Xk thuỷ sản có nhiều điểm tích cực

, , , ,

1. Xuất khẩu tôm tăng trưởng mạnh
Trong tháng 7, đều ghi nhận sự gia tăng ở tất cả các sản phẩm chủ lực. Trong đó xuất khẩu tôm ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất tính từ đầu năm với tỷ lệ gia tăng là 11%, luỹ kế đến cuối tháng 7, xuất khẩu tôm đạt 2 tỷ USD tăng 7% svck năm ngoái. Trong đó, tôm chân trắng đạt 1,45 tỷ USD,tăng 4%, tôm sú đạt 246 triệu USD, giảm 10%. Riêng XK tôm hùm tăng gấp gần 3 lần đạt 145 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc và EU tăng lần lượt 24% và 32%, trong khi xuất khẩu sang Mỹ tăng 9%, sang Nhật Bản tăng 4%, xuất khẩu sang Hàn Quốc giảm 21%.

2. Sản phẩm cá tra vẫn là chủ lực
Sản phẩm cá tra vẫn có nhiều điểm sáng với mức tăng 23% trong tháng 7. Trong đó, XK sang tất cả các thị trường chính đều tăng trưởng 2 con số, từ 20-40%, trừ thị trường EU tăng nhẹ 5%. Nhìn chung luỹ kế đến tháng 7 năm nay XK cá tra đạt gần 1,09 tỷ USD, tăng 7,7% svck năm ngoái. Trung Quốc vẫn là thị trường mục tiêu của sản phẩm cá tra Việt Nam, với giá trị 317 triệu USD, giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2023. Thị trường Trung Quốc tiêu thụ chủ yếu là cá tra cỡ lớn >1,2 kg/con dạng nguyên con hoặc sản phẩm phile. Ngoài ra đây cũng là thị trường tiềm năng cho sản phẩm phụ là bong bóng cá tra. Trong 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu bong bóng cá tra cả nước đạt khoảng 50 triệu USD, riêng xuất sang thị trường Trung Quốc đạt 40 triệu USD, chiếm 80%.

3. Xuất khẩu cá ngừ có sự suy giảm
Sau khi ghi nhận mức tăng trưởng liên tục từ 16% đến 32%. Trong tháng 7 chỉ ghi nhận mức tăng trưởng 7% svck năm ngoái. Lũy kế 7 tháng đầu năm, xuất khẩu cá ngừ đạt 555 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, 2 dòng sản phẩm xuất khẩu chính là cá ngừ đóng hộp, đóng túi và cá ngừ loin/phile đông lạnh (nguyên liệu đề sản xuất cá hộp). Một khó khăn khác của dòng sản phẩm cá ngừ là từ nghị định 37/2024, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gặp nhiều khó khăn vì không tìm được nguồn nguyên liệu theo đúng quy định, yêu cầu cá ngừ vằn khai thác phải đạt kích cỡ tối thiểu 0,5m.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thỉ tướng Trần Lưu Quang, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất ý kiến sửa đổi nghị định 37/2024 để phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn, tháo gỡ các khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá ngừ. ASEP cũng gửi công văn tới DN hội viên để nghị tuân thủ quy định IUU và qui định tại Nghị định 37 trong thời gian chờ CP xem xét, sửa đổi.

Theo diễn giả từ VASEP kích thước thông dụng của cá ngừ vằn là từ 15cm - 40cm

Trong 2 tháng qua kể từ khi Nghị định 37 có hiệu lực, một số doanh nghiệp cá ngừ đã dừng hoàn toàn việc thu mua nguyên liệu cá vằn khai thác trong nước của ngư dân do không đảm bảo kích cỡ 100% đạt 0,5 mét trở lên. Hầu hết các cảng cá hiện nay cũng đã ngừng xác nhận nguyên liệu (giấy S/C) cho các lô hàng cá ngừ vằn do kích thước cá khai thác nhỏ hơn quy định của Nghị định 37. Trong khi giai đoạn này đang là 3 tháng cao điểm (tháng 7, tháng 8, tháng 9) khai thác cá ngừ vằn của ngư dân Việt Nam.

