VRE - Đã đến lúc

Nhận định về FA

  • Big Trends…Tiền to đã vào thanh khoản mỗi phiên 1 tỷ USD, Khối ngoại đang gom hàng khủng và VN30 có Kqkd tốt. Riêng VRE dòng tiền to đã vào, điểm sáng Kqkd Q2 lnst 1000 tỷ.

  • Tháng 12 bán 800 shop Mega Grand World Hà Nội dự lnst 2000 tỷ. Cá nhân nghĩ khả năng cao tuần này Breakout 30.3 mở ra trang sử mới, chấm dứt màn đêm u tối.

  • Hiện giờ tìm khắp tam sàn khó có cổ nào qua họ Vin…mà trong họ Vin Vincom Retail là lợi nhuận khó biến động nhất, cứ mở mới mặt sàn cho thuê là lợi nhuận lại tăng đều đều, mở 1 lần thu mãi mãi đố các cụ tìm trên sàn mã nào ngon hơn…Ngay cả đại dịch biên lợi nhuận VRE vẫn suy trì tốt giảm là do chia sẻ khó khăn với khách hàng. 30-50-100 năm sau VRE vẫn trường tồn lợi nhuận vẫn tăng đều đều.VRE xứng đáng là cổ vĩ đại vượt thời gian. @};-
    -Triều đại đổi thay, phong ba biến chuyển, thị trường chuyển dời … Các cụ biết đó như Bđs N.VL từ CLB 100 hay H.PG hay M.WG tất cả đều đổi dời nếu gặp phong ba sự cố, nhưng VRE vẫn trường tồn. Vậy ai mới là Phượng hoàng trong cõi niết bàng? @};-

  • Đang chờ: bán Shop Mega Grand World Hà nội, Deal bán vốn @};-

  • Các cty chứng khoán định giá 44k, giá hiện tại 27k biên độ an toàn +17k @};-

  • Chúng tôi khuyến nghị mua VRE quanh vùng 27.x với mục tiêu ngắn hạn 32k mục tiêu 2 36k trong tháng 9 và mục tiêu 50k trong năm 2023 tương ứng với EPS 2k, P/E 25 @};-

Top 15 doanh nghiệp bất động sản niêm yết lớn nhất sau quý 2
Quốc Trung • 24/08/2023 12:15
Đáng chú ý, một doanh nghiệp bất động sản bất ngờ ghi nhận tài sản tăng gần 25% qua đó lọt Top 15 đầy bất ngờ.

Theo số liệu của Công ty Chứng khoán VNDirect, lợi nhuận ròng quý 2/2023 của các công ty trên cả 3 sàn giảm 12,9% so với cùng kỳ (trong khi lợi nhuận ròng của các công ty trên HOSE chỉ giảm 1,4%). Tăng trưởng lợi nhuận ròng trên 3 sàn yếu hơn so với HOSE chủ yếu do lãi ròng của Lọc Hóa dầu Bình Sơn (Mã BSR) giảm mạnh (-87% YoY còn hơn 1.300 tỷ).


Kết thúc quý 2, nhóm doanh nghiệp bất động sản dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế so với cùng kỳ trên toàn thị trường (+111%). Đáng nói, mức tăng trưởng này có đóng góp lớn từ các khoản lãi đột biến hơn 9.700 tỷ của CTCP Vinhomes (VHM) và hơn 1.000 tỷ lợi nhuận của Đô thị Kinh Bắc (KBC).

Nếu không tính đến 2 doanh nghiệp này, lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp bất động sản còn lại ước giảm 37,8%. Mặc dù vậy, những tín hiệu hồi phục đã bắt đầu được ghi nhận đối với thị trường và các doanh nghiệp địa ốc trong giai đoạn này.

