700k tỷ VND (30,4 tỷ USD) ĐTC năm 2023 sẽ ngấm vào đâu? Mời ae chứng sĩ cùng giải bài toán giàu sang!

Drh giá 4 con số không ntc thứ 2

2 Likes

Quay về ts lớn nhất hết

1 Likes

Thủ tướng vừa về quy Nhơn để đốc thúc triển khai nâng cấp sân bay phù cát thành sân bay quốc tế và xây nhiều đường Khánh thành cầu ở bình định. Đất ở bình định của BCG lại sắp lên giá rồi

1 Likes

khắp nơi ai cũng chê bđs???
được lắm, các chú cứ chê mạnh vào, qua thích lắm kkkk!!!

Ngân hàng Nhà nước sẽ họp khẩn về tín dụng bất động sản

05-02-2023 - 14:03|Kinh tế

(NLĐO) – Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức cuộc họp với một số tổ chức tín dụng để nghe báo cáo về tình hình cho vay bất động sản.

Theo nguồn tin của Báo Người Lao Động, dự kiến ngày 6-2, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức cuộc họp nghe báo cáo về tình hình vốn cho thị trường bất động sản. Cuộc họp có sự tham dự của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, lãnh đạo các Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Vụ Chính sách tiền tệ, Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng và Tổng giám đốc các tổ chức tín dụng….

Cuộc họp nhằm ghi nhận ý kiến của các đơn vị liên quan để Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị cho Hội nghị trực tuyến về công tác tổ chức tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản.
Ngân hàng Nhà nước sẽ họp khẩn về tín dụng bất động sản - Ảnh 1.

Cảnh đìu hiu ở một khu dân cư tại TP Thủ Đức, trước đây, thời điểm sôi động của thị trường bất động sản, nhân viên môi giới tấp nập 2 bên đường giới thiệu, rao bán đất nền cho khách.

Trước đó, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ với các địa phương tháng 1-2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan phải xác định khó khăn của thị trường bất động sản là nút thắt cần sớm giải quyết để tháo gỡ khó khăn cho nhiều lĩnh vực khác, như trái phiếu doanh nghiệp.

Thủ tướng “chốt” trong tháng 2 phải tổ chức cuộc họp về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản; khẩn trương hoàn thiện, ban hành nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 65 về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ…
Như Báo Người Lao Động đã phản ánh, trong bối cảnh thị trường bất động sản gặp khó khăn, doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng, khó phát hành trái phiếu và huy động vốn từ khách hàng dẫn đến nhiều doanh nghiệp thiếu vốn, phải giãn tiến độ hoặc tạm dừng triển khai thực hiện dự án.

Thống kê chưa đầy đủ từ báo cáo tài chính năm của các công ty bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán, tính đến cuối năm 2022, giá trị hàng tồn kho là quỹ đất và các dự án xây dựng dở dang lên tới hàng trăm ngàn tỉ đồng, tăng rất mạnh so với trước đó. Điều này có nghĩa số vốn rất lớn đang nằm trong đất nhưng doanh nghiệp lại không xoay được tiền để triển khai tiếp.
Vào lúc 14 giờ ngày 6-2, Báo Người Lao Động sẽ tổ chức tọa đàm với chủ đề “Nghị quyết 01 - đột phá hỗ trợ doanh nghiệp”. Tọa đàm được tổ chức nhằm lắng nghe các chuyên gia kinh tế, lãnh đạo bộ ngành, hiệp hội, doanh nghiệp trao đổi, kiến nghị, hiến kế về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh năm 2023, sớm khơi thông dòng vốn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Năm 2023 là năm bản lề của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025. Nền kinh tế cần nhiều hơn nữa những giải pháp hỗ trợ để hóa giải khó khăn, thách thức và hồi phục, tăng trưởng mạnh mẽ trong bối cảnh vẫn có nhiều ý kiến phản ánh khó khăn về vốn, cần thêm nhiều các chính sách hỗ trợ của nhà nước, cải thiện môi trường kinh doanh…

Tọa đàm của Báo Người Lao Động sẽ được tổ chức với hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Thái Phương. Ảnh: Lam Giang

1 Likes

Sang hàn nhật tây chê thoải mái

1 Likes

Đề xuất cho phép chuyển nhượng dự án khi chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính

Nguyễn LêNhà báo
Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh kiến nghị cho phép chủ đầu tư chuyển nhượng dự án khi chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính và bên nhận chuyển nhượng sẽ chịu trách nhiệm thực hiện tiếp.

Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp góp ý một số quy định của dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).

Trong đó, đáng chú ý, HoREA kiến nghị cho phép chủ đầu tư chuyển nhượng dự án khi chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho hay, Luật Kinh doanh bất động sản cần sửa đổi, bổ sung quy định trường hợp chủ đầu tư chuyển nhượng dự án, một phần dự án bất động sản mà chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thuế, phí, lệ phí liên quan thì bên nhận chuyển nhượng chịu trách nhiệm thực hiện.

Đề xuất cho phép chủ đầu tư chuyển nhượng dự án khi chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính và bên nhận chuyển nhượng sẽ chịu trách nhiệm thực hiện tiếp. (Ảnh: Hoàng Hà)

HoREA cho rằng, trường hợp dự án đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì chủ đầu tư chuyển nhượng đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước. Trường hợp dự án chỉ có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì có 2 trường hợp xảy ra, đó là chủ đầu tư chuyển nhượng đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước nên chưa được cấp.

Trong khi đó, theo HoREA, Luật Đầu tư 2020 đã quy định về “điều chỉnh dự án đầu tư”, cho phép “nhà đầu tư có quyền điều chỉnh mục tiêu… sáp nhập các dự án hoặc chia tách một thành nhiều dự án…”, kể cả trường hợp nhà đầu tư sau khi nhận chuyển nhượng dự án, một phần dự án có nhu cầu điều chỉnh, dẫn đến phát sinh nghĩa vụ tài chính bổ sung đối với Nhà nước.

Do vậy, HoREA cho rằng, việc chuyển nhượng dự án, một phần dự án là hoạt động kinh doanh bình thường thuộc quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đã được quy định tại Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2014, 2020.

“Có ý kiến cho rằng nếu cho phép chuyển nhượng dự án “thông thoáng” thì một dự án có thể chuyển nhượng nhiều lần, dẫn đến “đội giá” nhà ở, hoặc doanh nghiệp lợi dụng xí phần dự án rồi chuyển nhượng kiếm chênh lệch giá, thu lợi bất chính. Song, chúng tôi nhận thấy không đáng quan ngại vì trong nền kinh tế thị trường, giá cả do các quy luật thị trường quyết định, không phải do ý chí chủ quan của doanh nghiệp và Nhà nước có nhiều công cụ để kiểm soát, quản lý thị trường bất động sản.

Hơn nữa, khi chuyển nhượng dự án, một phần dự án, doanh nghiệp phải nộp thuế, khắc phục tình trạng chuyển nhượng chui, nấp bóng dưới hình thức chuyển nhượng cổ phần, thay đổi cổ đông, chuyển nhượng doanh nghiệp, thực chất là chuyển nhượng dự án có thể làm thất thu, thất thoát nguồn thu ngân sách Nhà nước và làm giảm tính minh bạch của thị trường bất động sản”, ông Châu cho hay.

Ngoài ra, theo HoREA, pháp luật về đất đai quy định chủ đầu tư dự án chỉ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước. Nghĩa vụ tài chính này chỉ thực hiện một lần. Bên nhận chuyển nhượng dự án thường là các tổ chức kinh tế có năng lực tài chính nên hoàn toàn có thể bổ sung quy định bên nhận chuyển nhượng có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ này và không có nguy cơ làm thất thu, thất thoát nguồn thu ngân sách Nhà nước.

1 Likes

Cầu BĐS trong dân ta còn nhiều lắm nha!

