Vụ tăng vốn ảo của FLC Faros - Trách nhiệm thuộc về ai?

,

VỤ TĂNG VỐN ẢO CỦA FLC FAROS - TRÁCH NHIỆM THUỘC VỀ AI?

Để ông Trịnh Văn Quyết thực hiện trót lọt các phi vụ “cuỗm tiền” của nhà đầu tư là có phần trách nhiệm của các cơ quan quản lý.

Hành vi chiếm đoạt tiền nhà đầu tư của ông Trịnh Văn Quyết - cựu chủ tịch Tập đoàn FLC - chỉ được chỉ rõ sau khi ông này bị khởi tố bổ sung tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vì đã tăng khống vốn điều lệ của Công ty CP xây dựng FLC Faros (mã ROS).

Trong 3 năm (2014 - 2016), vốn điều lệ của công ty này từ 1,5 tỉ đồng tăng lên đến 4.300 tỉ đồng (430 triệu cổ phần). Sau đó công ty này được đưa lên sàn chứng khoán, ông Quyết đã bán số cổ phần trên để chiếm đoạt tiền nhà đầu tư, thu về hơn 6.400 tỉ đồng.

Vốn “ảo” nộp nhanh - rút vội

Vốn của FLC Faros ảo vì tiền góp vừa chuyển vào tài khoản ngân hàng đã vội rút ra qua nhiều hình thức như tạm ứng, trả trước, đầu tư, ủy thác đầu tư cho các cá nhân và tổ chức liên quan.

Trên thực tế những bất thường, “mù mờ” trong hoạt động góp vốn vào FLC Faros đã được nêu ra trong báo cáo tài chính năm 2015 - trước khi doanh nghiệp lên sàn chứng khoán.

Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Hà Nội chỉ ra trong năm 2015 FLC Faros đã chi cho một số tổ chức và cá nhân số tiền hơn 3.330 tỉ đồng - nhiều hơn cả vốn chủ sở hữu và bằng 74% tổng tài sản, với hình thức ủy thác đầu tư.

Theo nhiều chuyên gia tài chính, về cơ bản đây chỉ là “tiền hơi” dùng chuyển lòng vòng, bản thân người nhận ủy thác cũng chưa chắc nhận được tiền.

Sau đó, Công ty TNHH kiểm toán ASC cũng lưu ý trong báo cáo tài chính bán niên 2016 của FLC Faros: “Đợt tăng vốn điều lệ trong quý 1-2016 do 3 cổ đông góp vốn với số tiền 462,5 tỉ đồng, tương ứng với mỗi lệnh chuyển tiền đến có một lệnh chuyển tiền đi liên tục 18 lần, các lệnh chuyển tiền đến và đi cho các bên nhận ủy thác được thực hiện trong cùng ngày 8-1-2016”.

Như vậy chỉ trong một ngày, FLC Faros đã liên tục chuyển tiền vào rồi lại rút ra ngay. Phía kiểm toán cũng nhấn mạnh đến ngày cuối quý 2-2016 tổng số tiền FLC Faros ủy thác đầu tư cho các cá nhân là hơn 1.410 tỉ đồng, ủy thác cho tổ chức gần 2.150 tỉ đồng.

Chỉ tính riêng số tiền mà doanh nghiệp này ủy thác đầu tư đã bằng 45% tổng tài sản, các bên nhận tiền có “dây mơ rễ má” với “họ FLC”. Sau những ý kiến bất lợi do ASC đưa ra, FLC Faros đã thuê đơn vị khác kiểm toán báo cáo tài chính năm 2016.

Mặc dù là công ty xây dựng, nhưng báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng cho thấy hoạt động tài chính của FLC Faros lại diễn ra khá sôi động.

Chẳng hạn, năm 2016 thu hơn 460 tỉ đồng tiền từ cổ đông góp vào thì cũng mang đi đầu tư, rút ra 436 tỉ đồng. Năm trước thu 2.800 tỉ đồng từ tăng vốn thì chi ra gần 2.700 tỉ đồng để cho vay.

