Vu Vơ Về Chứng Khoán

Sao mình có cảm giác khi lãnh đạo doanh nghiệp xuất hiện trên truyền thông thường xuyên và nói nhiều về những dự án, định hướng lớn lao là vài năm sau doanh nghiệp đó toang ngay nhỉ. Tới giờ mình vẫn còn nhớ như in ngày mà ban lãnh đạo Mwg đặt ra mục tiêu 10 tỉ Usd doanh số năm 2020, lúc đó bằng những mĩ từ tốt đẹp nhất đã làm mình vào Mwg và bỏ lỡ những cổ phiếu khác trong đợt tăng giá năm 2017 đến 2018. Rồi năm 2020 khi được hỏi lại về giấc mơ doanh số 10 tỉ Usd thì ông Tài trả lời tỉnh bơ, 10 tỉ usd là giấc mơ chứ không phải mục tiêu gì. Mwg là bài học giúp mình hiểu ra rất nhiều điều về thị trường chứng khoán và đặt biệt dị ứng với những mục tiêu vô căn cứ mà ban lãnh đạo đề ra.
Thị trường chứng khoán với mục đích chính là kênh huy động vốn cho doanh nghiệp. Nên doanh nghiệp dù muốn hay không vẫn phải thể hiện những mặt tốt đẹp nhất và che đi những điều không tốt. Là nhà đầu tư mình nên tỉnh táo để tránh những bánh vẽ này. Mình không hiểu sao lại có người trách anh Long khi phát biểu quý 2 3 ngành thép không tốt. Anh ấy nói thật tình trạng doanh nghiệp không giấu diếm. Điều này đáng khen chứ không có gì phải nhận gạch đá cả. Khi hợp tác thì dựa trên mối quan hệ thành thật và chân tình. Nhà đầu tư chứng khoán mặc dù mang danh là chủ nhưng phải chịu rủi ro bất cân xứng thông tin với lãnh đạo doanh nghiệp, mọi chuyện xấu chỉ thật sự được phát hiện khi nó đã bét nhè đến không thể che giấu nỗi.
Đại ý là mình muốn nói trong thị trường chứng khoán đừng bao giờ tin tưởng và thần tượng bất kì lãnh đạo nào. Hãy phân tích mọi sự việc bằng những con số và lập luận của bản thân. Khi bị đặt vào tình thế bắt buộc thì dù xấu đến cỡ nào thì lãnh đạo sẽ đứng về phía công ty chứ thường rất ít khi chú ý đến những cổ đông. Cổ đông nhỏ lẻ là người lãnh những hậu quả năng nề nhất khi doanh nghiệp có chuyện.

2 Likes

lãnh đạo dn nào cũng nói về tầm nhìn, mục tiêu để nđt thấy tiềm năng chứ sao bác. cũng khó tránh, ko nói gì cũng k dc, mà nói cũng bị nhắc lại. vs tư cách nhỏ lẻ thì sẽ thiệt đôi đường rồi bác ạ

Ngâm cứu Pvd đoạn này phải nhìn nhận một điều là cổ phiếu này đoạn thị trường giảm được xây dựng hình ảnh đẹp. Từ lúc thủ tưởng Phạm Minh Chính nói về dự án Lô B- Ô Môn xuất hiện liên tục các diễn đàn với bảng phân tích Pvd là hưởng lợi nhiều nhất. Rồi thị trường giảm pvd giữ giá tốt nhất khi hồi nhẹ Pvd có cây trần vượt lên đường Ma20 10 cây nến mạnh mẽ đủ hấp dẫn bất kì ai trong đó có mình. Sau đó cổ phiếu nhích lên vùng 22 rồi giảm mạnh về 17. Nếu tiếp tục giảm nhịp nữa về quanh 14 thì Pvd là một bánh vẽ lùa gà điển hình của tạo lập. Làm cho một cổ phiếu kinh doanh tệ trong thời gian ngắn trở nên hấp dẫn. Thị trường lừa tình nhau ghê quá.

