Xu hướng 6 tháng cuối năm

SỰ TÍCH LŨY CẦN THỜI GIAN ĐỂ TẠO SỰ CHẮC CHẮN TRỞ LẠI

Bài viết được viết sau ngày 18/8/2023, cú chỉnh lớn đầu tiên của thị trường trong năm 2023.

Tại sao Hòa lại phải viết bài này ? Phần nhiều sẽ nghiêng về hướng giúp mọi người có cái nhìn khách quan nhất vào đoạn này, thứ mà ở đoạn này đang bị che mờ bởi sự háo thắng của phần nhiều các bên đã và đang lời nhiều hoặc thắng trên miệng theo dạng hô hào.

Với kinh nghiệm hơn 6 năm với thị trường này, giai đoạn nguy hiểm nhất luôn là thời điểm mà sự háo thắng bao phủ những người đã và đang thắng khiến tư duy họ mất đi lý trí và kiến thức trong lời nói (thứ mình cũng từng trải qua). Kèm với đó là hàng loạt sự hô hào “Thị trường này sao mà giảm được” của những thành phần cũng nóng lòng lao vào đánh bạc sau 1 đoạn bỏ lỡ đà tăng và giờ tiếc nuối.

A. Xu hướng bị phá vỡ và nền giá bị vi phạm:

Chúng ta đã bắt đầu đà tăng đầu tiên của năm 2023 từ giữa tháng 4/2023, đồng thời điểm bắt đầu kết quả kinh doanh của Quý 1/2023 được công bố. Tính tới thời điểm hiện tại, thứ vào giữa tháng 8, chúng ta đã trải qua gần 4-5 tháng đà tăng. Đây là đoạn chúng ta sẽ cần bắt đầu đánh giá và cân nhắc lại các quyết định sau phiên giao dịch biến động hôm Thứ 6 18/8/2023 vừa rồi.

Giai đoạn này khác gì với đoạn tháng 4, tháng 5 ?

1. Dòng tiền:

  • Trước tiên, dòng tiền ở đoạn này, chúng ta đang tốt hơn rất nhiều. Dòng tiền có thể hiểu cả về margin khi chúng ta vay để mua cổ phiếu, lẫn từ tiền thật. Đây là đoạn tiền đã rất dồi dào. Tuy nhiên, để có 1 đà tăng tốt nhất và vị thế mua cổ phiếu tốt nhất, đa phần phải mua ở tuần đầu tiên khi tăng giá bùng nổ, hoặc mua gom trong vùng tích lũy thanh khoản thấp.

  • Tại sao lại nên mua theo 2 hướng như vậy ? Đơn giản vì đó là vùng thanh khoản thấp đa phần là vùng an toàn để NĐT lớn tích lũy được lượng hàng tốt nhất. Với cách mua trong nền giá, chúng ta cũng đang làm động thái như họ. Việc mua trong nền giá tích lũy vol thấp an toàn vì ở đó chẳng có NĐT nhỏ lẻ là mấy và cũng chẳng ai hô hào, chẳng có margin căng thẳng quanh vùng đó. Nói đơn giản là chẳng ai quan tâm. Đó là điều kiện lý tưởng để việc mua gom không bị nhiễu và không có hiện tượng FOMO. Còn mua ở dạng 2, tuần bùng nổ đầu tiên, thì tư duy được hiểu theo hướng cược. Khi tới thời điểm câu chuyện bắt đầu xuất hiện ở cổ phiếu, dòng tiền sẽ bắt đầu tìm tới và đẩy giá cổ phiếu lên. Đặt cược ở tuần đầu tăng giá sẽ giúp chúng ta đón nhận đà tăng sớm nhất và giá sẽ gần vùng nền giá nhất. Nếu có sai, chi phí bỏ ra sẽ rất thấp vì nó có giảm cũng về cái vùng chẳng ai quan tâm.

  • Điều này đúng gần như cho hầu hết các cổ phiếu, từ đầu cơ lẫn đầu tư. Suy cho cùng, mọi thứ đều phải bắt đầu như nhau. Ngay cả giai đoạn này, nếu mn check lại các cp tăng gần nhất cũng đa phần thỏa cái góc nhìn này. Biển lặng trước khi có sóng lớn.

  • Tuy nhiên đoạn này chúng ta lại không có 1 đoạn tích lũy chặt chẽ như vậy ở nhiều cổ phiếu. Dòng tiền vẫn vào cổ phiếu đẩy cổ phiếu liên tục. Việc cổ phiếu tăng do dòng tiền đẩy vẫn ổn nhưng hầu như sẽ chẳng có sự chắc chắn. Phiên thứ 6 là hệ quả của quá trình kém khả quan như vậy.

