Xóa Bỏ Room Tín Dụng: Làn Gió Mới Cho Ngân Hàng, Công Ty Tài Chính và EVF

Định hướng bỏ “room” tín dụng của NHNN

(Nguồn: VNEXPRESS)

Việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định xóa bỏ cơ chế phân bổ room tín dụng đang tạo ra một làn sóng thay đổi mạnh mẽ trong ngành tài chính – ngân hàng. Thay vì giao chỉ tiêu tín dụng cho từng ngân hàng như trước đây, NHNN sẽ điều tiết tín dụng thông qua các công cụ như điều hành lãi suất, kiểm soát hệ số an toàn vốn (CAR) và các biện pháp kiểm soát rủi ro khác.

Quyết định này không chỉ giúp các tổ chức tín dụng mở rộng hoạt động cho vay mà còn tạo cơ hội tăng trưởng cho công ty tài chính tiêu dùng, đặc biệt là những công ty tài chính tổng hợp có nền tảng vững chắc như EVF – Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (EVNFinance).

Ngân hàng và công ty tài chính hưởng lợi gì từ việc bỏ room tín dụng?

+ EVF và các công ty tài chính chủ động hơn trong hoạt động cho vay:

Trước đây, dù có tiềm lực mạnh nhưng nhiều tổ chức tín dụng như EVF, FE Credit, MCredit, HD Saison vẫn bị giới hạn bởi room tín dụng, khiến khả năng mở rộng danh mục cho vay bị kìm hãm. Với việc xóa bỏ phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng này, EVF có thể chủ động hơn trong việc giải ngân, đặc biệt là mở rộng các sản phẩm tài chính tiêu dùng và cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).

EVF vốn có thế mạnh nhờ tệp khách hàng đa dạng trong lĩnh vực cho vay các dự án điện, năng lượng tái tạo và tín dụng tiêu dùng, do đó, việc không còn bị giới hạn room sẽ giúp công ty đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau cũng như phát triển các sản phẩm vay tiêu dùng phục vụ nhân viên và khách hàng cá nhân trên toàn quốc.

+ Tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ nhờ tín dụng mở rộng:

Khi không còn bị giới hạn bởi room tín dụng, các ngân hàng và công ty tài chính có thể mở rộng dư nợ, tạo điều kiện cho lợi nhuận tăng trưởng tốt hơn. Các ngân hàng thương mại (VCB, BID, CTG, TCB, VPB, MBB, ACB, STB, HDB, TPB,…) có thể linh hoạt phân bổ vốn theo nhu cầu thị trường. Công ty tài chính tổng hợp và tài chính tiêu dùng như EVF, FE Credit, HD Saison, MCredit, Shinhan Finance có cơ hội mở rộng danh mục khách hàng, đẩy mạnh tăng trưởng cho vay.

EVF sẽ hưởng lợi đáng kể khi có thể cung cấp các sản phẩm tài chính không chỉ trong lĩnh vực điện lực, năng lượng tái tạo, mà còn mở rộng sang cho vay cá nhân, hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME). Đặc biệt, EVF cũng đang mở rộng sang các lĩnh vực khác như các đối tượng trong ngành viễn thông, khách hàng Logistics khu vực Hải Phòng và khách hàng xanh SM. Điều này giúp EVF tối ưu hóa doanh thu từ cả hai mảng bán lẻ và doanh nghiệp.

+ Giảm áp lực “chạy quota” và tối ưu danh mục tín dụng:

Trước đây, khi bị giới hạn room tín dụng, nhiều ngân hàng và công ty tài chính buộc phải ưu tiên cho vay nhóm khách hàng lớn để đảm bảo lợi nhuận, dẫn đến việc hạn chế cơ hội tiếp cận vốn của nhóm doanh nghiệp SME và cá nhân.

Nay, với việc gỡ bỏ room tín dụng, EVF và các tổ chức tài chính khác có thể đa dạng hóa danh mục cho vay, mở rộng đối tượng khách hàng từ doanh nghiệp lớn đến hộ kinh doanh và cá nhân, đồng thời tối ưu hóa tỷ suất sinh lời trên vốn (ROE).

Tác động đến kỳ vọng của thị thị trường về nhóm ngành tài chính nói chung và EVF nói riêng

+ EVF và các doanh nghiệp nhóm tài chính – ngân hàng bứt phá

Thông tin bỏ room tín dụng ngay lập tức tạo ra phản ứng tích cực trên thị trường chứng khoán. Các cổ phiếu ngân hàng như VCB, MBB, ACB, VPB, HDB đều tăng điểm nhờ kỳ vọng vào tăng trưởng tín dụng.

Trong đó, EVF – công ty tài chính với nền tảng vốn vững mạnh và danh mục cho vay đa dạng – cũng được hưởng lợi lớn từ chính sách này. Nhà đầu tư đánh giá cao khả năng EVF sẽ đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ, cải thiện biên lợi nhuận (NIM) và tăng tốc mở rộng quy mô khách hàng.

+ Tác động đến ngành tài chính tiêu dùng và thị trường bất động sản

Với việc tín dụng được cấp linh hoạt hơn, nhóm khách hàng cá nhân sẽ dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay hơn, giúp kích thích lại thị trường tiêu dùng và bất động sản. Các công ty tài chính như EVF, FE Credit, MCredit có thể mở rộng cho vay mua nhà, mua xe, vay tiêu dùng, giúp thị trường phục hồi. Doanh nghiệp bất động sản cũng hưởng lợi khi người mua nhà có nhiều cơ hội tiếp cận vốn hơn, đặc biệt là phân khúc nhà ở vừa túi tiền.