Tăng trưởng Việt Nam rất tốt nhưng những câu hỏi về nội lực thật sự của nền kinh tế và các doanh nghiệp trong nước vẫn còn bỏ ngõ. Khi các doanh nghiệp FDI đóng góp quá lớn điển hình là Sam Sung với doanh thu chiếm khoảng 20% GDP Việt Nam. Nhưng có một điều chắc chắn rằng dù là doanh nghiệp nội hay ngoại thì lương người lao động Việt Nam vẫn đang tăng lên và kênh chắc chắn được hưởng lợi từ nguồn tiền này là bán lẻ, khi thu nhập tăng lên nhu cầu mua sắm chi tiêu cho khu vực bán lẻ ngày càng lớn. Lĩnh vực bán lẻ luôn là ưu tiên của mình trong 2 năm tới.
Trong bức tranh kinh tế chính trị phức tạp thì lĩnh vực bán lẻ là lĩnh vực gần như miễn nhiễm khỏi những vòng xoáy cứ băng băng tiến lên phía trước, mức p/e quanh 15 là điều thể hiện cho sự triển vọng của ngành này. Tiếc là doanh nghiệp bán lẻ trên sàn còn khá ít chỉ vài mã mình thích nhất là Frt câu chuyện tăng trưởng còn dài. Còn Mwg dù không thích chính sách Esop nhưng câu chuyện về bách hoá xanh hồi vốn đủ để mình theo dõi lại, nhưng vẫn theo dõi thôi còn nhiều dấu hỏi về việc phát triển trong tương lai. Một mã nữa là mình đang theo dõi là Hsg khi đang chuyển mình mạnh mẽ sang làm nhà bán lẻ vật liệu xây dựng, cộng với tuyên bố của ông Lê Phước Vũ khi đang dần thoái lui khỏi thương trường về an nhàn nơi cửa phật, đang theo sát các động thái xem có cuộc đổi chủ nào diễn ra không. Đen viết đời người có mấy lần 10 năm, mình thì viết đời người cần vài siêu cổ là an nhàn rồi.
Cố lên hành trình với chứng khoán luôn thú vị mốt thứ 6 rồi thời gian ơi chầm chậm lại chút cho em nhờ.

1 Likes

Nếu đầu tư vào doanh nghiệp sản xuất hàng hoá cơ bản là đang chống lại Fed. Fed đang tìm mọi cách để kiềm chế lạm phát và kéo giá hàng hoá về mức thấp. Mọi ý kiến đáng suy ngẫm về việc hiện giờ có nên vào nhóm có tính chu kì hàng hoá lớn. Cả ngày thứ 7 đánh giá để tìm kiếm cơ hội đầu tư nhưng thật sự với những dữ liệu hiện tại vẫn có nhiều dấu hỏi chưa nghĩ ra được. Câu hỏi nặng đầu nhất vẫn là ngân hàng lợi nhuận năm nay đã đạt đỉnh chưa. Và việc bất động sản đang đóng băng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nhóm ngành này. Hoà Phát báo lỗ làm mình nghĩ ngợi rất nhiều về việc nên kinh tế sẽ xấu đi đột ngột hay không? Khi đó hệ thống ngân hàng Việt với bộ đệm hệ số an toàn vốn CAR liệu đủ sức chống chọi. 60% vốn hoá thị trường vẫn là Ngân Hàng và Bất Động Sản nhóm này xấu đi thì việc hồi phục mạnh và nhanh của Vnindex là rất khó.

