VPB update VCSC

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu VPB

CTCK Bản Việt (VCSC)

Ngân hàng Sumitomo Mitsui Financial Group (SMFG) đã công bố thông cáo báo chí ngày 28/04/2021 liên quan đến khoản đầu tư chiến lược vào FE Credit (FEC). Theo đó, SMFG sẽ mua lại 49% cổ phần của FEC – công ty hiện do Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng sở hữu 100% cổ phần.

Theo SMFG, lý do cho khoản đầu tư chiến lược này bao gồm (1) mô hình kinh doanh của FEC phù hợp với mục tiêu của SMFG, (2) khả năng tận dụng tiềm năng tăng trưởng của ngành tài chính tiêu dùng của Việt Nam, và (3) vị thế hàng đầu của FEC trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng của Việt Nam, sẽ cho phép SMFG mở rộng nền tảng kinh doanh.

VPB cũng công bố thông cáo báo chí ngày 28/04/2021 thông báo VPB đã đạt được thỏa thuận với SMFG để bán 49% cổ phần của FEC với mức định giá 2,8 tỷ USD (tương ứng P/B 2020 là 4,2 lần).

Quy định theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS) quy định thương vụ mua lại tương tự cho biết pháp nhân sau thâu tóm vẫn vẫn tiếp tục hợp nhất vào VPB, số tiền thu được sẽ được hạch toán vào tài khoản vốn chủ sở hữu của VPB thay vì được ghi nhận trong kết quả kinh doanh. Trước đây, chúng tôi đã giả định FEC sẽ được bán cổ phần với mức định giá 2,3 tỷ USD (P/B 2020 là 3,5 lần).

Tham gia room tư vấn tại
https://zaloapp.com/g/nlkxwa365
phí giao dịch 0.1 %,margin lãi 9.9 %
Liên hệ zaalo 0986344056

huyến nghị mua cổ phiếu VPB với giá mục tiêu 75.400 đồng/CP CTCK KB Việt Nam (KBSV) Quý II/2021, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB – sàn HOSE) có kết quả kinh doanh tăng trưởng với thu nhập lãi thuần đạt 9.232 tỷ đồng (tăng 19,9% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 1,2% so với quý trước); lợi nhuận trước thuế đạt 12.047 tỷ đồng, tăng 34,6% so với cùng kỳ năm ngoái và 9% so với quý trước; lợi nhuận sau thuế đạt 4.016 tỷ đồng, tăng 36,1% so với cùng kỳ năm ngoái. VPB kỳ vọng có thể hoàn tất các thủ tục liên quan đến thương vụ bán FE Credit để dòng tiền lợi nhuận có thể chảy về ngân hàng trong 3Q2021, qua đó cải thiện mạnh mẽ các chỉ tiêu thanh khoản và chi phí đầu vào bình quân. Diễn biến dịch Covid-19 phức tạp sẽ làm chậm lại tiến độ của thương vụ tìm đối tác chiến lược do: (1) Đàm phán giá ảnh hưởng do các rủi ro ngắn hạn (2) Việc giãn cách ảnh hưởng đến quá trình thương thảo, hoàn thiện giấy tờ. Tham chiếu với giai đoạn làn sóng thứ nhất khi Việt Nam thực hiện mạnh giãn cách xã hội, KBSV cho rằng tăng trưởng tín dụng trong quý III/2021 sẽ chậm lại khi các ngân hàng sẽ phải đặt vấn đề quản trị rủi ro lên hàng đầu để đảm bảo chất lượng tài sản. Dựa trên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các yếu tố rủi ro có thể phát sinh, chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu VPB. Giá mục tiêu là 75.400 đồng/CP, cao hơn 24,6% so với giá tại ngày 10/08/2021.

