Thương vụ Sumitomo mua 15% vốn điều lệ của VPBank có lẽ chỉ còn đếm từng ngày đến thời điểm công bố chính thức với quyết định phê duyệt phát hành riêng lẻ của UBCK. Thương vụ M&A 1.5 tỷ USD này sẽ đánh dấu bước tiến nhảy vọt của VPB sau nhiều năm nỗ lực với chiến lược kinh doanh tín dụng mang tính đột phá. Với lần bán vốn này, đối tác chiến lược Sumitomo sẽ không chỉ vác “bao tải tiền” tới mà sẽ còn mang tới nhiều lợi ích giá trị hơn giúp xây chắc vị thế hiện tại và tương lai của VPBank.
- Sumitomo (SMBC) – ngân hàng trực thuộc Tập đoàn Sumitomo Mitsui Financial Group, Inc. (SMFG), là một trong ba định chế tài chính hàng đầu Nhật Bản với tổng tài sản hơn 2,11 nghìn tỷ USD. Trong 10 năm vừa qua, SMBC đầu tư tập trung vào 4 thị trường Indonesia, Ấn Độ, Việt Nam và Philippines, hướng tới phân khúc tài chính tiêu dùng, ngân hàng bán lẻ… thông qua các thương vụ M&A đình đám. Sau nhiều năm “mắc cạn” tại Eximbank trong khi các đối thủ khác cũng từ Nhật Bản đã tương đối thành công khi đầu tư vào Ngân hàng VN, lần này với việc đầu tư lớn vào VPBank cũng như FE Credit, Sumitomo có vẻ rất quyết tâm để có được thành quả trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng tại thị trường Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng.
Với kinh nghiệm và chuyên môn hoạt động trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng trải dài qua 4 thế kỷ tại Nhật Bản, cùng các lợi thế cạnh tranh vượt trội như mạng lưới hoạt động toàn cầu, Sumitomo chắc chắn sẽ đem lại rất nhiều kinh nghiệm phát triển cho VPBank và các công ty trong hệ sinh thái.
- Về VPBank, sau nhiều năm tăng trưởng thần tốc, VPB hiện là một trong những ngân hàng có nền tảng vốn vững chắc nhất hệ thống với VCSH cho đến Q2/23 tương đương ~102k tỷ, chỉ sau VCB (152k), CTG (114k), BID (118k) và TCB (121k). Như vậy thương vụ SMBC 1.5 tỷ USD sẽ giúp VPB trở thành nhà băng có VCSH đứng thứ 2 hệ thống – tương đương ~140k tỷ. Với (1) Nền tảng vốn (Capital Base) lớn và (2) NIM hồi phục trở lại nhờ CoF giảm do giảm lãi suất huy động, Positive Flow ước tính VPB sẽ sớm gia tăng Thu nhập lãi thuần (NII) trở lại mức trên 10k tỷ/quý thời 2022.
Ngoài ra, với việc tiếp quản một Ngân hàng 0đ, VPB sẽ trở thành một trong những lựa chọn ưu tiên hàng đầu khi cấproom tín dụng trong thời gian tới đây.Điều này có thể thấy qua Room tín dụng 2x% của VPBank trong đầu năm 2023.
Điều quan trọng cần đánh giá là liệu nợ xấu của Vpbank và đặc biệt FE Credit đã lên đến đỉnh điểm ? Trích lập dự phòng tăng mạnh trong 3 quý gần nhất của VPB đã đủ “mạnh tay” chưa ?
- Về định giá,tại thị giá ngày 15/9, mức PB hiện tại của VPB là ~1,48 lần và nếu huy động thêm 1.5 tỷ USD từ SMBC (với mức giá ~2.x PB hiện tại), mức PB post money của VPB tương ứng với thị giá sẽ là ~1.3 lần, không quá hấp dẫn nếu so sánh với những MBB (PB 1.22), ACB (PB 1.39) hay TCB (PB 1.01). Tuy nhiên nếu nhìn xa hơn cho tăng trưởng 24F, chúng tôi tin rằng dư địa tăng giá cho VPB là vẫn còn khá lớn.
Ngoài 2 điều nêu trên, với định hướng hoàn thiện hệ sinh thái với Công ty chứng khoán (VPBS) Và Công ty Bảo hiểm (OPES), VPBank đang có cơ hội hướng tới lĩnh vực màu mỡ và là tương lai phát triển của ngành Tài chính Việt Nam cũng như thế giới - Wealth Management. Thứ mà nhiều Ngân hàng và Công ty chứng khoán đều đang nỗ lực hướng đến, họa chăng mới chỉ có TCB đã thành công phần nào cho đến trước khi quả bom trái phiếu nổ ra ?
Liệu kinh nghiệm của Sumitomo với 4 thập kỷ chinh chiến có giúp cho VPBank một lần nữa thống trị thị trường, như cái cách mà FE Credit đã rất nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Tài chính tiêu dùng, tuy nhiên cũng sẽ duy trì được một nền tảng CAR cao hiện tại và mở ra 1 chu kỳ “thịnh vượng” mới ?
https://s.cafef.vn/vpb-1790920/don-...c-nuoc-ngoai-vpbank-noi-room-ngoai-len-30.chn