1 Likes

Tự đánh giá bản thân sau một thời gian làm việc gì đó xem có hiệu quả không luôn là cách tốt nhất để tìm ra những thiếu sót để phát triển hơn trong tương lai. Quả thật từ lúc mở room phái sinh hiệu quả đầu tư mình cao hơn trước đây lý do là vì khi mình có trách nhiệm thì việc đi lệnh sẽ được kiềm chế hơn chỉ chọn những tình huống sở trường để đi lệnh. Phái sinh là trò chơi thể hiện được bản chất tâm lý người chơi trực quan nhất, bạn thắng liên tục nhưng bằng một cách nào đó cuối cùng bạn vẫn thua. Có nhiều anh chị khách bảo mình hk hiểu sao dù theo em có lời anh vẫn muốn đi lệnh theo cách của mình để rồi thua lỗ. Mình nghĩ ừ khó hiểu thật?
Thứ 7 chủ nhật luôn là thời gian mình dành để đánh giá lại bản thân và thỉnh thoảng là thời cuộc để xem hướng đi tiếp theo. Đoạn này thật sự mình bị cuốn theo một dòng xoáy mà mình đặt tên là lạm phát thông tin và kiến thức. Trước đây mình đầu tư chứng khoán chỉ có quan điểm đơn thuần là tìm kiếm doanh nghiệp có mô hình kinh doanh hiệu quả mua và giữ dài hạn. Rồi sao đó biết Stanley Bruckenmiller triết lý thay đổi nhiều và cuối cùng mình mới nhận thức được cái đáng quan tâm nhất của thị trường là dòng tiền. Rồi mình tìm kiếm khái niệm cao hơn để nắm rõ hơn nữa bản chất cuộc chơi của mình đang tham gia, mình lao vào tìm kiếm những khái niệm vi mô vĩ mô theo dõi và bàn luận đủ thứ trên đời, chính trị nè chu kì của các quốc gia nè. Rồi h loạn chưởng luôn, mình có cuốn sổ tay những câu phát biểu hay thường note lại. Có câu của Jurgen Lopp khi được hỏi đánh giá về Covid " ổng trả lời đi mà hỏi bác sĩ tôi là huấn liện viên bóng đá". Mình giờ thật sự ngộ ra là nên vậy, kiến thức là quan trọng nhưng chọn lọc kiến thức phù hợp để theo đuổi và chuyên sâu quan trọng hơn bội phần. Mình sẽ lọc lại hết để theo đuổi vài chủ đề quan trọng thà nói về vấn đề gì đó mình nói chủ đề xong rồi nói được thêm chục cái đầu dòng và đoạn kết luận hơn là nói cả trăm vấn đề những môi vấn đề chỉ nêu được cái định nghĩa rồi thôi. Nói về chứng khoán mình sẽ theo đuổi 3 cái mình đánh giá là quan trọng đó là dòng tiền, mô hình công ty tạo ra lợi nhuận và tăng trưởng cuối cùng là kỹ năng phân tích kỹ thuật.
Tại sao lại là dòng tiền vì suy cho cùng nếu giá chứng khoán được quyết định bằng cung cầu thì bản chất nó là loại hàng hoá. Khái niệm khi mình mua một cổ phiếu mình là chủ của doanh nghiệp, trước đây mình tin dữ lắm nhưng giờ mình không tin nữa. Mình mua cổ phiếu mà không được quyền quyết định thì thật sự mình cũng gửi gắm cho ai đó làm dùm thôi. Có thể lúc mình được cảm nghĩ làm chủ nhất là được công ty chia cho cổ tức, mà cái này ít doanh nghiệp trên sàn làm. Nên thôi xem cổ phiếu như loại hàng hoá cho nhẹ lòng cứ bám vào cung cầu mà định giá.
Mô hình công ty cái này đòi hỏi mình có nhiều kiến thức về lĩnh vực ngành mà công ty tham gia, kiến thức phân tích báo cáo tài chính cũng như tư duy về dự đoán tương lai và định giá. Cái này đòi hỏi cao hơn về phân tích dòng tiền nên tất nhiên sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn. Tất nhiên cái gì khó sẽ mang lại lợi nhuận tuyệt vời hơn cái dễ, đời người chọn đúng một vài siêu công ty có mô hình kinh doanh vượt trội là giàu có sung túc khủng khiếp rồi.
Cuối cùng là phân tích kỹ thuật, cái này mình đánh phái sinh nên chắc chắn phải theo rồi. Nhưng càng ngày mình càng có nhiều cái nhìn tích cực về công cụ này. Nếu phân tích cơ bản nó đòi hỏi sự phức tạp về tư duy thì PTKT nó đỉnh cao của sự đơn giản. Lịch sử sẽ lập lại mà hầu hết các công cụ kỹ thuật được tạo ra bằng câch dùng dữ liệu quá khứ. Nếu ai thuần phân thích kỹ thuật đợt này chắc chắn không lỗ quá nặng thậm chí có lời nếu giai đoạn giảm phân tích Chart vào những mã như Hag…
Thôi chủ nhật là lại uống Expresso nặng quá lại xỉn. Mượn câu trích dẫn dạo này mình rất thích " Tâm tư thế giới thời không nghĩ tới được, nếu nghĩ tới người nghĩ sẽ chỉ đi đến cuồng loạn và thống khổ".