Khuyến nghị mua cổ phiếu VPB với giá mục tiêu 86.900 đồng/CP CTCK MB (MBS) Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu VPB của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng với giá mục tiêu 86.900 đồng/CP dựa trên (i) tăng trưởng tín dụng hưởng lợi từ nguồn vốn bán FE Credit và kỳ vọng chào bán cho cổ đông chiến lược; (ii) chủ động cải thiện chất lượng tài sản nhờ động lực đến từ việc mở rộng sang mảng cho vay bán lẻ; (iii) tăng cường đóng góp của thu nhập ngoài lãi từ kỳ vọng tái thỏa thuận thương vụ banca với AIA. Tháng 4/2021, VPB đã công bố hoàn thành thương vụ chuyển nhượng 50% phần góp vốn tại FECredit (FEC) cho SMFG và VCI với mức định giá 2.8 tỷ USD, dự kiến sẽ đem về cho VPB khoảng 1.4 tỷ USD và giúp tăng Vốn chủ sở hữu của VPB lên khoảng 48%. Ngoài ra, theo trao đổi với chuyên gia ngành Ngân hàng, VPB cũng có kế hoạch phát hành thêm 15% cho cổ đông chiến lược trong năm 2021 - 2022. Dự kiến, nguồn vốn mới sẽ giúp VPB có được cơ sở để được nới room tín dụng từ NHNN. Chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng tín dụng của VPB sẽ đạt mức trên 20% cho những năm sau 2022. Củng cố vị thế mảng tín dụng tiêu dùng, đẩy mạnh phát triển mảng bán lẻ: Sự tham gia của Sumitomo vào FEC sẽ giúp VPB củng cố được vị trí số 1 về thị phần cho vay tiêu dùng tại thị trường Việt Nam. 6 tháng đầu năm 2021, cho vay tiêu dùng tại FEC đạt 61 nghìn tỷ đồng (tăng 1,8% so với cùng kỳ) vẫn giữ vị trí số 1 về thị phần cho vay tiêu dùng. Với việc làn sóng dịch Covid-19 bùng phát vào quý II/2021 mảng cho vay tiêu dùng bị ảnh hưởng, tuy nhiên chúng tôi kỳ vọng tín dụng tiêu dùng sẽ có sự tăng trưởng mạnh trong quý IV/2021, thời điểm dịch Covid được kiểm soát và người dân gia tăng chi tiêu bù vào thời gian cách ly cũng như các hoạt động lễ hội cuối năm. Chúng tôi kỳ vọng cổ đông chiến lược SMFG sẽ thay thế khoản vay ngoại tệ liên ngân hàng bằng tiền gửi bằng ngoại tệ có chi phí vốn rẻ hơn. Hiện tại chỉ có VCB và CTG có khoản tiền gửi ngoại tệ liên ngân hàng rất lớn và cả hai đều có cổ đông chiến lược là ngân hàng Nhật. Với chiến lược mở rộng sang mảng cho vay bán lẻ, chúng tôi kỳ vọng VPB sẽ thực hiện chiến lược nâng tỷ trọng CASA trong cơ cấu huy động. Hiện tại, tỷ lệ CASA của VPB là 18.8% thuộc nhóm thấp trong ngành. Chúng tôi kỳ vọng tỷ lệ CASA của VPB sẽ đạt 20% trong năm 2026. Chúng tôi kỳ vọng VPB sẽ đàm phán lại hợp đồng thương vụ bancassurance độc quyền với AIA để thu về khoản phí “trả trước” cao hơn. Chúng tôi chưa đưa yếu tố này vào mô hình định giá vì vẫn chưa có kế hoạch cụ thể, chúng tôi kỳ vọng giao dịch này sẽ diễn ra muộn nhất trong năm 2022. 6 tháng đầu năm 2021, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của VPB đạt 9.037 tỷ đồng (tăng 37,2% so với cùng kỳ) dù chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 34,5%. Trong giai đoạn 2017 - 2020, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của VPB giảm lại do Ngân hàng chủ động trích lập dự phòng nhằm kiểm soát tỷ lệ nợ xấu đến từ hoạt động cho vay tiêu dùng. NIM trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 9,15%, cao hơn mức 8.8% tại thời điểm cuối năm 2020 nhờ chi phí vốn thấp. Chúng tôi kỳ vọng NIM của ngân hàng sẽ tiếp tục được gia tăng trong những năm tiếp theo với việc VPB sẽ tiếp tục duy trì vị thế trong mảng cho vay tiêu dùng, đồng thời ngân hàng sẽ tiếp tục chủ động trích lập dự phòng cao. Tuy nhiên, điều này sẽ không ảnh hưởng đến bức tranh lợi nhuận của ngân hàng.