Theo thống kê, tại thời điểm 30/6, tổng tài sản của Top 15 doanh nghiệp bất động sản lớn nhất tăng gần 66.000 tỷ đồng so với đầu năm, đạt 1,59 triệu tỷ đồng. Phần tăng thêm chủ yếu thuộc về bộ 3 doanh nghiệp nhà Vin trong đó Vingroup (VIC) tăng thêm 5%, VHM tăng 10%, Vincom Retail (VRE) tăng 3% hay như KDH của Nhà Khang Điền tăng 6%.


Doanh nghiệp ghi nhận tổng tài sản tăng mạnh nhất là KSF của Tập đoàn KSFinance với mức tăng 24% lên 15.653 tỷ đồng qua đó vươn lên Top 14. Phần tăng thêm chủ yếu đến từ khoản tăng nợ phải trả hơn 2.800 tỷ đồng. Số tiền này chủ yếu được ghi nhận trong danh mục chi phí xây dựng cơ bản dở dang tại các dự án Sunshine.


https://nguoiquansat.vn/top-15-doanh-nghiep-bat-dong-san-niem-yet-lon-nhat-sau-quy-2-87540.html

KBSV: Thương vụ bán vốn tại SHB, Thaco, VRE kỳ vọng mang về lượng lớn ngoại tệ, giúp ổn định tỷ giá
19-07-2023 - 11:12 AM | Tài chính - ngân hàng

KBSV dự báo tỷ giá liên ngân hàng sẽ tăng khoảng 2% trong năm nay, lên quanh mức 24.100 VND/USD.
Trong báo cáo vĩ mô mới công bố, Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho biết, tỷ giá trên thực tế đã có xu hướng tăng giai đoạn đầu tháng 7 và áp lực tỷ giá trong 6 tháng cuối năm là rất đáng chú ý với một số nguyên nhân.

Thứ nhất, chỉ số DXY (thước đo sức mạnh của đồng USD) dự báo sẽ có xu hướng tăng nhẹ trong nửa cuối năm do (1) FED sẽ tăng lãi suất ít nhất 1 lần nữa trong năm; (2) kinh tế Mỹ vẫn đang cho thấy sự vững mạnh hơn kỳ vọng; (3) chính sách tiền tệ mở rộng tại Trung Quốc và Nhật Bản.

Theo KBSV, FED đã giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tháng 6 nhằm mục đích đánh giá các tác động của quá trình tăng lãi suất tới nền kinh tế, nhưng các chỉ số về tiền lương, niềm tin người tiêu dùng và tỷ lệ thất nghiệp vẫn đang rất tích cực.

KBSV dẫn dự báo của các chuyên gia tại CME Group cho biết khả năng FED sẽ tăng lãi suất 0,25 điểm % vào cuộc họp tháng 7 lên tới 92,4%. Trong bối cảnh đó, chính sách tiền tệ nới lỏng của Trung Quốc và Nhật bản được dự báo tiếp tục duy trì có thể khiến giá trị đồng nội tệ của 2 nước này giảm so với đồng USD. Dù vậy, chỉ số CPI và PPI của Mỹ trong tháng 6 cũng cho thấy dấu hiệu hạ nhiệt rõ nét nên nhóm phân tích cho rằng ít có khả năng DXY sẽ tăng mạnh từ vùng giá hiện tại.

Thứ hai, diễn biến trái chiều về mặt chính sách của FED (tiếp tục tăng lãi suất và duy trì nền lãi suất ở mức cao) và NHNN (với 4 lần hạ lãi suất nửa đầu năm và có thể có thêm đợt hạ lãi suất thời gian tới) được dự báo sẽ tiếp tục duy trì trong 6 tháng cuối năm. KBSV cho rằng, diễn biến này khiến chênh lệch lãi suất USD và VND được nới rộng với lãi suất USD cao hơn đáng kể, kích hoạt các hoạt động giao dịch carry trade (giới đầu tư sử dụng đồng tiền lãi suất thấp để mua đồng tiền lãi suất cao), qua đó khiến nhu cầu mua và nắm giữ USD gia tăng và gây áp lực lên tỷ giá.