Khi “Vua cà phê” Đặng Lê Nguyên Vũ làm bất động sản: Không chỉ bán thứ khách hàng CẦN mà còn bán thứ mình MUỐN
Có giá đắt hơn so với các bất động sản ở cùng khu vực, nhưng chỉ trong 80 phút mở bán lần đầu tiên, 99% sản phẩm “nhà” của Trung Nguyên Legend đã giao dịch thành công.

Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ

Thành phố cà phê - Dự án bất động sản đắt đỏ bậc nhất Đăk Lăk?

Theo thông tin mua bán bất động sản ở Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk, một căn shophouse có diện tích 125m2 (4 lầu) ở Thành phố cà phê Trung Nguyên của ông Đặng Lê Nguyên Vũ đang được rao bán với giá từ 8,5 - 9 tỷ đồng, tương đương 68 - 72 triệu đồng/m2.

Đó là với những căn có mặt tiền hướng đường nội bộ 8m, nếu đường rộng (30m) và trung tâm hơn, giá sẽ lên tới 14,5 tỷ đồng cho 110m2 (4 lầu), tương đương với giá 132 triệu đồng/m2.

Nguồn: Batdongsan.com

Trong khi đó, ở cách đó chưa đầy 1 km, trên mặt chính đường Nguyễn Khuyến - tuyến phố gần thành phố cà phê Trung Nguyên, mặt bằng kinh doanh góc 2 mặt tiền mới chỉ đang được rao bán với giá 53,33 triệu đồng/m2 với độ lớn về diện tích, kích thước tương tự. Thậm chí, nếu xét về lợi thế kinh doanh sẽ có phần nhỉnh hơn vì đây là mặt phố đường giao thông.

Nguồn: Batdongsan.com

Một so sánh khác là dự án Eco City Premia của Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Đô thị Đắk Lắk, thông tin trên trang nhadat.cafeland cho thấy một biệt thự 4 mặt thoáng, thiết kế hiện đại với hơn 100 tiện ích nội khu đang được rao bán với giá 10,7 tỷ đồng cho 250m2/sàn, tương đương 42,8 triệu đồng/m2.

Nguồn: nhadat.cafeland.vn

Tại sao Trung Nguyên có thể bán được bất động sản với giá cao?

Tháng 1/2017, Trung Nguyên Legend đầu tư và khởi công xây dựng dự án Thành phố Cà phê (viết tắt TPCP) có quy mô 45,45 ha, tọa lạc tại đường Nguyễn Đình Chiểu, phường Tân Lợi, Buôn Ma Thuột - thủ phủ Tây Nguyên.

Dự án này có mức giá ở tầm cao trong khu vực tỉnh, vốn không dễ thanh khoản so với những thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhìn về điều kiện chung của Đăk Lăk không phải là khu vực phát triển công nghiệp như Bắc Ninh, Hải Phòng, Bình Dương,… hay phát triển mạnh du lịch như Đà Nẵng,… chưa kể quỹ đất còn dồi dào. Năm 2019, theo tổng điều tra dân số, mật độ dân số của tỉnh Đắk Lắk là 143,71 người/km2, trong khi mật độ dân số của Việt Nam là 290 người/km2.

Vậy nhưng trong kỳ mở bán dự án đầu tiên, Trung Nguyên Legend đưa ra thị trường khoảng 139 căn Tesla và Cantata và chỉ trong 80 phút đầu tiên 99% sản phẩm đã được Trung Nguyên Legend giao dịch thành công.

Bí quyết nằm ở chiến lược và cách làm marketing của Trung Nguyên. Bình thường, khách hàng khi tiếp cận với dự án bất động sản sẽ được giới thiệu những thông tin về diện tích, vị trí, lợi thế, tiềm năng sinh lời,… Một cách thống nhất, tất cả đều nhằm vào “lợi ích”.

Điều này không xuất hiện khi Trung Nguyên nói về TPCP. Họ dùng khái niệm “chữa lành” và “tỉnh thức” để xác định giá trị khu đô thị họ xây dựng. Điều thú vị là xoay quanh trục khái niệm chính này, tồn tại 2 lý thuyết bán hàng trái ngược nhau. Một là bán thứ khách hàng CẦN. Hai là bán thứ MUỐN bán.

