham gia tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và tiếp quản 1 ngân hàng thuộc diện chuyển giao bắt buộc. Thời điểm hiện tại, VPBank đã chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực.

“Ngay khi được chuyển giao, chúng tôi sẽ bắt tay ngay vào việc tái cơ cấu lại ngân hàng đó. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mọi nguồn lực cần thiết, kinh nghiệm và năng lực của VPBank có được trong 30 năm qua, chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng sẽ hoàn thành nhiệm vụ Chính phủ và NHNN giao phó, tái cơ cấu thành công ngân hàng được chuyển giao”, Phó TGĐ VPBank cho biết.

Theo bà Nhung, VPBank phát triển không chỉ vì lợi ích của cá nhân, các cổ đông, VPBank ý thức rằng phải có trách nhiệm với cộng đồng, với toàn xã hội đúng như tôn chỉ, mục đích “Vì một Việt Nam Thịnh vượng” của VPBank.