Xuất Nhập Khẩu và Sản Xuất Công Nghiệp Điểm Sáng Trong Năm 2025
1. Xuất nhập khẩu trở lại tăng trưởng mạnh trong 2024
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu: 786,3 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
-
Xuất khẩu: 405,5 tỷ USD, tăng 4,3% YoY.
-
Nhập khẩu: 380,8 tỷ USD, tăng 16,7% YoY.
-
Xuất siêu: 24,8 tỷ USD, giảm 13,2% YoY.
Những yếu tố thúc đẩy tăng trưởng: RCEP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực) và CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) đóng vai trò quan trọng, mở rộng cơ hội tiếp cận các thị trường lớn. Tăng trưởng xuất khẩu mạnh sang Nhật Bản qua ngành dệt may, chê biến chế tại là trụ cột trong hoạt động xuất khẩu, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện nhu cầu cao từ các thị trường như Singapore.
Tăng trưởng xuất khẩu cho thấy các doanh nghiệp đã tận dụng tốt các hiệp định thương mại. Xuất siêu dù giảm nhẹ nhưng vẫn duy trì ở mức cao, góp phần cân bằng cán cân thương mại và ổn định tỷ giá. Các nhóm ngành xuất khẩu chủ lực hồi phục mạnh mẽ phản ánh sự hồi phục kinh tế hậu đại dịch và khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Tuy nhiên cũng sẽ có thách thức yêu cầu cao hơn từ các thị trường lớn về tiêu chuẩn môi trường, xã hội, và quản trị (ESG). Rủi ro địa chính trị, sự cạnh tranh từ các quốc gia trong khu vực.
2. Sản xuất Công nghiệp tăng trưởng ổn định trong năm 2024
Sản xuất công nghiệp khởi sắc sau 03 năm khó khăn nhờ nhu cầu xuất khẩu và nội địa cải thiện, thể hiện qua chỉ số IIP tăng trưởng đều trong cả năm 2024 so với cùng kỳ và chỉ số PMI đạt trên 50 trong 09/12 tháng cả năm (thể hiện sản xuất mở rộng so với tháng trước).
Động lực phát triển:
-
Sự chuyển dịch chuỗi cung ứng: Xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng của các tập đoàn lớn (Apple, Samsung) mang lại cơ hội lớn cho Việt Nam. Lợi thế chi phí sản xuất thấp, nguồn nhân lực trẻ và chính sách khuyến khích FDI.
-
Đầu tư công nghệ cao: Tăng cường sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng cao (chip bán dẫn, linh kiện điện tử). Đẩy mạnh sản xuất thông minh, tự động hóa, giảm phụ thuộc vào lao động thủ công.
-
Chính sách hỗ trợ: Chính phủ cam kết đẩy mạnh cải cách hành chính, hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ trong chuyển đổi số.
Thách thức:
-
Công nghệ và năng suất lao động: Việt Nam vẫn cần cải thiện công nghệ sản xuất và nâng cao kỹ năng lao động.
-
Cạnh tranh trong khu vực: Sự phát triển nhanh chóng của các đối thủ như Ấn Độ, Indonesia đặt ra áp lực cạnh tranh lớn.