Bán thứ khách hàng cần: Một khu đô thị chữa lành

Trung Nguyên gọi TPCP là khu đô thị chữa lành, thành phố thông minh, trên thực tế bất động sản chữa lành là một khái niệm không quá xa lạ trên thế giới nhưng còn khá mới mẻ ở Việt Nam.

Với áp lực cuộc sống hiện nay và nhiều mối quan hệ gia đình, xã hội bị trở nên lỏng lẻo, con người có xu hướng căng thẳng, nặng hơn là trầm cảm.

Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đến năm 2020, trầm cảm là căn bệnh thứ hai gây hại đến sức khỏe của con người chỉ sau tim mạch. Trong đó trầm cảm ở Việt Nam hiện nay đang có chiều hướng gia tăng đặc biệt là trong giới trẻ.

Thống kê của Viện Sức khỏe tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai cho thấy tại Việt Nam, hiện có khoảng 30% dân số có rối loạn tâm thần, trong đó tỉ lệ trầm cảm chiếm 25%. Mỗi năm, số người tự sát do trầm cảm ở nước ta từ 36.000 - 40.000 người. (Nguồn: Báo lao động)

Cộng thêm tác động vô cùng mạnh mẽ từ Covid -19 tới toàn thể nhân loại, không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất, mà còn làm trầm trọng thêm những vấn đề sức khỏe tinh thần.

Theo thông tin từ Bộ Y Tế, các chứng rối loạn tâm thần trong đại dịch Covid-19 gia tăng đáng kể như tỷ lệ mắc rối loạn trầm cảm (31,4%), rối loạn lo âu (31,9%) và rối loạn giấc ngủ (41,1%).

Thuật ngữ “chữa lành” vì vậy trở nên “hot” hơn bao giờ hết. Trong thông điệp hồi đầu năm 2021, Liên Hiệp Quốc đã gọi 2021 là “năm của sự chữa lành” (year of healing).

Theo kết quả tổng kết “Xu hướng tìm kiếm nổi bật năm 2021” trên giao diện Google, từ khóa “làm sao chữa lành” (how to heal) đã đạt mức tìm kiếm cao nhất mọi thời đại. Bên cạnh đó, các từ khóa “cách chăm sóc sức khỏe tinh thần”, “để luôn mạnh mẽ”… cũng nhận được tìm kiếm nhiều nhất.

Như vậy, “chữa lành” là một nhu cầu có thực ở Việt Nam mặc dù chưa có con số thống kê cụ thể và theo đó những dịch vụ “chữa lành” cũng ra đời ngày một nhiều hơn.

Quay lại câu chuyện Trung Nguyên, họ làm bất động sản “chữa lành” như thế nào?

Thông tin từ chủ đầu tư, mật độ xây dựng tại mỗi khu tiện ích của Thành phố Cà phê rất thấp, chỉ từ 10-25%. Do vậy, mỗi khu tiện ích trở thành một công viên sinh thái riêng giúp cư dân hòa cùng thiên nhiên ở mọi góc độ và có nhiều lựa chọn để rèn luyện, bảo vệ sức khỏe.

Được xây dựng dựa trên triết lý trường phái kiến trúc chữa lành, các loại vật liệu xây dựng ở Thành phố Cà phê cũng được lựa chọn kỹ lưỡng. Hầu hết các công trình tiện ích đều được xây dựng từ các loại vật liệu tự nhiên như: gỗ, gạch không nung… và đặc biệt là đá bazan bản địa. Hình thành từ nham thạch núi lửa hàng triệu năm trước, đá bazan có đặc tính cách âm, không thấm nước, hoàn toàn không chịu tác động của bất kỳ điều kiện thời tiết nào và làm ấm về mùa đông và mát về mùa hè.