  • Khác với giai đoạn trước, dòng tiền vào lớn đoạn này mang khí thế của các con bạc, hoặc những người đứng ngoài quá lâu chịu không được lao vào mua luôn sợ mất cơ hội tới, margin dồn dập. Một điều chắc chắn sẽ chẳng ai gom cổ phiếu khi tâm lý phần đông lại như vậy. Như vậy ngoài mặc thanh khoản tăng kéo cổ phiếu lên, điều đó cũng đồng nghĩa có bên bán rất lớn mỗi ngày.


Một giai đoạn tích lũy đẹp, lâu trước khi tăng. Thanh khoản quanh đâu đó 7-8k tỷ, không margin bao phủ, cổ phiếu trên TT bị thờ ơ trong khoảng 4-5 tháng hơn

image
Giai đoạn dừng gián đoạn và lơ lừng, thanh khoản vẫn rất cao, margin căng

2. Câu chuyện FA

Câu chuyện hiện tại có lẽ là thứ bổ trợ sáng nhất cho thị trường khi đa phần chúng ta đang ở đáy kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp sau đợt báo cáo quý 2/2023. Khác với đoạn tăng trước đó, khi KQKD vẫn chưa cực xấu (mặc dù có vài DN tạo đáy xong ở KQKD như HPG), đợt này đa phần đều ở đáy KQKD. Một số những doanh nghiệp đá có dấu hiệu ngóc lên trước như nhóm chứng khoán với dư nợ margin tăng, giao dịch trên thị trường tăng cũng như các khoản lỗ do danh mục tự doanh hồi trở lại để hoàn nhập lại dự phòng,…

Tuy nhiên, đây sẽ là đoạn phân hóa cực lớn, theo cá nhân mình đánh giá. Bởi vì giá cổ phiếu đã tăng được 1 nhịp lớn và phần nhiều là dựa trên kỳ vọng có thể hồi phục KQKD, thứ mà không phải doanh nghiệp nào cũng sẽ làm được nên câu chuyện đoạn sau sẽ cần rất nhiều sự tinh tế trong việc chọn cổ phiếu.

Thực ra câu chuyện tăng phân hóa đã có diễn ra được 1 đoạn vào thời điểm lúc mới tăng vào tháng 4/2023, khi không phải cổ phiếu nào cũng hút tiền mà chỉ những DN tăng trưởng ấn tượng đợt đấy mới tăng mạnh như BMP, DHG,… Cá nhân mình thấy, tình huống phân hóa đó có lẽ đã tiếp diễn nếu không có bất cứ sự thay đổi chính sách vĩ mô (giảm lãi suất điều hành,…). Việc thay đổi lãi suất và chính sách vĩ mô trong nước, vĩ mô thế giới tạm thời bớt căng thẳng đã giúp một phần các DN chưa tăng giá, khi KQKD chưa có tiến triển gì, xong do nguồn tiền bắt đầu tăng nên giá trở nên hấp dẫn và tăng chung.

Nếu nhìn lại bối cảnh, nhiều DN vẫn bị khó khăn tài chính, nợ vẫn ngập đầu và vẫn có khả năng bị dí bởi người cho vay. Trong bối cảnh thị trường bắt đầu tiền vô và mình không xoay được vốn, đây là 1 cơ hội không thể nào tốt hơn để đi phát hành cổ phiếu và thu được tiền giải quyết vấn đề tài chính và các vấn đề khác. Trong bối cảnh thị trường uptrend, phát hành với mình là điều ổn, giúp mình mua cổ phiếu giá rẻ hơn giá thị trường để tăng tỷ trọng cp, trong bối cảnh upside vẫn còn lớn. Tuy nhiên, việc phát hành cp đợt này lại không mang sự hấp dẫn đó vì upside cho đoạn sau khi phát hành thì không rõ ràng do nhiều DN phát hành kinh doanh vẫn rất mơ hồ, tiêu biểu là vài DN BĐS dân cư. Thậm chí có khi sự ảm đạm trong kinh doanh có thể kéo dài theo 1-2 năm và hơn thế, do đó là lĩnh vực không dễ để bán hàng.