Dù vậy, xét trong 6 tháng đầu năm, bất chấp chính sách tiền tệ nới lỏng, VND vẫn là một trong những đồng tiền duy trì sức mạnh tốt nhất trong khu vực do nguồn cung ngoại tệ dồi dào. Nhóm phân tích cho rằng những lợi thế này vẫn được duy trì trong 6 tháng cuối năm, hỗ trợ tỷ giá không tăng mạnh. Nguồn cung ngoại tệ sẽ tiếp tục đến từ xuất siêu, FDI và kiều hối. Ngoài ra, một số thương vụ bán vốn lớn kỳ vọng có thể diễn ra ở SHB, Thaco, VRE và phát hành trái phiếu quốc tế của VHM có thể mang về nguồn ngoại tệ lớn cho hệ thống.

Với các yếu tố tác động trái chiều ở trên, KBSV dự báo tỷ giá USD/VND sẽ tăng khoảng 2% trong năm nay, lên quanh mức 24.100 VND/USD (với tỷ giá liên ngân hàng).

Dựa trên định hướng hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế, giảm lãi suất, nhóm phân tích cho rằng mức mất giá này sẽ không khiến NHNN phải có hành động cụ thể để ổn định tỷ giá như tăng lãi suất, hay bán ra dự trữ ngoại hối. Trên thực tế, việc VND giảm giá ở một mức độ vừa phải cũng sẽ mang lại tác động tích cực đối với hoạt động xuất khẩu, dù có thể phải đánh đổi với sự ổn định vĩ mô, đặc biệt liên quan đến dòng chảy vốn.

Tỷ giá bất ngờ “nổi sóng” và mối liên hệ với bộ ba “bất khả thi”
Mạnh Đức

Nhịp sống Thị trường
https://cafef.vn/kbsv-thuong-vu-ban…te-giup-on-dinh-ty-gia-188230719111211759.chn

Về kế hoạch kinh doanh năm 2023

ĐHĐCĐ Vincom Retail (VRE): Kế hoạch doanh thu hơn 10.000 tỷ, nghiên cứu phát triển mô hình khu du lịch bán lẻ
[​IMG]

Ngày 26/04/2022, Công ty Cổ phần Vincom Retail (mã VRE) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên tổng kết tình hình kinh doanh năm 2022 với những con số ấn tượng và công bố các mục tiêu và kế hoạch kinh doanh năm 2023.
Tính đến thời điểm 9h05, số cổ đông tham dự đại hội trực tiếp và ủy quyền có 112 cổ đông, tương ứng 78,67% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của công ty.

Phát biểu khai mạc đại hội, Bà Trần Mai Hoa - Tổng giám đốc Vincom Retail đánh giá năm 2022 nền kinh tế có sự tăng trưởng mạnh mẽ, thị trường bán lẻ có nhiều điểm sáng, Vincom Retail có nhiều cơ hội để phát triển.

Đây cũng là lý do Vincom Retail ghi nhận kết quả kinh doanh với các chỉ số tăng trưởng tốt trong năm 2022. Cụ thể, tổng doanh thu của VRE đạt 7.361 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.777 tỷ đồng, tăng 111% so với cùng kỳ. Kế thúc năm 2022, Vincom Retail ghi nhận biên lợi nhuận sau thuế ở mức 38% doanh thu.

Vincom Retail có 83 TTTM, hiện diện tại 44 tỉnh, thành phố trên cả nước. Năm 2022, Vincom Retail là chủ đầu tư bất động sản bán lẻ duy nhất mở mới 3 TTTM và đều đạt tỷ lệ lấp đầy cam kết trên 94% trong năm 2022.

Theo Ban lãnh đạo Vincom Retail trong bối cảnh chịu ảnh hưởng từ 2 năm đại dịch, việc quyết liệt khai trương các TTTM mới, liên tục cung cấp các nguồn cung mặt bằng mới cho thị trường là động thái tích cực thúc đẩy sự hồi phục nhanh chóng của mảng bán lẻ hiện đại, khẳng định vị thế dẫn dắt thị trường của Vincom Retail.