Thị trường bất động sản của Việt Nam sẽ trầm lắng bao lâu nữa thật khó đoán nhưng chắc chắn tầm nhìn dài hạn nó vẫn quá ư là chà bá. Đợt này rất nhiều công ty bất động sản thuộc Top đầu của Việt Nam sụp đổ, lý do chủ yếu là lãnh đạo các công ty quá lạm dụng nợ và lạc quan sự tăng trưởng ngành bất động sản không bao giờ kết thúc. Sự tăng giá bất động sản sẽ dễ dàng bù đắp phần chi phí lãi vay. Đầu năm mà ai mạnh miệng nói thị trường nhà đất sẽ sụt giảm một thời gian sẽ ăn chửi ngay. Thương trường kẻ thắng thì sẽ có người thua, những công ty bất động sản lớn không đủ khả năng chi trả sẽ phải bán rẻ tài sản của mình, một trong những người thắng đầu tiên dần lộ diện và đó là Hoà Phát. Ông Long đã chuẩn bị rất kĩ cho cuộc tái đầu tư lại ngành bất động sản vấn đề là thời điểm nào, thông tin Hoà Phát mua lại hai dự án của Pdr dù chưa chính thức nhưng rất có khả năng xảy ra. Vốn dĩ Hpg không phải tay mơ tuy triển khai tương đối từ từ nhưng tham vọng rất lớn, với năng lực của Hpg tin rằng những năm tới bất động sản sẽ trở nên lớn mạnh. Có thể năm năm tới ngôi vương của Vinhomes vẫn không có gì để bàn cãi nhưng top 2 có thể là Hpg. Bất cứ khi nào nói về câu chuyện kinh doanh của Hpg vẫn luôn tạo cảm giác thú vị. Ở thời kì biến động như thế này thì đầy những bài học cho một nhà đầu tư chứng khoán chiêm nghiệm. Cách thức nền kinh tế vận hành như thế nào qua những biến động liên tục và dồn dập trong và ngoài nước. Viết bài này nhân dịp phái sinh vượt Ma20 ngày và tương lai tươi sáng hơn đang dần hiện hữu. Vẫn luôn đầu tư phái sinh và cảm thấy biết ơn nó vì giúp mình vượt qua giai đoạn khó khăn. Nên bất cứ quan điểm nào sai lệch về nó mình luôn phải lên tiếng để bảo vệ. Có thể một ngày khi tiềm lực tài chính đủ thì mình sẽ gần như tất cả thời gian cho cơ sở vì sở thích phân tích những câu chuyện kinh doanh luôn luôn là đam mê lớn nhất. Nhưng giờ vẫn phải bám phái sinh để sinh sống qua ngày. Thêm một điều nữa là Vinfast đã xuất khẩu lô xe đầu tiên sang Mỹ. Rất nhiều những người làm kinh doanh và hiểu về nó đều có chung tâm trạng là tự hào. Vic là mã mình từng có thời theo đuổi dù không còn sở hữu nhưng vẫn rất yêu thích câu chuyện của Vinfast.

