Xi măng - đá - nhựa đường

Tháng 4 là tháng của Đầu tư công 😎😎

  • Dòng tiền đã có sự xác nhận vào nhóm Đầu tư công trong phiên giao dịch ngày 5/4/2022 với sự dẫn dắt của FCN và LCG. Chính phủ đã thúc đẩy việc giải ngân đầu tư công trong cuộc họp vừa qua.

  • Thông tin mới nhất từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cho hay, đến ngày 30/3, tổng số vốn các bộ, cơ quan và địa phương đã có quyết định giao chi tiết là 466.123.313 tỷ đồng, đạt 90% so với số vốn Thủ tướng đã giao.

  • Từ những động thái trên của Chính phủ những doanh nghiệp tiếp nhận các dự án đầu tư công sẽ là những doanh nghiệp hưởng lợi trực tiếp. Thêm vào đó, các nhóm ngành về Vật liệu xây dựng như Xi măng, Thép, Đá, Nhựa đường sẽ là những nhóm ngành hưởng lợi trực tiếp sau đó. Nguyên vật liệu vẫn là thứ không thể thay thế trong quá trình xây dựng và triển khai đầu tư công. Tuy nhiên các nhóm ngành như Xi măng/Đá/Nhựa đường sẽ nhận được sự đột biến trong kết quả hoạt động kinh doanh nhiêu hơn so với nhóm Thép. Phần lớn nằm ở quy mô ngành - quy mô nhóm Thép hiện tại đang khá lớn và tỷ trọng thép trong các dự án đầu tư công cũng không cao cũng như tỷ trọng sản lượng Thép của một doanh nghiệp dành cho dự án đầu tư công cũng không quá nhiều. Từ đó có thể giải thích cho việc Thép không cùng pha với nhóm VLXD dựng còn lại trong nhịp tăng hoặc giảm giá.

  • Vậy nên trong bài viết này chúng ta sẽ tập trung nhiều cho nhóm VLXD như Xi măng, Đá, Nhựa đường. Các nhóm ngành này sẽ song hành với nhịp tăng của sóng đầu tư công.

  • Ở nhóm Xi măng thì BCC sẽ có lợi thế nhiều hơn ở mảng xuất khẩu, ngược lại HT1 chiếm ưu thế ở sản lượng trong nước. Đầu ngành đá xây dựng có thể kể đến KSB và sau đó là CTI hay C32. Doanh nghiệp Nhựa đường duy nhất được niêm yết trên sàn là PLC.

=> Kết luận nhóm VLXD kể trên sẽ được lưu ý cho phiền 6/4/2022 sau đà tăng bùng nổ của nhóm “Chủ thầu” trong phiên 5/4/2022











Mấy con xì măng lỏm