Tại đại hội, Ban lãnh đạo Vincom Retail trình đại hội kế hoạch doanh thu thuần 10.350 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 4.680 tỷ đồng, tăng lần lượt 41% và 69% so với năm 2022.

Kế hoạch kinh doanh năm 2023 được đề xuất dựa trên kỳ vọng của ban lãnh đạo về triển vọng kinh tế và môi trường kinh doanh năm 2023 khởi sắc hơn so với năm trước và thị trường tiếp tục hồi phục sau đại dịch COVID-19.

Theo Ban lãnh đạo Vincom Retail trong bối cảnh chịu ảnh hưởng từ 2 năm đại dịch, việc quyết liệt khai trương các TTTM mới, liên tục cung cấp các nguồn cung mặt bằng mới cho thị trường là động thái tích cực thúc đẩy sự hồi phục nhanh chóng của mảng bán lẻ hiện đại, khẳng định vị thế dẫn dắt thị trường của Vincom Retail.

Tại đại hội, Ban lãnh đạo Vincom Retail trình đại hội kế hoạch doanh thu thuần 10.350 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 4.680 tỷ đồng, tăng lần lượt 41% và 69% so với năm 2022.

Kế hoạch kinh doanh năm 2023 được đề xuất dựa trên kỳ vọng của ban lãnh đạo về triển vọng kinh tế và môi trường kinh doanh năm 2023 khởi sắc hơn so với năm trước và thị trường tiếp tục hồi phục sau đại dịch COVID-19.

Nói thêm về chiến lược của Vincom Retail trong giai đoạn sắp tới, Bà Trần Mai Hoa, Tổng giám đốc Vincom Retail chia sẻ Vincom Retail đã chuẩn hóa được các mô hình phát triển trung tâm thương mại. Hiện, Công ty đang nghiên cứu mô hình khu du lịch bán lẻ.

Trước những băn khoăn của cổ đông về diễn biến thị trường bán lẻ đang khó khăn, doanh nghiệp bán lẻ sụt giảm, bà Hoa cho biết: “Chúng tôi cũng như các chủ đầu tư, nhà bán lẻ theo sát thị trường. Trong thời gian vừa qua, chúng ta có nhìn thấy thị trường có độ giảm sút trong ngắn hạn. Tuy nhiên từ quý 2 thị trường được kỳ vọng tốt hơn”.

“Chúng tôi cũng ghi nhận những nhãn bán lẻ lớn, chuỗi bán lẻ bắt đầu xâm nhập vào thị trường ngoài Hà Nội và TP HCM. Đặc biệt, Vincom Retail đang chú trọng đến khách thuê là các thương hiệu lớn từ quốc tế”, bà Hoa khẳng định.

Nam Anh

Nhịp Sống Thị Trường

Dự án tiềm năng cuối năm nay

Mega Grand World Hà Nội mang sân khấu thuyền đến Việt Nam
27-07-2023 - 19:30 PM | Sống

[​IMG]
Đạo diễn Dương Mai Việt Anh – Tổng đạo diễn The Grand Voyage diễn ra hàng ngày tại Mega Grand World Hà Nội chia sẻ: thực hiện sân khấu thuyền là một thách thức với ekip sáng tạo và chủ đầu tư Vinhomes, nhưng chắc chắn sẽ là một dấu ấn đặc biệt với du khách yêu thích nghệ thuật.

Dấu ấn nghệ thuật hoàn toàn mới trên thị trường giải trí văn hoá – nghệ thuật

Với du khách trong và ngoài nước, Hà Nội vốn được biết đến như một thành phố của lịch sử - văn hoá với những di tích như: Văn Miếu, Nhà hát Lớn, Nhà thờ Lớn hay xa hơn là một số làng nghề truyền thống như làng gốm Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc…Tuy nhiên, bên cạnh những điểm đến truyền thống này, du khách và người dân Thủ đô còn đang tìm kiếm thêm những hoạt động trải nghiệm văn hoá, nghệ thuật mang tính mới mẻ, hấp dẫn.