Điều làm mình khá bối rối giai đoạn hai tháng nay là một cổ phiếu tăng mạnh hai phiên vẫn lăn ra sàn. Việc thanh khoản mỏng cộng với những đợt giải chấp làm thị trường khá yếu, mình chọn cách chờ đợi khi nào tiền nó thể hiện được sự mạnh mẽ đủ để mình đặt niềm tin sẽ vào cơ sở. Từ phiên trần phái sinh thị trường tuy vẫn giằng co nhưng hôm nay Vnindex đã vượt MA10 và 20 một cách mạnh mẽ. Thanh khoản thường xuyên có những phiên quanh 12-15 ngàn tỉ. Dòng tiền được mong đợi nhất là của những cá voi đã chốt quanh 1.400-1.500 có vẻ đã vào cuộc phần nào, và những game khi có sự tham gia của nhóm này không bao giờ là nhỏ. Có thể đoạn này mình bỏ lỡ những con sóng 50-100% nhưng đừng quên việc hồi phục 50% chỉ tương đương mức giảm 15% từ đỉnh 1.500 của hầu hết các cổ phiếu, tuy dòng tiền đã cải thiện nhưng vẫn yếu. Việc kéo một mạch không nghỉ là điều rất khó xảy ra, nếu kéo được vậy đành chịu đứng ngoài thôi chứ vào kiểu gì. Chiến lược đoạn này là gia tăng thêm tỉ lệ Frt mã mình chọn là mã chiến lược trong năm 2023 của danh mục, xắp sếp lại câu chuyện kinh doanh của các ngành để tìm kiếm những cổ phiếu có dư địa tăng trưởng ấn tượng, quan sát những cổ mạnh tăng 50-100% cộng với tình hình công ty ổn định hoặc đang hồi phục khi chỉnh một nhịp có thể vào lại, cuối cùng là tham gia những mã có dấu hiệu tạo đáy sau đợt tăng vừa rồi như Dgc… Thân cá lúc nào cũng phần ngon nhất.

J.P Morgan chốt câu về thị trường đỉnh thật" thị trường xuống rồi lại lên" quá đơn giản. Trong Down trend thiên tài giao dịch vẫn thất, còn up trend nhắm mắt chơi cũng thắng. Mà up hay down thường phụ thuộc tiền vào thị trường yếu hay mạnh, dòng tiền là trọng số. Khối ngoại mua ròng liên tục cộng với việc có thể một số cá mập đã giải ngân dần nên đợt hồi này kèm thanh khoản rất lớn. Từ việc duy trì quanh 12-15 ngàn tỉ đang hương đến việc duy trì quanh 15-18 ngàn tỉ. Mà như mình nói tay to vào thì game không bao giờ là nhỏ cả, nhìn cách Hpg được kéo là biết ngay. Vấn đề là khi tay to xác định kéo là bứt gân mấy nhỏ lẻ nào đu theo được nếu có thì cũng chỉ vài chục phần trăm danh mục chứ ai dám vô hết. Vẫn đề muôn thở là đoạn đầu kéo nhà đâu tư hờ hững nhưng càng kéo thì sự sốt sắng với tâm lý sợ bỏ lỡ càng lớn hơn, một lúc nào đó thật sự mình không đợi được thị trường chỉnh mà vào thì thường là đu đỉnh, cách nhà đầu tư đu đỉnh chả khác gì cách họ chịu không nổi áp lực và bán ngay đáy. Các bức ảnh xanh với mức lợi nhuận vài chục phần trăm trên mạng chả là gì nếu nhìn rộng ra từ đầu năm. Đừng để sự nóng vội làm mình mất đi tỉnh táo và đưa ra quyết định sai lầm. Nay khé nhẹ nhỏm khi Dgc và Frt tăng tốt, mình mua từ hôm qua mai hành về nếu có biến bán vẫn không lỗ.