Yuanta: Khuyến nghị mua cổ phiếu VPB Quý III, kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HoSE: VPB) tương đối kém tích cực với lợi nhuận sau thuế giảm 4% so với cùng kỳ, xuống còn 2.161 tỷ đồng. Trong quý, thu nhập hoạt động chỉ tăng 4% và chi phí hoạt động giảm 12% cùng kỳ, nhưng chi phí dự phóng tăng tới 29% là nguyên nhân chính khuyến lợi nhuận sụt giảm. VPB ghi nhận tăng trưởng tín dụng đạt 8,1% so với hồi đầu năm trong quý III với động lực chính là cho vay khách hàng cá nhân và nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ. Huy động tiền gửi khách hàng tăng 2,5% so với hồi đầu năm, trong khi huy động từ thị trường liên ngân hàng tăng mạnh 73% so với đầu năm nhờ thanh khoản dồi dào và chi phí vay thấp. Đáng chú ý, biên lãi ròng (NIM) quý III của VPB đã giảm khá mạnh so với quý trước, xuống còn 7,05%. Trong khi đó, chất lượng tài sản tại ngân hàng mẹ lẫn FE Credit đều giảm so với quý trước, tỷ lệ nợ xấu hợp nhất tăng lên mức 4% so với mức 3,41% ở thời điểm đầu năm và hệ số LLR tăng lên mức 48,9% từ 45,3% tại thời điểm cuối năm 2020, và ở mức thấp so với các ngân hàng khác. Năm 2021, VPB đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt 16,6%, huy động tăng 19,2%, tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 3% và lợi nhuận trước thuế đạt 16.600 tỷ đồng, tăng trưởng 28% so với cùng kỳ. Thời gian tới, VPB sẽ phát hành 15 triệu cổ phần ESOP, lấy từ 75,2 triệu cổ phiếu quỹ và đồng thời cũng công bố kế hoạch phát hành tối đa 15% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược. Mới đây, ngân hàng đã công bố việc thoái một nửa sở hữu tại FE Credit. Theo đó VPB sẽ bán 49% cổ phần cho SMFG và 1% cho Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC), dự kiến thu về 32.000 tỷ đồng (tương ứng với việc định giá FE Credit tại P/B 2020 là 4,2 lần). Lưu ý rằng, VPB sẽ không ghi nhận lợi nhuận từ việc bán FE Credit mà chỉ ghi tăng lợi nhuận giữ lại trên báo cáo tài chính do ngân hàng vẫn hợp nhất với báo cáo tài chính của FE Credit. Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta) đánh giá tích cực triển vọng tăng trưởng lợi nhuận của VPB trong năm nay với dự phóng lợi nhuận trước thuế tăng 31,5% so với cùng kỳ, lên mức 17.100 tỷ đồng. Động lực tới từ tăng trưởng tín dụng ở mức cao, ước đạt 17% so với cùng kỳ với NIM không biến động nhiều so với năm 2020. Trong khi đó, việc thoái vốn tại Fe Credit và phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược sẽ bổ sung nguồn vốn đáng kể cho VPB, giúp hệ số CAR ở những năm tới ở mức cao và đảm bảo cho tăng trưởng tín dụng duy trì ở mức cao. Ở mức giá hiện tại, VPB đang được giao dịch tại P/B dự phóng năm 2021 là 1,6 lần. Mức stock rating của VPB ở mức 78 điểm, cho nên Yuanta duy trì đánh giá trung tính mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này. Đồng thời, xu hướng ngắn hạn của cổ phiếu VPB cũng được nâng lên mức tăng. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể xem xét mua cổ phiếu VPB ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp dưới 5% và tăng dần tỷ trọng cổ phiếu lên mức 20,21% nếu stock rating trên 80 điểm.