Anh Williams, một du khách người Anh cho biết: “Trước khi tôi đến Việt Nam, bạn bè tôi thường chia sẻ rằng Hà Nội là một nơi đáng đến nhưng nếu muốn trải nghiệm không khí náo nhiệt thì nên đi các nơi khác. Khi tôi đến Hà Nội, tôi cũng chỉ ở dây 2 ngày là đã tham quan hết các điểm quan trọng”.

Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng thời gian lưu trú ngắn và chi tiêu thấp là Hà Nội vẫn đang rất thiếu các khu du lịch tổng hợp, nơi phát triển mô hình vui chơi trải nghiệm - thưởng thức văn hoá nghệ thuật quy mô lớn, thoả mãn cơn khát của chính người dân Hà Nội, các khu vực lân cận và khách quốc tế.
[​IMG]

Đạo diễn Dương Mai Việt Anh chia sẻ những hình ảnh tráng lệ tiên phong của sân khấu trên thuyền The Grand Voyage

Đây cũng chính là lý do mà Mega Grand World Hà Nội chia sẻ kế hoạch hợp tác cùng đạo diễn Dương Mai Việt Anh để hoàn thiện mảnh ghép trải nghiệm nghệ thuật tại điểm đến vui chơi - giải trí mới của Hà Nội vào ngày 25/7 vừa qua. The Grand Voyage – show diễn sân khấu thuyền trên “dòng sông Venice” diễn ra buổi tối mỗi ngày sẽ là 1 một không gian nghệ thuật mới mẻ với những công nghệ trình diễn thị giác, âm thanh tiên tiến hàng đầu thế giới, hứa hẹn là một “must – see – show” của Thủ đô Hà Nội. Thông qua show diễn, Mega Grand World muốn giới thiệu với người dân, các khách du lịch lân cận và quốc tế một hình ảnh Hà Nội mới phát triển năng động, tiên phong, khép lại trọn vẹn 1 hành trình trải nghiệm suốt cả ngày dài tại vũ trụ vui chơi - giải trí – mua sắm quy mô bậc nhất miền Bắc.

Sân khấu thuyền trên sông tiên phongtại Việt Nam

Lấy cảm hứng từ hành trình kiến tạo Thành phố điểm đến Ocean City, The Grand Voyage tái hiện một hải trình giao thương từ châu Âu hoa lệ, băng qua con đường tơ lụa trên biển, di chuyển qua năm đại dương lớn chinh phục những thử thách trên hành trình chinh phục những vùng đất, những nền văn hoá tới thương cảng Hội An sầm uất và gặp gỡ tại Mega Grand World Hà Nội.

Đạo diễn Dương Mai Việt Anh chia sẻ, điểm độc đáo của show diễn này là bối cảnh được thay đổi liên tục trên sân khấu trên thuyền tiên phong[​IMG]

Tại mỗi góc nhìn khác nhau, khán giả lại có được những trải nghiệm ánh sáng, âm thanh và kỹ xảo khác biệt (Ảnh minh hoạ)

Sáng tạo của vở diễn không chỉ tập trung tạo nên trải nghiệm giải trí đỉnh cao cho khán giả vào mỗi tối, mà nó còn mang tới những hoạt động giao lưu, tương tác thú vị cũng như bối cảnh hoành tráng để khán giả có thể trải nghiệm, tham quan, check-in ban ngày. Họ có thể đến vào ban ngày để chiêm ngưỡng và choáng ngợp trước không gian biểu diễn hoành tráng của Grand Voyage, sau đó dành một ngày để khám phá Mega Grand World sầm uất và quay lại với vở diễn vào buổi tối để cùng lên thuyền thám hiểm chinh phục đại dương.
[​IMG]

Mega Grand World thu hút loạt thương hiệu nổi tiếng trong nước và thế giới

Nằm trong chiến lược xây dựng thành phố du lịch Ocean City và điểm đến giải trí – vui chơi – mua sắm Mega Grand World, Vinhomes đang thúc đẩy nhanh chóng việc hợp tác với các đối tác chiến lược phát triển trải nghiệm tại điểm đến.

