5 BƯỚC QUY TRÌNH PHÂN TÍCH TT VÀ CỔ PHIẾU. Và vấn đề NĂNG LỰC hay MAY MẮN?

, , , , , , , , ,

Hôm nay mình có nghe kể một câu chuyện thế này: “1 bác chơi NAV độ 15 16 tỷ, lúc tháng 3 mạnh dạn lắm, tk xanh 9 chữ số. Sau đó 2 tháng thì như các chiến sĩ cách mạng, ko nói gì nữa dù địch dùng nhục hình”

Nghe thì hơi 'trần trụi" thế nhưng nó chính là 1 tình trạng xảy ra khi bước chân vào đầu tư mà ở trạng thái không hiểu về thị trường. Nước lên thuyền lên, trong 1 xu hướng đi lên, mọi phân tích thuộc các kiểu phân tích khác nhau gần như đều đúng. Mọi người ồ ạt nhảy vào thị trường mà phần lớn là các nđt F0 háo hức, nghe nói ông A kiếm được X % tôi cũng phải kiếm được X2 tài khoản. Chúng ta hùng hổ nhảy vào và kiếm kiếm kiếm, ngỡ rằng mùa xuân tươi đẹp sau đó thì những điều kiếm được không nhờ năng lực thì nhanh chóng bay biến mất. Đến nhanh mà đi cũng nhanh.

Vậy SỐ LÃI KIẾM ĐƯỢC LÀ DO NĂNG LỰC hay MAY MẮN?

Có 1 triết lý là: Tiền bạc nắm giữ nên phải tương xứng với trí tuệ bản thân. Trí tuệ ở mức 10 mà tài sản ở mức 1 thì kiểu gì tài sản cũng tăng lên mức 10. Trí tuệ ở mức 10 mà bằng một cách nào đó tài sản tăng quá nhanh ở mức 20 mà trí tuệ không đuổi kịp, tu dưỡng không đủ thì tài sản sẽ trở về mức 0 hoặc thậm chí là âm.

Thành quả có được trên thị trường cũng sẽ tương xứng với năng lực bỏ vào nó. Thay vì đánh bằng cảm xúc (hoặc vào lệnh xong khấn) thì theo mình nên nghiêm túc trả lời rõ ràng các câu hỏi:

Thị trường và cổ phiếu lên trong bao lâu? Quy luật theo lặp lại như thế nào? Cách chuyển động theo thời gian của thị trường trên các khung biểu đồ ra sao? Đánh dài, trung, ngắn hạn thì kéo dài bao lâu, và xác định vùng biên độ điển hình cho cả 2 chiều lên- xuống.

Đây là quy trình phân tích mà mình áp dụng:

  • Bước 1: Xác định xu hướng (qua các khung)

  • Bước 2: Xác định biên độ (hỗ trợ kháng cự)

  • Bước 3: Vẽ kênh xu hướng + Sóng (nhịp)

  • Bước 4: Sử dụng Công thức giao dịch

  • Bước 5: Lên chiến thuật giao dịch


DieuNgocJennie - Sóng Ngọc Official

(Ảnh sưu tâm)

2 Likes