:smiling_face_with_three_hearts:

Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu VPB CTCK KB Việt Nam (KBSV) Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, mã chứng khoán VPB – sàn HOSE) cho biết, quý IV/2021, thu nhập lãi thuần đạt 12.498 tỷ đồng (tăng 14.0% so với quý trước, giảm 2,5% so với cùng kỳ năm trước), Chi phí dự phòng trích lập ở mức cao nhất trong nhiều quý gần đây, đạt 5.371 tỷ đồng (tăng 7,9% so với quý trước, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm trước) khiến lợi nhuận trước thuế quý IV/2021 đạt 2.845 tỷ đồng (tăng 5,4% so với quý trước, giảm 21,5% so với cùng kỳ năm trước). Lũy kế 2021, lợi nhuận trước thuế đạt 14.580 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ nợ xấu tiếp tục tăng trong quý IV/2021 do ảnh hưởng từ dịch bệnh, đạt 4,47%, tăng 47bps so với quý trước. Tổng dư nợ tái cơ cấu tính đến hết quý IV/2021 đạt khoảng 16,1 nghìn tỷ đồng (tăng 1,3% so với quý trước), tương đương 4,2% tổng dư nợ tín dụng. VPB cho biết nhiều khả năng NIM trong năm 2022 sẽ giảm so với 2021. KBSV đánh giá cao khả năng này do áp lực tăng lãi suất đầu vào sẽ lớn hơn trong năm 2022 khi tỷ lệ tiền vay khách hàng/tiền gửi khách hàng của VPB đang ở mức cao cùng với lãi suất liên ngân hàng đang có dấu hiệu tăng trở lại. Tính đến ngày 18/02/2022, tỷ lệ sở hữu nước ngoài của VPB đạt 17,01%, dư 12,99% so với mức tối đa 30% do ngân hàng nhà nước quy định. Theo thông tin VPB, dự kiến ngân hàng sẽ tìm được đối tác và hoàn thiện công tác bán vốn trong nửa đầu năm 2022. Dựa trên kết quả định giá, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các yếu tố rủi ro có thể phát sinh, chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu VPB. Giá mục tiêu là 44.700 đồng/CP, cao hơn 24,5% so với giá tại ngày 18/02/2021.

