CTCP Container Việt Nam (HOSE: VSC) – THAM VỌNG LÊN TẦM CAO MỚI:gem:
Tên tiếng Anh: Vietnam Container Shipping Joint Stock Corporation
Ngành: Vận tải và kho bãi/ Hỗ trợ vận tải/ Hoạt động hỗ trợ vận tải đường thủy
CTCP Container Việt Nam (VSC) có tiền thân là Công ty Container Việt Nam, được thành lập vào năm 1985. Công ty được cổ phần hóa năm 2002. Cổ phiếu VSC được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) từ năm 2007. Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực vận hành kinh doanh cảng, kho bãi. VSC hiện đang khai thác 02 cảng tại Hải Phòng là Green Port và VIP Green. Công ty còn có 278.550m2 kho bãi và kho CFS tại Hải Phòng, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh.
Giá đóng cửa phiên 7/5/2024: 21.200đ/CP
Số CP lưu hành: 266.791.284 CP – Freeloat 100%. Xét cơ cấu cổ đông thì số cổ phiếu hiện đang nằm trong tay tổ chức và cá nhân lớn nắm giữ với khối lượng lớn, trong đó nước ngoài hiện đang nắm 3.4%
PE 18.7 lần PB 0.83
BVPS: 25.014đ/CP (theo đánh giá tại quý 1/2024) như vậy thị giá tại 7/5/2024 chỉ bằng 0.83 giá trị sổ sách.
Cổ tức: Lịch sử trả cổ tức từ lúc niêm yết đến nay chủ yếu bằng tiền với tỉ lệ ổn định cao có lúc lên tới 40-50%/năm
Tổng nợ/VCSH: 0.5 (mức an toàn)
Tổng nợ/Tổng tài sản: 0.37 (mức thấp)
Tỉ suất lợi nhuận gộp: 34.75%
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính hết quý 1/2024: 637 tỉ
Hiện có 7 công ty con và 4 công ty liên kết
Vị trí trong ngành: VSC là doanh nghiệp cảng biển có quy mô top 3 Việt Nam, hoạt động chủ yếu ở Hải Phòng. Doanh nghiệp đang sở hữu 2 cảng biển là VIP Green và Green Port với tổng công suất khai thác năm 2022 đạt gần 1,2 triệu TEU, bằng 80% công suất thiết kế. VSC còn sở hữu 36% cổ phần Cảng VIMC Đình Vũ (sát cảng Nam Hải Đình Vũ), bắt đầu đi vào hoạt động trong quý 4/2022
Các hoạt động tham vọng
1. Mua phần vốn tại cảnh Nam Hải Đình Vũ từ GMD
Ngày 19/4, VSC nhận chuyển nhượng phần vốn từ GMD tại Công ty Cảng Nam Hải Đình Vũ với số tiền 2.250 tỉ đồng
Theo tìm hiểu, Cảng Nam Hải Đình Vũ chính thức đi vào hoạt động từ năm 2014 với công suất 500.000 Teus/năm, tiếp nhận tàu lớn nhất lên tới 50.000 DWT, diện tích bãi CY là 200.000m2 và chiều dài cầu tàu lên tới 450m. Nam Hải Đình Vũ là cảng container, công suất thiết kế 500.000 TEU/năm, tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, đưa vào khai thác từ năm 2014, hiện chiếm 10% thị phần khu vực cụm cảng Hải Phòng. Năm 2022, Công ty cổ phần Nam Hải Đình Vũ đạt doanh thu xấp xỉ 700 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 300 tỷ đồng
Thương vụ thành công và VSC đã trở thành doanh nghiệp cảng lớn nhất tại Hải Phòng trong năm 2023, với tổng công suất khoảng 2,6 triệu TEU, tăng 36% so với năm 2022 và chiếm 30% thị phần khu vực
Việc hợp nhất kết quả kinh doanh của Nam Hải Đình Vũ với VSC sẽ đem đến mức độ tăng trưởng đáng kể cho VSC trong giai đoạn mới. Quan trọng hơn, việc kiểm soát cảng Nam Hải Đình Vũ sẽ giúp Viconship “liền thổ” với cảng VIP, một trong 2 cảng chính mà Viconship đang khai thác tại Hải Phòng
Việc “liền thổ” sẽ đem đến nhiều lợi ích cho VSC. Thứ nhất là tối ưu hóa chi phí vận hành. Chi phí vận hành một hệ thống cầu cảng dài hơn 800 m có thể giúp tiết giảm 10 - 30% chi phí so với việc vận hành 2 cầu cảng 400 m. Thứ hai, VSC sẽ gần như không còn phải chuyển tàu ra các cảng khác khi phát sinh tình huống trùng lịch tàu. Điều này trực tiếp làm giảm thêm chi phí thuê ngoài (hiện chiếm 5 - 10% doanh thu), giữ lại lợi nhuận cho VSC.