4. Tình trạng thiếu nguyên liệu để chế biến.
Ngoài cá ngừ, các sản phẩm khác nhưmực, bạch tuộc và các loại cá biển khác cũng trong tình trạng thiếu nguyên liệu để xuất khẩu do không được xác nhận nguyên liệu khai thác để xuất khẩu đi EU. Xuất khẩu các loại cá biển khác (trừ cá ngừ) cũng bị giảm hơn 4% trong 7 tháng đầu năm nay. Trong khi đó, XK mực, bạch tuộc chỉ tương đương cùng kỳ năm 2023, đạt khoảng 351 triệu USD.

5. Tín hiệu phục hồi của ngành thuỷ sản
Các thị trường chính có dấu hiệu hồi phục nhu cầu rõ rệt trong tháng 7 gồm: Trung Quốc và HK tăng 30%, Mỹ tăng 14%, Nhật Bản tăng 11% và EU tăng 14%. Lũy kế 7 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ và Trung Quốc & HK đều tăng 10% và chiếm tỷ trọng tương đương nhau, chiếm gần 18% tổng khẩu thủy sản của Việt Nam, đạt trên 930 triệu USD. Xuất khẩu sang EU cũng tăng 10% đạt trên 600 triệu USD. Riêng xuất khẩu sang Hàn Quốc chỉ tăng nhẹ 1% đạt 426 triệu USD.
Mỹ và EU vẫn là những thị trường chính của phân khúc sản phẩm đông lạnh, các tín hiệu tích cực từ nền kinh tế Mỹ và EU trong việc ổn định được lạm phát sẽ là động lực kích cầu cho các thị trường này. Trái lại, thị trườn Trung Quốc không mặn mà với dòng sản phẩm đông lạnh, các dòng sản phẩm tươi sống chiếp tỷ trọng lớn khi xuất khẩu vào thị trường này, chủ yếu phục vụ nhà hàng, du lịch. Do vậy, các mặt hàng tươi sống như tôm hùm, cua, ngao, ốc…của Việt Nam sẽ vẫn hút khách hàng Trung Quốc trong thời gian tới.

16 Likes
9 Likes

hôm nay khối ngoại quay lại bán ròng

1 Likes

tin vĩ mô bất ổn chính trị thế kia XNK có ổn thật kh bác?

2 Likes

Số liệu theo công bố của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam bạn nhé.

5 Likes

ANV có ổn kh ạ

1 Likes

này đi theo thị trường, nên chờ thêm tín hiệu để có thể xác định được xu hướng đảo chiều chưa bạn nhé

4 Likes

Thuỷ sản khó tạo sóng lớn, không có gì nổi bật đi theo thị trường thôi

1 Likes

chắc mua BĐS dễ tạo đột biến hả. đi vào lòng đất

đúng lúc đang tìm hiểu về ngành này, tks ad

1 Likes

Báo cáo vĩ mô tháng 7 nói xuất khẩu tăng trưởng dương, chiều nay ANV xanh chớm rồi, còn anh lớn VHC vẫn chưa chạy là mấy.

2 Likes

Câu chuyện thị giá và hđkd của doanh nghiệp đâu phải lúc nào cũng đồng pha với nhau, phân tích số liệu ngành để biết được lợi thế cũng như thách thức của ngành chứ đâu phải báo ra tin tốt là nó tăng báo ra tin xấu là nó giảm, như z thì dễ đầu tư quá rồi bạn

6 Likes

tks b

1 Likes

Cá tra bao giờ mới hóa được rồng

Dệt may lớ ngớ vớ huy chương, thằng cạnh trạnh với mình lại đang bắn nhau, Việt Nam tự dưng hưởng lợi :v

2 Likes

cá tra thì khó hoá rồng tạo sóng trên thị trường được :sweat_smile:, cũng ít ai quan tâm đến nhóm này

6 Likes

ngáp phải rùi

Cũng chưa phải mỗi thằng VN được hưởng, nên lớ ngớ quá cũng ko được đâu

5 Likes

Nhưng vẫn thơm thoang thoảng cũng được rồi bác

4 Likes

Bác lại nhầm, ngành nào mà chẳng có sóng, chẳng có giai đoạn của nó. Cuối năm lễ Tết, Giáng Sinh thì nhộn nhịp hẳn chứ. Chưa tới lúc thôi chứ rồi mấy anh lái cũng động tay vào hết

7 Likes