Trong báo cáo cập nhật mới đây, Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) duy trì khuyến nghị mua và tăng giá mục tiêu thêm 2,3% lên 49.100 đồng/cổ phiếu dành cho VPB của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank). Động thái này phản ánh tác động tích cực của việc cập nhật mô hình định giá mục tiêu đến giữa năm 2023 bù đắp cho dự phóng lợi nhuận sau thuế thấp hơn 2,1% trong giai đoạn 2022 -2026 so với dự báo trước đây, đồng thời điều chỉnh giảm P/B mục tiêu từ 2 lần xuống 1,95 lần. VCSC cũng tăng dự phóng thu nhập ròng năm 2022 thêm 34,9% so với dự báo trước đó lên 21.800 tỷ đồng phí hỗ trợ bancasurrance cao hơn dự kiến được ghi nhận trong quý I/2022, chi phí hoạt động kinh doanh (OPEX) giảm 13,9% và giảm 1,1% trong giả định chi phí dự phòng. Theo VCSC, VPB sẽ có một trong những hệ sinh thái đa dạng nhất trong số các ngân hàng trong danh mục theo dõi của đơn vị này, tương tự như MBB. Thông qua việc mua lại tiền thân của Chứng khoán VPBank và OPES, các nhà phân tích tin rằng VPB sẽ mở rộng hệ sinh thái của ngân hàng và tạo ra nhiều cơ hội bán chéo để gia tăng NFI. Tuy nhiên, VCSC cũng lưu ý rằng các công ty con này khó có khả năng tạo ra lợi nhuận đáng kể trong tương lai gần khi vẫn đang trong giai đoạn đầu được triển khai. Năm 2022, VPB công bố kết quả kinh doanh với mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ toàn diện. Ngoài kế hoạch lợi nhuận trước thuế 29.660 tỷ đồng (tăng 107% so với thực hiện 2021), ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức 35%, động lực chủ yếu đến từ mảng cho vay bán lẻ bao gồm khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) của ngân hàng mẹ. CAR quý I đạt 15,3% và đạt tăng trưởng tín dụng hơn 8,6% trong quý. Được biết, hiện nay tổng số khách hàng VPB (cả ngân hàng mẹ và các công ty con) đã cán mốc gần 20 triệu khách hàng. Số lượng khách hàng mới đăng ký sử dụng dịch vụ qua kênh số hóa trong quý I đạt 90%, tăng 13% so với thời điểm cuối năm 2021. Trong quý I, mảng cho vay tiêu dùng bước đầu hồi phục và đóng góp vào kết quả kinh doanh chung, ước tính FE Credit đã ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng dương so với cuối năm 2021 và đóng góp 6% trong tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất của VPB. FE Credit có cơ sở vững vàng để hoàn thành kế hoạch kinh doanh với lợi nhuận trước thuế đạt từ 5.000-6.000 tỷ đồng trong năm 2022 bên cạnh việc ghi nhận các khoản hoàn nhập dự phòng trong năm 2021 khi các khoản nợ của người đi vay dần được cải thiện trong điều kiện nền kinh tế hồi phục. Đồng thời, tăng trưởng tín dụng của công ty tài chính số 1 Việt Nam này cũng sẽ bứt phá trong năm nay khi nhu cầu bị nén lại khá nhiều do đại dịch. Kết thúc quý I, hiệu quả hoạt động của VPB tiếp tục là yếu tố nổi bật khi đạt mức thấp kỷ lục 16,4%. Điều này đạt được nhờ đóng góp của khoản phí hỗ trợ từ hợp đồng bancassurance giúp tổng thu nhập hoạt động (TOI) tăng trưởng mạnh. Nếu loại bỏ khoản phí ghi nhận một lần này, CIR hợp nhất đạt 23,4%, tương đương với mức thấp trong quý IV/2021. Điều này cho thấy VPB vẫn duy trì hiệu quả hoạt động rất cao so với các ngân hàng khác và sẽ tiếp tục tối ưu CIR thông qua số hóa và tự động hóa.