Khoảng 1.4 tỉ đô trao tay hôm nay thị trường tăng mạnh mới chỉnh xíu hú hồn bán, nếu được thì chỉnh một hay hôm nữa cho tiền bớt nóng làm round 2. Môn bắt đáy mạo hiểm nhưng nếu gan tay bắt trọn game cỡ con Ceo mà chơi kho 1:5 coi như vài năm khoẻ. Thị trường chứng khoán luôn có vô số cơ hội, miễn quản trị được vốn theo một game cũng đổi đời. Hy vọng có round 2 để vào với ae đi trước, nhìn tăng mà thèm nhỏ dãi.

Kèo kéo Vpb mấy ngày gần đây là kéo để xả hay là vì thật sự thương vụ với Sumitomo Mitsui sẽ nâng tầm giá trị của Vpb. Mình thật sự nghi kèo úp short hơn kinh nghiệm từ Lpb thoái vốn. Thật sự niềm tin đã vụn vỡ nhiều lần tin tưởng thật sự. Nói vậy thôi chứ hy vọng Deal này Sumitomo Mitsui có lợi nhuận về dài hạn. Mai mà đạp lại cây sàn lái cho địa chỉ em đến tận chỗ thấp nhang.

Cũng là phái sinh nhưng nay lạ lắm thanh khoản 10h 50.000 hd. Hợp đồng thì lâu lâu kê 500-700 cái mà không khớp được nhiêu kiểu nhá hàng. Chắc mấy hôm nay lái quần anh em lên bờ xuống ruộng quá nhất là mấy con Bot phái sinh nát quá trời, ai cũng sợ đứng ngoài nhìn nên thanh khoản tụt lút. Mấy anh giờ giở chiêu kê hợp đồng nhìn cho hấp dẫn dụ anh em vào lại. Nói chung là điêu tàng. Oi cũng tụt về 45.000 thế trận ngày càng khó đoán.

Lâu lắm rồi mới có phiên đáo hạn có trend nhưng mà vẫn cảm giác lừa lắm không suôn sẻ cả ngày biên giảm chỉ trong vòng 5 phút gần cuối phiên. Sau phiên có " tín hiệu tăng giá đáng tin cậy" thị trường vẫn giảm mạnh có lúc gần như trả điểm phiên hôm qua Atc có nhịp đỡ tương đối. Vẫn bảo lưu quan điểm nhà nước chính thức giảm lãi suất thì điểm mua ổn sẽ xảy ra sau đó từ 1- 2 tháng game này xác định đánh dài hạn nhóm chứng khoán sẽ là ưu tiên nhất. Một tháng cũng là thời điểm đủ để bức tranh về thị trường tài chính thế giới sẽ rõ ràng hơn. Chu kì tăng giá luôn hình thành từ động thái bắt đầu nới lỏng tiền tệ của nhà nước, quan trọng bao lâu tiền sẽ chảy vào thị trường thôi. Trước mắt đã có 6.000 tỉ của fubon vào đỡ thị trường. Bức tranh tương lai đang sáng sủa hơn bao giờ hết

Dù chỉ dừng lại ở mức tin đồn nhưng con số 1.5 tỉ đô cho một phần Ocean Park 3 làm mình có một sự quan tâm đặc biệt đến mã Vhm. Trong cơn khủng hoảng khủng khiếp thì Vhm vẫn làm chủ cuộc chơi khi là doanh nghiệp liên tiếp có các dự án lớn mở mới và độ hấp thụ của thị trường với các dự án là rất tốt điển hình là Ocean Park 2 với gần 64.000 tỉ doanh thu năm 2022. Ngoài ra việc bán buôn một phần dự án lớn cũng là chiêu bài độc ở thời điểm thị trường khát vốn, lời ít tí nhưng đảm bảo được dòng tiền. Vhm giờ vốn hoá khoảng 8 tỉ đô trong khi một phần của dự án ở Hưng Yên đang là 1.5 tỉ đô. Nói chung đánh giá các dự án của VHM không phải là đếm cua trong lỗ mà là đếm đại bàng bay trên trời. Ngoài ra chắc chắn Vhm sẽ có chương trình chia cổ tức đều đặn cho Vingroup. Hứa tuần sau sẽ làm bài phân tích mã này nghiêm túc nhất có thể.