Ngày 25/7, Vinhomes và Vincom Retail đã có những cập nhật mới về đối tác thương hiệu sẽ khai thác kinh doanh thương mại, dịch vụ tại đây. Theo đó, Mega Grand World thu hút được sự quan tâm của nhiều đối tác bán lẻ, dịch vụ, nhiều thương hiệu định vị. Starbucks; Elgaucho; Pizza 4P; Vietnam Speciality Expo, Trung Nguyên Legend Premium, Warning Zone, Mekong Connect, Italian Zone, Mỳ Long, Runam, Highlands Coffee, Louis Castel… Các bên đang trong quá trình thương thảo, tìm hiểu cơ hội đặt gian hàng của mình tại Mega Grand World Hà Nội. Đặc biệt hơn, các nhãn lớn khi tới đây đều mang theo 1 ý tưởng quy hoạch mô hình mới lạ phù hợp với trải nghiệm tại trung tâm lớn bậc nhất này, dự báo tạo nên những “cơn sốt” trải nghiệm mới với du khách tại Hà Nội và khu vực lân cận ngay khi khai trương tháng 12/2023.

Ánh Dương

Tổ Quốc

**Giá thuê mặt bằng tại khu vực trung tâm Tp.HCM đã tăng khoảng 8% so với cùng kỳ năm ngoái ![@};-]

Thị trường bán lẻ tăng trưởng kéo theo sự phục hồi bất động sản bán lẻ
Với sự hồi phục từ thị trường bán lẻ Việt Nam, nhu cầu bất động sản bán lẻ cũng có nhiều tín hiệu tích cực khi các “ông lớn” bán lẻ mở rộng địa điểm kinh doanh.

0:00/0:00
0:00
Nam miền Bắc


Giá thuê mặt bằng tại khu vực trung tâm Tp.HCM đã tăng khoảng 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: Int
Nửa đầu năm 2023, ngành bán lẻ Việt Nam chứng kiến dấu hiệu phục hồi rõ nét với cuộc đua mở rộng thị phần sau đại dịch Covid-19 của các “ông lớn” nội địa và quốc tế. Đơn cử như MUJI khai trương cửa hàng thứ 5 tại TP. Hồ Chí Minh trong quý 1 và thứ 6 tại Hà Nội trong quý 2, đều có quy mô 2.000m2. Trong khi đó UNIQLO cũng tiếp tục hiện thực hóa kế hoạch mở rộng tại Việt Nam thông qua việc khai trương cửa hàng thứ 19 với quy mô 1200m2 tại Hà Nội. Đây là cửa hàng mới thứ 4 trong nửa đầu năm 2023 của ông lớn bán lẻ thời trang đến từ Nhật Bản này,…

WinCommerce cũng đã mở thêm 152 cửa hàng Winmart+ và 2 siêu thị Winmart trong 6 tháng đầu năm 2023, nâng tổng số điểm bán lên 3.511 địa điểm toàn quốc cho cả siêu thị và siêu thị mini. Qua đó, củng cố vị thế là chuỗi bán lẻ hiện đại lớn nhất về số lượng điểm bán.

Đặc biệt là mô hình tích hợp Win mới với có hơn 30 cửa hàng WinMart+ được chuyển đổi sang mô hình WIN cho kết quả ban đầu đáng khích lệ. Theo đó, doanh thu mỗi m2 tăng 20% và biên EBIT (lợi nhuận trước thuế và lãi) tăng thêm 0,6% so với trước khi chuyển đổi.

Liên tục được đánh giá là một trong những lĩnh vực tiềm năng, duy trì tốc tốc độ tăng trưởng hằng năm ở hai chữ số trong hàng thập kỷ, quy mô ngành bán lẻ Việt Nam được Bộ Công thương dự báo tăng lên 350 tỷ USD vào năm 2025, đóng góp 59% tổng ngân sách quốc nội GDP.