Thu nhập hoạt động của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, mã VPB – sàn HOSE) trong 6 tháng năm 2023 ghi nhận mức giảm sâu 20,3% so với cùng kỳ do thu nhập lãi thuần giảm 10,1% và thu nhập ngoài lãi giảm 38,9% (do cùng kỳ năm ngoái VPB ghi nhận lợi nhuận bất thường 5.700 tỷ đồng từ việc tái ký hợp đồng banca với AIA). Trong đó, thu nhập lãi thuần bị tác động bởi NIM rơi từ mức 7,8% cùng kỳ năm ngoái xuống còn 5,7% trong 6 tháng năm 2023. Chi phí trích lập và chi phí hoạt động tăng lần lượt 32,5% và 9% so với cùng kỳ, đẩy lợi nhuận trước thuế giảm 66,3%. Nếu loại trừ khoản thu nhập bất thường nói trên, lợi nhuận trước thuế giảm 46,4% so với cùng kỳ. Tăng trưởng tín dụng của VPB tại cuối quý II/2023 so với cuối năm 2022 đạt 10,1%, tăng nhẹ 0,1% so với quý I/2023 (tăng 4,9% so với cuối năm 2022). Trong đó, dư nợ cho nhóm KHDN tăng trưởng 18,9% so với mức tăng chỉ 4,8% của nhóm KHCN do nhu cầu đi vay của nhóm KHCN, đặc biệt là cho vay tiêu dùng (suy giảm 7.3% so với đầu năm) bị suy giảm theo nhu cầu yếu đi của nền kinh tế. Theo quan sát, dư nợ của VPB thường tăng mạnh trong nửa cuối năm 2023 khi nhu cầu tiêu dùng gia tăng mạnh. Cùng với các biện pháp kích thích tiêu dùng của Chính phủ như giảm thuế VAT từ 10% xuống 8%, chúng tôi kỳ vọng VPB có thể đạt được mức tăng trưởng như hạn mức được cấp (24,5%) trong năm 2023. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) tăng vọt lên mức 7,4% tại cuối quý II/2023, so với mức 5,7% cuối năm 2022 và 6,2% cuối quý I/2023. NPL tăng mạnh khiến LLR suy giảm đáng kể về mức 37,7% tại cuối quý II/2023, thấp hơn đáng kể so với mức trung bình toàn ngành (97.3%). Trong 6 tháng 2023, VPB sử dụng 12.846 tỷ đồng (khoảng 2,7% tổng dư nợ) để xử lý nợ xấu khiến LLR suy giảm. Chúng tôi điều chỉnh giá mục tiêu giảm 17,1% dựa trên việc điều chỉnh giảm lợi nhuận dự phóng cho 5 năm tiếp theo. Việc NIM suy giảm mạnh trong 6T2023 khiến chúng tôi điều chỉnh giảm NIM dự phóng cho các năm tiếp theo so với dự báo lần trước. Do đó chúng tôi hạ khuyến nghị từ tích lũy sang nắm giữ.

Chúng tôi điều chỉnh hạ khuyến nghị từ mua xuống khả quan đối với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) và giảm 2,1% giá mục tiêu xuống 23.500 đồng/cổ phiếu, chủ yếu do dự báo tổng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số giai đoạn 2023-2027 giảm 7,2% (lần lượt giảm 4,5%/11,2%/11,5%/5,6%/4,6% trong năm 2023/2024/2025/2026/2027). Ngoài ra, giá mục tiêu của chúng tôi dựa trên giá trị hợp lý ước tính trên số lượng cổ phiếu pha loãng thay vì số cổ phiếu lưu hành như trước đây, việc này phần nào giảm bớt tác động tiêu cực của việc điều chỉnh giảm dự báo lợi nhuận nhờ vào giá trị thặng dư tăng từ việc bán 15% cổ phần cho đối tác chiến lược‐Tập đoàn Ngân hàng Sumitomo Mitsui (SMBC) vào năm 2023. Trong nửa cuối năm 2023, chúng tôi kỳ vọng VPB sẽ trả cổ tức tiền mặt lần đầu tiên sau nhiều năm không thực hiện. Cổ tức tiền mặt là 1.000 đồng/cổ phiếu, tương đương lợi suất cổ tức 4,9% dựa trên giá đóng cửa gần nhất và đã được ĐHCĐ thông qua. Chúng tôi điều chỉnh giảm 4,5% dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số năm 2023 so với dự báo trước đó, xuống còn 12,6 nghìn tỷ đồng (giảm 31% so với năm ngoái), chủ yếu do (1) NII dự phóng giảm 3,4% do NIM dự phóng giảm và (2) mức tăng 3,0% trong giả định chi phí dự phòng, cao hơn (3) mức tăng 9,0% trong dự báo NOII của chúng tôi. Chúng tôi cho rằng (1) tăng trưởng doanh thu sẽ phục hồi, (2) chi phí tín dụng sẽ giảm trên mức cơ sở cao vào năm 2023 và (3) đóng góp từ FEC sẽ cải thiện dần, hỗ trợ tăng trưởng lợi nhuận mạnh cho VPB trong giai đoạn 2024-2025.