Xuất nhập khẩu- Đem tiền về cho "Nước"

, ,

Triển vọng xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam

Xuất nhập khẩu hàng hóa là một trong những động lực đóng góp cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Năm 2023, xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sụt giảm do tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại, tổng cầu giảm, lạm phát ở mức cao… Năm 2024 bối cảnh quốc tế và trong nước tiếp tục có nhiều cơ hội lẫn thách thức đặt ra đối với xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam.

Thực trạng xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2023

Kinh tế và thương mại toàn cầu phục hồi chậm, áp lực lạm phát tuy đã hạ nhiệt nhưng còn ở mức cao, các quốc gia vẫn tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, hàng tồn kho ở một số nước ở mức cao, tổng cầu thế giới sụt giảm, đặc biệt là những tháng đầu năm dẫn tới đơn hàng xuất khẩu giảm mạnh làm ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam. 6 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giảm 14,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam giảm 12,1%, nhập khẩu hàng hoá giảm 18,2%. Với sự nỗ lực từ Chính phủ, Bộ Công Thương, các bộ, ngành chức năng, các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam có sự hồi phục vào những tháng cuối năm.

Năm 2023, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 96,8 tỷ USD.

Về thị trường nhập khẩu hàng hóa năm 2023, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 111,6 tỷ USD chiếm chiếm tỷ trọng 33,80% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam.


Triển vọng xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2024

Về tin tức thế giới, Fed tiếp tục giữ nguyên lãi suất - đây cũng là mức lãi suất cao nhất trong 23 năm đưa ra tín hiệu cắt giảm 3 lần lãi suất trong năm 2024. Hiện tại tỷ giá giữa USD/VND vẫn còn tăng tuy nhiên kì vọng rằng lần giảm sắp tới FED dự kiến lần thứ 1 vào tháng 6/2024 giúp phần nào tỷ giả hạ nhiệt.

Kinh tế và thương mại toàn cầu có xu hướng phục hồi
Phát triển bền vững, tăng trưởng xanh và phát triển kinh tế tuần hoàn là xu hướng tất yếu, trở thành mục tiêu phát triển của tất cả các quốc gia trên thế giới
Xu hướng tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế và thực thi các FTA thế hệ mới, trong đó tiến trình khu vực hóa ngày càng đóng vai trò quan trọng và sẽ dần thay thế tiến trình toàn cầu hóa…
Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế khu vực và thế giới. Bối cảnh quốc tế và trong nước với nhiều cơ hội và thách thức đan xen sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam trong năm 2024.

Cùng với đó, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, hướng tới “tính xanh” của chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường xuất khẩu; Kiện toàn chuỗi sản xuất, nâng cao chất lượng nguồn cung và phát triển xuất khẩu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, uy tín và thương hiệu; Tích cực tìm hiểu và cập nhật thông tin về thị trường xuất khẩu…

Khuyến Nghị Cổ phiếu

1. Ngành Thủy Sản

IDI – CTCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN ĐA QUỐC GIA I.D.I
Luận điểm đầu tư

  • Doanh nghiệp chuẩn bị tăng công suất nhà máy, chuẩn bị nguôn liệu và vùng chăn nuôi để chuẩn bị cho xuất khẩu sang Mỹ khi POR19 giảm thuế 94% cho IDI.
  • Nhu cầu tiêu thụ thực tăng cao, đặc biệt là vào nửa cuối năm các thời điểm lễ hội xảy ra.
  • Nguồn cung thắt chặt từ cá Minh Thái Nga khiến cá tra Việt Nam có cơ hội cạnh tranh lớn hơn tại các thị trường nước ngoài.

Rủi ro: Thị trường ưa chuộng các loại cá thay thế đến từ Thái Lan, Nga… hơn thay vì cá tra Việt Nam. Doanh nghiệp không xuất khẩu được sang Mỹ như kỳ vọng và bị các chi phí lãi vay bào mòn lợi nhuận.

Ngành Dệt May

TNG - CTCP ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI TNG
Luận điểm đầu tư

TNG sẽ ghi nhận lợi nhuận hồi phục mạnh +45% yoy nhờ

  • Đơn hàng xuất khẩu +14% yoy, trong đó đơn giá hồi phục +3% yoy
  • Giảm áp lực tồn kho, thị trường bán lẻ quần áo Mỹ hồi phục
  • TNG đáp ứng các yếu tố ESG giúp thu hút đơn hàng từ khách hàng mới và cũ
  • TNG +15% công suất trong 2024 để phục vụ lượng đơn tăng thêm.

Rủi ro: Nhu cầu/tồn kho tại thị trường Mỹ hồi phục/giảm chậm hơn kỳ vọng. Tăng chi phí nhân công do tăng mức lương tối thiểu.

Ngành Đường

QNS – ĐƯỜNG QUẢNG NGÃI

Luận điểm đầu tư:

Tiềm năng tăng giá bao gồm

  • Giá đường nội địa cao hơn dự kiến
  • Nhu cầu tiêu thụ sữa đậu nành cao hơn dự kiến

Rủi ro giảm giá bao gồm: Nhu cầu tiêu thụ sữa đậu nành thấp hơn dự kiến, giá đường trong nước thấp hơn dự kiến và giá đậu nành toàn cầu cao hơn dự kiến.

3 Likes

Cổ phiếu QNS


Tiếp tục nắm QNS chart đẹp quá

1 Likes