[​IMG]
Mặc dù nền kinh tế còn đối mặt với nhiều khó khăn, tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng 2023 vẫn đạt mức tăng tích cực, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước, tương đương cùng kỳ năm 2022 (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 8,44%).

Trái với tình trạng khó khăn của phân khúc nhà phố thương mại riêng lẻ với hàng loạt cửa hàng nối đuôi nhau đóng cửa hoặc thu hẹp quy mô do thị trường khó khăn. Mặt bằng bán lẻ ở khối đế chung cư, trung tâm thương mại tại các thành phố lớn vẫn diễn biến sôi động, công suất cho thuê đạt trên 85% với giá thuê tiếp tục tăng tại khu vực trung tâm.

Tại thị trường Hà Nội, giá thuê mặt bằng tầng trệt trong quý 2/2023 tăng khoảng 2% so với quý trước. Tại TP.HCM, giá thuê mặt bằng tại khu vực trung tâm tương đương quý trước nhưng đã tăng khoảng 8% so với cùng kỳ năm ngoái với hơn 20 thương hiệu mở mới và mở rộng để tăng hiện diện trong khi nguồn cung mới khan hiếm, tỷ lệ trống trung bình tại khu vực này chỉ khoảng 5%.

Nửa cuối năm 2023, nguồn cung dồi dào từ các dự án trung tâm thương mại quy mô lớn đáp ứng nhu cầu mở mới, mở rộng địa điểm kinh doanh của các “ông lớn” bán lẻ hứa hẹn tương lai tích cực cho bất động sản bán lẻ trong trung tâm thương mại tại các thành phố lớn trong thời gian tới.

Tại TP. Hồ Chí Minh, dự kiến có 3 dự án ở khu vực ngoài trung tâm sẽ đi vào hoạt động với diện tích cho thuê khoảng 66.000 m2. Đáng chú ý, nguồn cung phân khúc bán lẻ đến năm 2026 sẽ tăng mạnh, dự kiến đạt 201.000 m2 sàn từ 13 dự án đi vào hoạt động.

Trong khi đó tại Hà Nội, Lotte Mall West Lake Hanoi vừa đóng góp 82.550 m2 vào tổng nguồn cung diện tích bán lẻ toàn thành phố. Dự kiến từ nay đến hết năm 2023, sẽ có hai trung tâm thương mại và bốn dự án khối đế thương mại với tổng diện tích hơn 47 nghìn m2.

Trên thực tế sự trỗi dậy của ngành bán lẻ Việt Nam sau đại dịch không chỉ đến từ tăng trưởng thu nhập bình quân cũng như thu nhập khả dụng của người dân, mà còn ở việc dịch chuyển thói quen mua sắm song hành với doanh thu từ sự trở lại của lượng khách quốc tế đến Việt Nam và lượng khách du lịch nội địa. Tình hình kinh tế khó khăn, người tiêu dùng buộc phải thắt chặt chi tiêu, đồng thời, người dân có xu hướng tăng chi tiêu vào nhóm hàng hóa thiết yếu, giảm chi tiêu dịch vụ xã hội.

Nếu như năm 2019 (năm trước dịch) doanh thu bán lẻ hàng hóa chiếm 75,9% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng thì đến năm 2023 tỷ lệ này đã tăng lên 78,9% (tăng thêm 3 điểm phần trăm). Trong khi đó, trong 5 tháng đầu năm, doanh thu dịch vụ tiêu dùng (gồm lưu trú ăn uống; du lịch lữ hành và các dịch vụ khác) năm 2019 chiếm 23,6%, đến năm 2023 chỉ chiếm 21,2% (giảm 2,4 điểm phần trăm).

Đây là cơ hội cho lĩnh vực bất động sản bán lẻ, đặc biệt là nhóm các hàng hóa thiết yếu như ngành hàng ăn uống, cửa hàng tiện lợi, dược phẩm, thời trang bình dân,… Các nhãn hàng trong lĩnh vực này cũng đã và đang thực hiện kế hoạch mở rộng.