Đây sẽ là đoạn các cổ phiếu sẽ chạy tốt nếu FA có khả năng bứt phá sớm và nhanh nhất, vì nền thấp làm điểm tựa tăng trưởng cùng kỳ và đáy KQKD. Nhưng mình sẽ nghiêng về phân hóa hơn là tăng đồng loạt

B. Sự chuẩn bị

Cá nhân mình đánh giá, nhịp chỉnh có thể không kéo dài như mọi người nghĩ, và có khi mất cũng không bao nhiêu điểm số, đơn giản vì vĩ mô chúng ta đang ủng hộ. Tuy nhiên, mua bán cổ phiếu phải cận thận.

Để có được một cổ phiếu xác suất tăng cao nhất, nên có 1 sự tích lũy thật chặt chẽ với nền giá theo mình là từ 3 tuần trở lên, giá biến động ít và thanh khoản bóp nghẹt lại. Mọi người đừng ngạc nhiên nếu có cổ phiếu tăng trước (thứ mình cũng đang đi tìm) vì nó đã tích lũy trước Thị trường. Trong bối cảnh các cp khác đang mất cân bằng và có cp rơi nhiều thì việc các cp tích lũy trước đi lên là chuyện bình thường. Song điều này cũng đồng nghĩa sẽ có nhiều bulltrap.

Vì vậy, hãy kèm theo 1 vài tiêu chí FA mà mn nắm được, thứ giúp DN có dư địa hồi phục mạnh hoặc sáng nước trong KQKD tới trong thời gian tới.

Cá nhân mình vẫn chưa thấy DN nào khác có dư địa nắm vị thế hơn 3 quý. Điều này cũng hợp lý vì thường các DN chất lượng nhất về mặt KQKD sẽ xuất hiện phần nhiều trong 1 uptrend rõ ràng. Vì vậy, đừng kỳ vọng quá nhiều khi mua và cầm quá lâu với 1 tỷ trọng lơn ở bất cứ cp nào. Chưa phải lúc.

10 Likes

Hừm. 1 tym cho Hòa

1 Likes

oki bác nha :mechanical_arm: :mechanical_arm:

Cứ đầu tư công ( ưu tiên nhóm Đá) + Chứng khoán mà dã thôi các bác

‘Để dòng vốn từ thượng nguồn chảy được đến hạ nguồn, đầu tư công phải là trụ cột’

16:06 | 24/08/2023[Chia sẻ](javascript::wink:

Để dòng vốn “chảy” từ thượng nguồn đến hạ nguồn là các doanh nghiệp cần tháo các nút chặn về giải ngân đầu tư công cũng như tăng khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp bởi chỉ hạ lãi suất là chưa đủ.

ADVERTISEMENT

Trong bối cảnh doanh nghiệp và người dân gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế lại rơi vào tình trạng ứ đọng tiền. Dù Chính phủ đã nỗ lực để để dòng vốn từ “thượng nguồn” chảy được đến “hạ nguồn” là các doanh nghiệp và người dân nhưng dòng tiền vẫn bị những nút chặn nên khó có thể lưu thông.

Bàn về giải pháp để tháo những “nút chặn” tạiToạ đàm: Khơi thông dòng vốn cho nền kinh tế do VTV tổ chức tối 23/8, ông Phạm Văn Thịnh, Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, cả NHNN và Chính phủ đều đang nỗ lực để dòng vốn “chảy” từ thượng nguồn đến hạ nguồn, song muốn dòng chảy được thông suốt đầu tiên cần đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, đây là một trụ cột cho tăng trưởng.

Giải ngân vốn đầu tư công phải là trụ cột

Ông Phạm Văn Thịnh, Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội. (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội).

Theo thống kê, cứ một đồng vốn đầu tư công sẽ kéo theo 1,62 đồng vốn đầu tư của các khu vực ngoài nhà nước, tăng được 1% tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công sẽ kéo GDP tăng 0,06 điểm %. Đây là những con số cho thấy tầm quan trọng của dòng vốn này, nhất là trong bối cảnh các nguồn vốn khác đều bị “tắc” như giai đoạn hiện nay.

Mặc dù, giải ngân vốn đầu tư công năm nay đã hơn hẳn các năm trước về giá trị và tốc độ giải ngân song vẫn còn khoảng 500.000 tỷ đồng vốn đầu tư công cần được giải ngân, đây là một động lực quan trọng là sức mạnh nội tại của nền kinh tế.

Giải ngân vốn đầu tư công vẫn là bài toán khó giải của Chính phủ, ngày 18/8, Thủ tướng đã có công điện về việc giải ngân vốn đầu tư công trong đó có nêu rõ năm nay sẽ đánh giá trách nhiệm người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương, trên cơ sở kết quả giải ngân vốn đầu tư công.