EVF có thể tận dụng xu hướng này để phát triển sản phẩm tài chính tiêu dùng, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh việc khai thác mảng cho vay doanh nghiệp và xa hơn là miếng bánh thị phần tín dụng cá nhân còn tiềm năng rất lớn.

Trong năm 2024, EVNFinance đạt được kết quả kinh doanh ấn tượng khi vượt kế hoạch lợi nhuận đề ra nhờ chiến lược tối thiểu hóa chi phí. EVF ghi nhận thu nhập lãi thuần tăng gấp đôi 2023, đạt 1.444 tỷ đồng so với mức nền 709 tỷ 2023, lợi nhuận sau thuế đạt 131 tỷ đồng, tăng trưởng 146,7% so với cùng kỳ. Tổng kết lợi nhuận lũy kế bốn quý năm 2024 của EVF cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng khi đạt 703,7 tỷ đồng, vượt 20% kế hoạch và tăng ngoạn mục 72% so với năm tài chính 2023.

(Nguồn: BCTC EVNFinance)

Cơ hội luôn đi kèm với ủi ro

Mặc dù việc bỏ room tín dụng giúp thị trường vận hành linh hoạt hơn, nhưng cũng đặt ra một số thách thức cho thị trường chung: (1) Nguy cơ tín dụng tăng nóng: Nếu không kiểm soát tốt, việc mở rộng tín dụng có thể gây áp lực lên lạm phát và dẫn đến rủi ro nợ xấu; (2) Cạnh tranh gay gắt trong ngành tài chính tiêu dùng: Các công ty như EVF, FE Credit, HD Saison sẽ phải tối ưu hóa mô hình kinh doanh để duy trì lợi thế cạnh tranh. và (3) Chất lượng nợ xấu: Khi tín dụng mở rộng, EVF cần kiểm soát rủi ro tín dụng, đặc biệt là trong mảng cho vay tiêu dùng và SME.

Dù vậy, NHNN vẫn có các công cụ kiểm soát gián tiếp như lãi suất, hệ số CAR và các quy định an toàn vốn, giúp đảm bảo sự ổn định cho hệ thống tài chính.

EVF là một trong số ít các công ty tài chính luôn chú trọng kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng lên hàng đầu. Việc EVF duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 1% trong nhiều năm qua là minh chứng rõ nét nhất cho năng lực quản trị rủi ro hiệu quả và các biện pháp xử lý nợ quyết liệt của doanh nghiệp. Điều này không chỉ đảm bảo nền tảng tài chính vững chắc mà còn tạo lợi thế cạnh tranh bền vững, củng cố niềm tin của nhà đầu tư và đối tác.

Bên cạnh đó, EVF tối ưu hóa lợi nhuận thông qua quản trị chi phí hiệu quả, đồng thời tận dụng lợi thế hệ sinh thái doanh nghiệp để thu hút dòng tiền gửi dồi dào từ khách hàng doanh nghiệp. Nguồn vốn chi phí thấp này giúp EVF giảm áp lực đầu vào, nâng cao biên lợi nhuận và gia tăng sức cạnh tranh so với các đối thủ trong ngành.

Tóm lại:

Việc xóa bỏ cơ chế phân bổ room tín dụng đánh dấu bước ngoặt quan trọng cho ngành tài chính – ngân hàng Việt Nam, mở ra cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ cho EVF và các công ty tài chính tiêu dùng.

Với nền tảng vốn tốt, danh mục cho vay đa dạng và vị thế mạnh trong lĩnh vực năng lượng, EVF đang đứng trước cơ hội bứt phá trong giai đoạn mới. Nhà đầu tư có thể kỳ vọng vào một chu kỳ tăng trưởng mới cho cổ phiếu EVF, khi công ty có thể chủ động mở rộng tín dụng và tối ưu hóa lợi nhuận.

12 Likes

cuỗi cùng ngày đã tới

1 Likes

từ nay các ngân hàng có thể chủ động trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh rồi

1 Likes

EVF mấy nay bay như chim

Sao cái đám bank ko chạy mà có mỗi con EVF chạy theo cái tin này vậy ta

VPB có FE Credit mà sao nó ko rục rích gì luôn

Sóng cách đây 3-4 năm, lúc Sumimoto mua Fe từ VPB, big deal tỉ $ lúc bấy giờ. Chịu khó tìm hiểu.

Nào lên 20 thì tin

Có thể tôi bắt đầu quan tâm đến evf.
1, sản phẩm cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân là gì?
2, cho vay doanh nghiệp có lẽ vẫn hoạt động tốt, nhất là các doanh nghiệp thuộc evn
3, thu hút khách hàng gửi tiền là doanh nghiệp thuộc evn
4, chưa nghĩ ra…

1 Likes

ơ

wơn tum

1 Likes

tình hình

Bỏ room td thì các cty bđs hưởng lợi chứ, các cty bđs vốn vừa và nhỏ,

Em nghĩ tổ chức tín dụng cũng hưởng lợi chung chứ bác nhỉ

đó là đương nhiên… những bank chi phí thấp nhất sẽ hưởng lợi lớn nhất vd: ACB, VIB…

1 Likes

tcb thì sao

TCB cũng vậy nha bác

1 Likes

lên 20 mới tin thì bỏ lỡ tàu rồi bác ạ kkk

Liệu xóa bỏ Room tín dụng có thật sự có lợi ko nhỉ