VTO - Tiềm năng ra sao trước diễn biến nóng lên của giá dầu 2024

, , , ,

1. Kết quả kinh doanh 2023

Doanh thu thuần cả năm 2023, VTO có sự sụt giảm nhẹ nhưng bù lại LNST có sự tăng trưởng đánh tích cực 4% so với con số tăng trưởng -43% trong năm trước đó. Trong đó, doanh thu đến từ hoạt động vận chuyển nội địa đóng góp phần lớn trong cơ cấu doanh thu. Lý giải lý do mặc dù doanh thu sụt giảm nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn ghi nhận tích cực, mình cho là đến từ việc giá dầu hạ nhiệt so với 2022 làm giảm áp lực lên giá vốn hàng bán của doanh nghiệp.



2. Mảng cho thuê tàu định hạn hưởng lợi nhờ giá cước vận tải biển:

Đội tàu viễn dương hưởng lợi từ việc giá cước tăng mạnh trong 2023 (>100% svck). Sự tăng giá của các tuyến tàu từ châu Á đến châu Âu đã kéo chỉ số giá cước vận tải chung thế giới tăng 61% trong cùng khoảng thời gian. Rất khó để dự báo sự kiện Biển Đỏ có sớm đi đến hồi kết và đưa giá cước vận tải biển trở về mức cũ hay không, nhưng xung đột chính trị tại khu vực Trung Đông vẫn đang nóng. Giá cước vận tải biển dự kiến sẽ tiếp tục tăng cao, kèm theo sự thiếu hụt tàu cũng sẽ tác động trực tiếp đến khả năng tăng giá sắp tới.

3. Triển vọng dài hạn khả quan nhờ chiếm thị phần lớn trong vận tải xăng dầu thành phẩm cho Petrolimex

VTO là công ty con của Tập đoàn Petrolimex (PLX) chủ yếu vận chuyển nhiên liệu cho công ty mẹ Petrolimex. Khách hàng chủ yếu của VTO là PLX chiếm hơn 70% doanh thu hoạt động. Đồng thời công ty cũng sở hữu đội tàu hùng hậu cũng như kế hoạch đầu tư thêm 1 tàu viễn dương trọng tải khoảng 30,000 – 40,000 DWT (tấn) để thay thế tàu Petrolimex 08 trong giai đoạn 2023 – 2024, giá trị đầu tư dự kiến 30 triệu USD.




Đội tàu của Công ty phần lớn được cho thuê định hạn nên giá cước tương đối ổn định so với tình hình biến động cước của thị trường.

Đội tàu ven biển vận chuyển các tuyến nội địa ngắn ngày với năng suất tương đối cao do vận dụng nguồn hàng ổn định từ tập đoàn.

Tàu viễn dương đóng góp vào doanh thu chính của donh nghiệp nhưng do ký định hạn với PG tanker (công ty mẹ) để chở xăng dầu cho Petrolimex nhập từ nước ngoài về Việt Nam nên theo chuẩn mực kế toán được ghi nhận là doanh thu thu trong nước (nội địa).

4. VTO hết khấu hao tài sản cố định:


VTO sở hữu đội tàu quy mô khủng với 10 tàu, nguyên giá 4270 tỷ - là con số không nhỏ chút nào, quy mô đội tàu 10 chiếc chở xăng dầu thuộc dạng lớn ở Việt Nam (so sánh với doanh nghiệp quy mô vốn tương tự như GSP có 2 tàu sản phẩm dầu/hóa chất, VIP có 4 tàu, VOS có 3 tàu nhưng 2 tàu đi thuê)

Tính đến hết quý 4/2023, nguyên giá TSCĐ cuối năm đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng là 2772 tỷ, dự kiến đến năm 2024 nhiều tàu trong số đó đã khấu hao hết, khi đó áp lực chi phí lên lợi nhuận doanh nghiệp sẽ ghi nhận một khoản giảm đáng kể

4. Chất lượng tài sản an toàn, lượng tiền mặt lớn

VTO được đánh giá là doanh nghiệp sở hữu sức khỏe tài chính khá lành mạnh với cơ cấu tài sản an toàn, tỷ lệ nợ/ tổng tài sản duy duy trì ở mức thấp và đang có sự suy giảm qua các năm. Lượng tiền mặt tương đương 83% so với vốn hóa thị trường (886 tỷ - thời điểm 16/04/2024). Đây sẽ là một phần hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp với kế hoạch mua thêm tàu với chi phí ước tính 30 triệu USD.