Không chỉ vốn điều lệ tăng mà khối tài sản của FLC Faros cũng tăng hơn 1.400% trong vòng 12 năm qua, lên mốc hơn 12.000 tỉ đồng.

Một doanh nghiệp “tầm cỡ”, nhưng đến ngày cuối cùng của năm 2021 chỉ có trong tay xấp xỉ 35 tỉ đồng tiền mặt, chỉ bằng 0,3% tổng tài sản kê khai trên sổ sách.

Từ mệnh giá 10.000 đồng khi chào sàn vào tháng 9-2016, ROS tăng một mạch lên đỉnh giá 214.000 đồng vào cuối năm 2017, góp phần giúp ông Quyết trở thành người giàu nhất sàn chứng khoán với khối tài sản lên đến 2,5 tỉ USD.

Cơ quan quản lý không biết là quá vô lý; Trách nhiệm ở đâu?

“ROS vừa lên sàn, dân đầu tư đã cảm thấy bất thường về dòng vốn khủng, tăng thần tốc. Kể cả người mới vào cũng tự ngầm hiểu cổ phiếu này có “đội lái”. Nếu Ủy ban Chứng khoán và các cơ quan quản lý nói không biết thì thật lạ”

Sự việc kéo dài từ năm 2014 đến nay, hằng năm công ty kiểm toán đều kiểm toán báo cáo tài chính, nói không biết là điều quá vô lý. Chỉ có điều công ty kiểm toán có muốn khui ra hay không".

“Nếu kiểm toán quá chặt, đưa ra những bất lợi thì lần sau doanh nghiệp không thuê công ty đó kiểm toán nữa. Chính việc này đã tạo nên mâu thuẫn lợi ích. Công ty kiểm toán chỉ kiểm toán nhẹ hoặc đưa ra những nhận xét vô thưởng vô phạt để bảo vệ mình và giữ mối làm ăn với doanh nghiệp”.

Cần có cơ chế đảm bảo tính minh bạch, trong đó đơn vị mời công ty kiểm toán không phải là cổ đông lớn của doanh nghiệp. Ủy ban Chứng khoán nhà nước, Bộ Tài chính và Chính phủ cũng cần có những chế tài nghiêm khắc để các công ty kiểm toán độc lập làm việc có trách nhiệm.

FLC Faros đã tăng vốn điều lệ gấp hơn 2.800 lần (từ 1,5 tỉ đồng vào tháng 3-2014 lên 4.300 tỉ đồng vào tháng 3-2016) trước khi niêm yết lên sàn chứng khoán nhưng cơ quan quản lý không giám sát và hậu kiểm chặt chẽ, để doanh nghiệp tăng vốn ảo.

Ủy ban Chứng khoán nhà nước và các đơn vị liên quan không thể nói “không biết gì”. “Từ 1,5 tỉ đồng lên 4.300 tỉ đồng là cực kỳ lớn, cán bộ quản lý nhìn vào chẳng lẽ không thấy bất thường?”

Chưa kể, cổ phiếu ROS có thời điểm tăng trần liên tục và kéo dài khiến nhà đầu tư cũng ngờ vực có “đội lái” làm giá cổ phiếu này.

Ông Thịnh cho rằng Ủy ban Chứng khoán nhà nước và các cơ quan liên quan đã “buông lỏng trách nhiệm quản lý”, vì “nếu kiểm tra giám sát chặt thì lập tức phát hiện ngay”. Đồng thời đặt nghi vấn đằng sau sự việc nâng vốn khống và những “bơm thổi” cổ phiếu ROS và cổ phiếu “họ FLC”, có hay không việc móc nối bảo kê, “đi đêm với nhau”.

Dù có chung quan điểm là Ủy ban Chứng khoán nhà nước không thể vô can trong các vụ việc doanh nghiệp niêm yết bị nâng khống vốn điều lệ, thổi giá cổ phiếu nhưng nhiều lãnh đạo công ty chứng khoán không dám nói công khai vì sợ “bị trù dập”.

1 Likes

Thuộc về lũ cừu, lừa và chủ pic