1 Likes

Giờ mình mới ngẫm được ý là cuộc khủng hoảng ngân hàng thế giới không ảnh hưởng được thị trường Việt Nam. Chắc tại bản thân nội tại ở Việt Nam đã quá xấu rồi nên ở ngoài xấu như thế nào cũng không ảnh hưởng nổi. Giờ mới hiểu ý nghĩa sâu xa của những nhà phân tích. View gì nữa giờ ngoài tiếp tục quan sát.

1 Likes

Hai thông tin lớn nhất của doanh nghiệp điều liên quan đến M&A và quan trọng hai doanh nghiệp chưa có thông báo xác nhận . Vpb bán 15% vốn cho Sumitomo Mitsui và Vhm bán dự án cho CapitalLand 1.5 tỉ đô, nếu thành công đều là thông tin tốt tác động đến thanh khoản thị trường. Mình cảm giác là sau khi ra tin hai mã Vhm và Vpb đều được kéo rất bài bản có vẻ nhà cái đang lấy lại niềm tin cho nhà đầu tư. Các mã được bơm tin tốt được dòng tiền nâng đỡ sẽ là dấu hiệu tích cực để thu hút tiền vào lại thị trường. Thị trường đang ở giai đoạn tiền kéo các mã khi có tin tốt giai đoạn tích lũy, mấy tháng trước thì giai đoạn tin ra lâu tiền mới vào ví dụ nhóm ngành than ra tin lợi nhuận bung nốc cả tháng mới kéo. Những tín hiệu tích cực liên tục xuất hiện làm cơ hội ngày càng rõ nét hơn.

1 Likes

Kèo này có đôi chút niềm tin vì ít ra thằng làm deal là bọn Nhật :grin:

Kèo này lái kéo bài từ từ bài bản có vẻ sau thời gian chơi bức gân quá giờ phải làm lại vài deal đẻ thu hút tiền lại. Mấy deal cỡ này úp bô nữa là ndt sợ không dám nhìn tới thị trường luôn.