Central Retail, nhà bán lẻ Thái Lan đã công bố sẽ đầu tư thêm 20.000 tỷ đồng vào thị trường bán lẻ Việt Nam trong 5 năm tới, đặt mục tiêu nhân rộng điểm bán từ 40 tỉnh, thành phố hiện nay lên 55 tỉnh, thành phố cả nước với khoảng 600 cửa hàng.

Ngoài ra, một doanh nghiệp bán lẻ ngoại khác là Tập đoàn Aeon cũng đang lên kế hoạch xây thêm đại siêu thị tại Hà Nội. Doanh nghiệp này đặt mục tiêu đến năm 2025 phát triển 20 trung tâm thương mại tại Việt Nam, 100 AEON MaxValu Supermarket tại Hà Nội vào năm 2025. Trong khi đó WinCommerce dự kiến mở thêm 1.000 cửa hàng, còn Saigon Coop đặt mục tiêu số 1 về mảng bán lẻ siêu thị.

Tuy nhiên, các nhãn hàng đang ngày càng có yêu cầu khắt khe trong việc lựa chọn, để đáp ứng lượng lớn nhu cầu này, điều thị trường Việt Nam cần không chỉ là đơn thuần là lượng mà còn là chất của mặt bằng bán lẻ.

Trong bối cảnh tình hình kinh tế tiếp tục khó khăn, mức giá cho thuê bất động sản bán lẻ tại khu vực ngoại ô dự báo sẽ giảm trong thời gian tới do các nhãn hàng có nhiều lựa chọn hơn trong bối cảnh nguồn cung tăng trưởng. Đặc biệt tại các trung tâm thương mại kém không chủ động cải tạo, nâng cấp.
https://nhipsongkinhdoanh.vn/thi-tr…phuc-hoi-bat-dong-san-ban-le-post3111259.html

Năm nay là bước ngoặc tăng trưởng lợi nhuận của VRE

Vincom Retail: Mỗi năm lãi ròng trên 4.000 tỷ giai đoạn 2023-2025
Vietcap đánh giá kỳ vọng chi tiêu của người tiêu dùng phục hồi đáng kể vào năm 2024 sẽ hỗ trợ cho việc ra mắt Vincom Mega Mall Grand Park (diện tích sàn gần 46.000 m2) ở TP HCM trong nửa đầu năm 2024.

Vietcap điều chỉnh giảm dự báo lãi ròng 2024-2025 của Vincom Retail về 4.392 tỷ đồng và 4.864 tỷ đồng do công ty lùi kế hoạch khai trương Vincom Plaza Hà Giang (tổng diện tích sàn gần 10.000 m2) từ nửa cuối năm nay và sang nửa đầu năm sau.

Trong năm 2023, Vietcap duy trì dự báo lãi ròng của Vincom Retail đạt 4.060 tỷ đồng (tăng trưởng 46% so với cùng kỳ) nhờ mảng cho thuê tiếp tục phục hồi, đóng góp cả năm từ các trung tâm thương mại mới khai trương vào nửa đầu năm 2022 và ghi nhận doanh thu bán bất động sản trong nửa cuối năm 2023 (khoảng 1.700-1.800 tỷ đồng).

Trong quý II/2023, tỷ lệ lấp đầy của hai mô hình đóng góp chính vào mảng cho thuê bán lẻ của Vincom Retial gồm Vincom Center và Vincom Mega Mall vẫn ổn định, còn tỷ lệ lấp đầy tại các TTTM Vincom Plaza giảm so với quý trước. Vietcap dẫn thông tin từ ban lãnh đạo Vincom Retail cho biết, tổng doanh số chưa ghi nhận vào cuối quý II/2023 là 2.300 tỷ đồng.

[​IMG]
(Nguồn: Nguyên Ngọc tổng hợp; Đồ họa: Nguyên Ngọc).

[​IMG]
https://vietnambiz.vn/du-bao-kinh-d…h-bac-idico-vincom-retail-202395142731703.htm