Vì vậy, để giải ngân được vốn đầu tư công cần siết chặt trách nhiệm của người đứng đầu và thứ hai là cần đi vào tháo gỡ khó khăn của từng vấn đề cụ thể, đây là trách nhiệm của từng bộ, ngành, địa phương.

“Các chủ đầu tư và các cấp cần phải có cơ chế để gặp gỡ và nghe doanh nghiệp đóng góp, kiến nghị một cách trực tiếp. Chỉ khi nào người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương ý thức được nếu con đường làm xong sớm lên một ngày, doanh nghiệp rút ngắn được thời gian vận chuyển thì sẽ mang lại bao nhiêu lợi ích cho nền kinh tế”, ông Thịnh nói.

Đối với những cán bộ công chức sách nhiễu, gây cản trở đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công cũng sẽ bị thay thế. Đây là áp lực để buộc các cán bộ công chức chung tay cùng doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cho hay.

Ở góc độ doanh nghiệp, ôngTrần Việt Anh, Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP HCM cho hay, các doanh nghiệp đang trông chờ rất nhiều vào hàng trăm nghìn tỷ vốn đầu tư công này. Việc giải ngân vốn đầu tư công mang đến tác động không chỉ riêng ngành xây dựng - một ngành gần như dừng lại do bất động sản đóng băng mà là hệ thống cơ sở hạ tầng cho rất nhiều lĩnh vực khác.

Đơn cử như với doanh nghiệp xuất khẩu, hiện chi phí logistics của Việt Nam rất lớn. “Có rất nhiều tuyến đường vận chuyển hàng hoá còn khó khăn dẫn đến nhiều khi thời gian vận chuyển ra cảng bằng thời gian hàng hoá đi Nhật Bản. Các doanh nghiệp rất mong muốn những dự án này được đầu tư”, ông Việt Anh nói.

DN mong muốn lãi suất quay lại như thời 2020

Toạ đàm: Khơi thông dòng vốn cho nền kinh tế. (Ảnh chụp màn hình).

Với nguồn vốn tín dụng, bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ tín dụng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, từ đầu năm đến nay, NHNN đã 4 lần hạ lãi suất và liên tiếp yêu cầu các tổ chức tín dụng hạ lãi suất để các doanh nghiệp tiếp cận tín dụng dễ dàng hơn. Ngày 14/8, NHNN cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay với cả khoản vay mới và khoản vay còn hiện hữu với mức giảm tối thiểu từ 1,5-2%.

NHNN cũng có các chỉ đạo để tăng khả năng cho vay không cần tài sản đảm bảo của doanh nghiệp, tuy nhiên để có đánh giá tín nhiệm thì thông tin cung cấp cho tổ chức tín dụng phải minh bạch, đầy đủ nhất là thông tin tài chính dòng tiền đầu vào, đầu ra.

Bà cũng đánh giá hiện tỷ lệ vốn tín dụng/GDP của Việt Nam đang ở ngưỡng khá cao so với khuyến nghị của các tổ chức quốc tế. Vì vậy, cần thu hút dòng vốn FDI để một mặt vừa đóng góp cho tăng trưởng và phát triển kinh tế, một mặt cũng làm giảm áp lực lên nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Đánh giá lãi suất cho vay đã giảm khá nhiều, giảm khoảng 3% so với năm 2022, tuy nhiên ông Việt Anh cho rằng, lãi suất đã hạ nhưng chưa thể thấp như giai đoạn 2020 trong khi từ sau dịch COVID-19 thị trường của doanh nghiệp co hẹp đáng kể.

Giá thành sản phẩm không những không tăng mà thậm chí còn giảm đồng nghĩa với việc biên lợi nhuận thu hẹp, không đủ trả lãi tín dụng. “Doanh nghiệp mong muốn quay về mức lãi suất như thời kỳ năm 2020 bởi hiện nay chi phí lãi suất vẫn cao hơn cao hơn 2020 trong khi dòng tiền về và thị trường lại thấp hơn 2020”, ông Việt Anh bày tỏ.

Dù vậy, theo ông các doanh nghiệp cũng phải tự cân đối lại mình, kiểm tra, lên kế hoạch cho chính mình để vạch ra kế hoạch cho 4 tháng cuối năm và cho cả năm 2024 để có thể phục hồi và phát triển.

Cái doanh nghiệp mong muốn nhất là từ nay đến cuối năm là không phát sinh bất kỳ chi phí nào khác để không bị tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc hoàn thành những dự án hạ tầng lớn cũng là cú hích để doanh nghiệp tăng tốc vào cuối năm, đẩy mạnh việc đưa hàng hoá ra thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP HCM chia sẻ.