Nguồn: thanhphocaphe

Với đặc điểm đồi núi, quy hoạch hạ tầng, các công trình kiến trúc tại đây đều được xây dựng nương theo địa hình tự nhiên, giảm tối đa các tác động tiêu cực tới môi trường. Các công trình kiến trúc, hạ tầng xây dựng tại TPCP không chỉ để bảo vệ sức khỏe con người mà có thể giúp chữa lành, đưa thiên nhiên trở về vẻ đẹp nguyên sơ vốn có từ thuở xa xưa. Khi con người và thiên nhiên được tôn trọng như nhau, một lối sống lành mạnh, chan hòa yêu thương sẽ tự nhiên được hình thành.

Bán thứ mình MUỐN: Thành phố của cộng đồng sống tỉnh thức

Vua cà phê không chỉ bán thứ khách hàng CẦN mà còn bán thứ mình MUỐN, cụ thể ở đây là Trung Nguyên định hướng về một “lối sống tỉnh thức” trong thành phố cà phê.

Nhưng lối sống tỉnh thức là gì? Có cần thiết không? Làm sao để người mua hiểu và chấp nhận, thậm chí bị thuyết phục rằng điều đó có giá trị đến mức họ sẵn sàng bỏ tiền chi cho khối tài sản này?

Cách làm của Trung Nguyên Legend đó là mời mọi người trải nghiệm, tự cảm nhận và đánh giá. Thời gian qua, có nhiều nhân vật như người mẫu, hoa hậu, giới văn nghệ sỹ, cán bộ công nhân viên của Trung Nguyên, các đối tác, đại lý kinh doanh khắp từ Nam ra Bắc,… đã tham gia vào trải nghiệm “sống tỉnh thức” ở thành phố cà phê.

Hoa hậu Tiểu Vy và Á hậu Kim Duyên trải nghiệm lối sống tỉnh thức. (Ảnh: Tạp chí du lịch TPHCM)

Trong hành trình “Sống tỉnh thức”, có 2 hoạt động chính không thể bỏ qua là tham quan bảo tàng cà phê xem trình diễn nghệ thuật liên quan đến văn hóa cà phê và hành thiền tại vườn Zen vào sáng sớm.

Với diện tích khoảng 9.000 m2, Zen Garden được coi là cánh cửa bước vào kiến trúc chữa lành, nơi gây ấn tượng với rừng trúc xanh, hồ nước, gốc đa và vô vàn những loại cây thân thuộc trong vườn nhà như kim ngân, hương thảo, mã đề, cỏ lan chi… vừa có tác dụng thanh lọc không khí vừa chống ô nhiễm.

Lối vào ZEN GARDEN

5h sáng, bầu trời Buôn Ma Thuột như một tấm thảm nhung lấp lánh kim cương vụn, đẹp không lời văn nào tả xiết. Một đoàn dài vài chục người trong trang phục quần áo trắng nối đuôi nhau tiến vào vườn Zen. Trong không gian tĩnh mịch của buổi sớm, từng bước chân di chuyển chầm chậm trên các phiến đá không bằng phẳng nằm giữa vạt rừng trúc. Đoàn người dừng lại bên chiếc thảm được ban tổ chức chuẩn bị trước, có đệm ghế, bình cà phê cùng vài hạt sachi.

Bên hồ nước, dưới sự hướng dẫn của đại diện Trung Nguyên, mọi người thực hành thiền động và thiền tĩnh một cách tập trung và hoàn toàn tĩnh lặng. Từng động tác tay, chân, cổ, cùng nhịp hít vào, thở ra giúp Thân - Tâm - Trí thả lỏng hoàn toàn.

Mindfulness (tỉnh thức) thực ra rất đơn giản. Nó là khi một người tập trung toàn bộ cảm xúc, cảm giác và suy nghĩ của mình vào một sự vật, sự việc mà không có bất kỳ phán xét gì. Luyện tập “mindfulness” thực chất là luyện tập khả năng tập trung để sống trọn vẹn với từng khoảnh khắc hiện tại, đừng bận tâm quá khứ và cũng chớ lo lắng ngày mai ra sao.

Kết thúc hành thiền, đoàn người chầm chậm di chuyển ra phía bên ngoài, thưởng thức bữa sáng “thiện lành” được Trung Nguyên chuẩn bị chu đáo. Tất nhiên, không thể thiếu cà phê.