Tư duy đánh giá về các khoản đầu tư lớn của doanh nghiệp vào lĩnh vực ngoài chuyên môn nhằm tìm kiếm động lực tăng trưởng là một trong những bài học đắt nhất trong thời gian qua cho mình. Ba thương vụ điển hình là Mwg đầu tư vào Bách hoá xanh, Vingroup đầu tư vào Vinfast và Thaco đầu tư vào Nông nghiệp qua Hoàng Anh Gia Lai. Phân tích ba thương vụ này vì bản thân mình đều có tham gia và cắt lỗ ở ba deal. Việc của mình là phân tích theo kiểu màu hồng mà giờ thuật ngữ là lạc quan tếu. Chỉ nghĩ đến khía cạnh các dự án thành công thì sẽ nhân hai nhân ba tài khoản. Tư duy phù hợp là khi các doanh nghiệp đầu tư lớn vào một dự án nào đó ngoài chuyên môn để tìm kiếm tăng trưởng nghĩa là doanh nghiệp đó đang đạt giới hạn về quy mô ở lĩnh vực cốt lõi. Trường hợp này mình nên đánh giá là rủi ro nếu có mua thì phải chiết khẩu rủi ro thất bại của dự án hơn là lạc quan tếu nó sẽ thành công. Đằng này thường doanh nghiệp đang định giá 1 tỉ khi có thông tin như vậy thì mình lại chấp nhận mua với giá 1.2 tỉ thậm chí 1.5 tỉ trong khi rủi ro của thương vụ đang tăng lên. Hợp lý là nó nên chiết khấu về mức 700 triệu vì doanh nghiệp đang đầu tư nguồn lực vào một dự án không biết thành công hay không. Deal đầu tiên mà mình thất thủ là ở Mwg vì tin tưởng vào sự thành công của bách hoá xanh, lý do lúc đó mình nghĩ Core của Mwg là bán lẻ nên bán được điện thoại điện máy thì sẽ bán được hàng tiêu dùng. Cách nghĩ ngu ngốc vì ngành bán lẻ có nhiều mảng và chất nó khác nhau hoàn toàn. Tại sao Walmart không lấn sân sang mảng nội thất của Home Depot, Ikea không lấn sân sang mảng thực phẩm… Vì bản chất bán hàng tiêu dùng và hàng điện máy nó khác nhau hoàn toàn nên việc đầu tư vào bách hoá xanh là canh bạc chứ không phải vận dụng thế mạnh của mình để phát huy như Mwg đã thành công với điện máy xanh. Mình đã bị ngộ nhận. Deal tiếp theo là Vingroup đầu tư vào Vinfast cái này khỏi nói không liên quan gì ngoài việc Vingroup có tiềm lực tài chính. Cuối cùng là Thaco với nông nghiệp mình chỉ liên tưởng đến hình ảnh với việc Thaco sẽ cơ giới hoá hình thức canh tác mà quên đi rằng nông nghiệp còn có kỹ thuật canh tác như chọn giống, chế độ phân thuốc hệ thống phân phối và đặc biệt là kỹ năng quản trị giá do ngành nông nghiệp có giá lên xuống cực kì lớn. Mà Thaco chỉ có kinh nghiệm về cơ khí. Không phải mình phân tích vậy là chê các doanh nghiệp đầu tư ngoài ngành tìm động lực tăng trưởng mới cái ở đây mình muốn nhấn mạnh là quan điểm về rủi ro vào các mã cổ phiếu như vậy trên góc độ nhà đầu tư.

Mình thích các doanh nghiệp có cơ cấu cổ đông như Vnm. Nói rõ hơn là các cổ đông lớn là một nhóm nhà đầu tư có kiến thức cam kết đồng hành lâu dài cùng doanh nghiệp, quyền lực không tập trung vào một cổ đông nào.
Cơ cấu cổ đông phi tập trung như thế sẽ điều hướng doanh nghiệp hoạt động theo mục đích duy nhất là tối đa hoá lợi ích cho cổ đông. Nếu quyền lực tập trung vào một cổ đông thì rất dễ xảy ra tình trạng lạm dụng quyền lực đặc biệt giới chủ Châu Á, tham vọng xây dựng một đế chế dẫn đến các quyết định đầu tư quá trớn rồi sau đó dẫn đến sự sụp đổ tàn khốc. Evergrande là trường hợp điển hình nhất cho việc chủ doanh nghiệp quá tham vọng, gần đây có anh Mark xoăn của Facebook cũng bị chao đảo cho tham vọng quá lớn vào mảng Mertaverse. Dĩ nhiên cái gì cũng có gót chân Ashin nếu quá nhiều cổ đông nếu có sự bất hoà sâu sắc về định hướng có thể cản bước doanh nghiệp. Nhưng mặt lợi vẫn nhiều hơn mặt hại.
Apple cũng là một trường hợp tiêu biểu cho việc các cổ đông là những nhà đầu tư tài chính lớn nổi bật là Berkshire Hathaway của ngài Warren Buffett, dù là công ty lớn nhưng việc đầu tư quá đà dường như không có. Tất cả các hoạt động điều hành đều tập trung tối đa hoá lợi ích cho cổ đông.