Tại mức vốn hóa 150k tỷ, tương đương mức P/b ~1.1 lần. Thấp hơn rất nhiều so với cả bạn bè tier 2 như TCB và MBB hoặc so với chính bản thân VPB trong các năm trước đây(P/b trung bình 1.6 lần).
Điều này tương đối hợp lý khi các chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động như ROE và ROA đều thấp hơn so với TCB và MBB hay chính VPB trong quá khứ. (Xem hình)
Việc tăng vốn nhanh chóng trong các năm gần đây gần nhất là bán vốn cho cổ đông chiến lược đem lại nhiều lợi thế trong dài hạn cho ngân hàng, nhưng cũng tạo ra bất lợi trong ngắn hạn cho giá cổ phiếu.
Vốn tăng mạnh trong khi lợi nhuận sụt giảm trong giai đoạn 2023 2024 (Do chi phí vốn tăng mạnh, và chi phí trích lập dự phòng tăng đột biến). Làm các chỉ số hiệu quả như ROE về mức thấp, khiến chỉ số định giá P/B dĩ nhiên cũng phải ở mức thấp tương ứng.
Thông thường, giá cổ phiếu tăng thì hoặc nhờ lợi nhuận tăng, và/hoặc nhờ định giá tăng. Trong đó việc tăng nhờ định giá tăng mang lại nhiều đột biến hơn nhiều. Trường hợp của VPB, khi lợi nhuận hồi phục lại, nhà băng sẽ được giao dịch tại mức P/B cao hơn nhiều so với hiện tại.
Điều này nhiều khả năng sẽ thành sự thật, khi kinh tế hồi phục, việc trích lập nợ xấu sẽ giảm, và sẽ hoàn nhập các khoản dự phòng bên cạnh FE Credit bắt đầu đóng góp trở lại vào lợi nhuận ngân hàng mẹ.
Với giá trị sổ sách hiện tại ~ 18k, P/B trung bình 1.6 sẽ tương ứng với giá 28k/CP.
Mức chiết khấu là đủ an toàn và hấp dẫn cho chiến lược buy and hold, còn đầu cơ ngắn hạn VPB bị thiếu các chất xúc tác để tăg giá do đó cần đợi các báo cáo kết quả kinh doanh quý, giá sẽ tăng nếu con số ấn tượng.