Ngoài ra, Viconship có phần vốn góp tới 36% tại cảng VIMC Đình Vũ (cạnh cảng Nam Hải Đình Vũ), cho thấy một tiềm năng lớn hơn khi Viconship có thể hợp lực tạo nên một hệ thống cầu cảng dài 1.500 m
2. Gia tăng cổ phần tại HAH: Ngày 30/01/2024, Viconship đã mua hơn 2.15 triệu cp của CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH), tăng sở hữu tại đây từ gần 3.13 triệu cp (tỷ lệ 2.96%) lên 5.28 triệu cp (tỷ lệ 5%) và chính thức ngồi vào ghế cổ đông lớn.
Nói thêm về HAH, sở hữu đội tàu trẻ và lớn nhất Việt Nam chiếm 30% thị phần vận tải nội địa. Trong nửa đầu năm 2022, HAH mở thêm 2 tuyến chạy thẳng tới Trung Quốc: Haiphong - Hongkong - Nansha – Haiphong và Haiphong – Qinzhou. Hiện tại HAH phân bổ tàu chạy tuyến quốc tế với tần suất 3 - 4 chuyến/ tuần. Bên cạnh đó, HAH đã thông qua kế hoạch lập công ty liên doanh Zim - Hải An vốn điều lệ 2 triệu USD hợp tác với hãng tàu Zim, dự kiến sẽ bắt đầu kế hoạch khai thác từ 1 Q2023 (chưa cập nhật thêm tin về phần này).
Hiện nay Hải An sở hữu 10 tàu với tổng sức chở hơn 14,000 Teu, chiếm 34% tổng sức chở của đội tàu container cả nước. Ngoài ra, HAH cũng đang đặt đóng mới 2 tàu cỡ 1700-1800 Teu, dự kiến sẽ được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ đầu 2024.
HAH vượt mặt nhiều ông lớn sở hữu đội tàu container lớn nhất Việt Nam, lãi nghìn tỷ trong 2 năm nhờ sóng vận tải biển năm 2021-2022 (Doanh thu và LNST của HAH cả năm 2022 đạt 3,205 tỷ VND và 1,051 tỷ VND, LNST năm 2021 là 550 tỉ đồng và LNST năm 2023 là 357.83 tỉ đồng).
Với 2 key quan trọng trên có thể cho thấy tham vọng của VSC trong việc vươn lên mạnh mẽ chiếm thị phần trong lĩnh vực cảng biển, xếp dỡ và tiến dần lấn sân vô lĩnh vực vận tải nội địa. Xét chung thì họ đang thực hiện nhất quán mục tiêu, không đầu tư dàn trải mà tập trung trong lĩnh vực hoạt động.
Sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền, cá nhân đưa ra mức giá mục tiêu cho VSC 30.000 VND/ cổ phiếu, tương đương với mức sinh lời 41%. Mục tiêu xa hơn đạt 35.000 VND/ cổ phiếu tương đương múc sinh lời 65%. Toàn bộ được tham chiếu so với mức giá đóng cửa 21.200 VND/ cổ phiếu ngày 07/05/2024