Bữa sáng trong hành trình Sống tỉnh thức tại Thành phố cà phê Trung Nguyên.

Không rõ mỗi người sẽ cảm nhận đến đâu trong khái niệm “sống tỉnh thức”, nhưng với tôi: hít sâu những ngụm không khí trong lành, “mindfulness” trong sự chuyển dịch của vũ trụ từ đêm sang ngày, đón những ánh nắng bình minh đầu tiên và dùng bữa sáng ngon miệng dưới vòm trời xanh, giữa bốn bề cây cỏ vẫn còn nguyên sương là một trải nghiệm vô cùng dễ chịu.

(Nguồn: Trải nghiệm hành trình tỉnh thức của Chi Phạm tại Thành phố cà phê Trung Nguyên tháng 11/2022)

Cuối cùng, điều quan trọng nhất Trung Nguyên Legend đã hiện thực hóa giá trị mà dự án mang lại cho khách hàng trước khi mở bán. Hãy để ý một số mốc thời gian và con số:

  • Tháng 11/2018, công trình kiến trúc Bảo tàng Thế giới Cà phê được khai trương, mở cửa đón khách.

  • Tháng 1/2021, tiện ích vườn Zen (Zen Garden) đã hoàn thiện trong khuôn viên TPCP.

  • Ngày 28/03/2021, lễ khánh thành nhà mẫu và mở bán dự án thành phố cà phê diễn ra tại Bảo tàng Thế giới Cà phê (Buôn Ma Thuột).

Như vậy, hai tiện ích gắn nhiều nhất với giá trị cốt lõi của dự án là Thành phố cà phê và Vườn Zen được hoàn thiện và đưa vào hoạt động đầu tiên, vừa đủ trao vào tay khách hàng khi mở bán.

An Vũ

‘Phá băng’ bất động sản, cách nào?

Thị trường bất động sản chưa bao giờ rơi vào bối cảnh như hiện nay: giao dịch giảm sâu trong khi giá nhà neo cao, thị trường vừa thiếu nguồn cung nhà ở vừa “khát vốn”, doanh nghiệp bất động sản phá sản tăng mạnh.

Bất động sản “đóng băng” kéo dài có thể ảnh hưởng tới tăng trưởng chung của nền kinh tế. Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Văn Sinh - thứ trưởng Bộ Xây dựng - cho biết bộ đang triển khai hàng loạt giải pháp để gỡ vướng cho bất động sản, từng bước đưa thị trường trở lại quỹ đạo tăng trưởng lành mạnh.

**** Thưa ông, thị trường*** bất động sản thời gian qua, đặc biệt là nửa cuối năm 2022 đầy khó khăn, giao dịch trầm lắng, nguồn cung sụt giảm sâu, thanh khoản rất thấp. Chính phủ và Bộ Xây dựng có giải pháp gì để tháo gỡ?

  • Năm 2022, thị trường bất động sản có nhiều biến động phức tạp và thiếu ổn định. Nửa đầu năm 2022, thị trường đã từng bước phục hồi so với năm 2021, số lượng và giá giao dịch các loại BĐS đều tăng, thậm chí là tăng nóng, cục bộ một số khu vực, một số phân khúc.

Đến nửa cuối năm 2022, nhất là trong quý 4, thị trường bất động sản biến động nhanh và đối diện với nhiều khó khăn như: nguồn cung hạn chế ở các phân khúc, đặc biệt thiếu nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá phù hợp; lượng giao dịch giảm mạnh, giá bất động sản vẫn ở mức cao; các doanh nghiệp, nhà đầu tư khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng và huy động nguồn vốn khác cho hoạt động đầu tư, xây dựng, kinh doanh bất động sản.

Ngay khi thị trường có những dấu hiệu khó khăn, bất ổn, Thủ tướng đã chỉ đạo các bộ, ngành nắm bắt, nghiên cứu giải quyết.

Thủ tướng giao Bộ Xây dựng tổ chức các cuộc hội nghị để lắng nghe phản ánh từ các doanh nghiệp, hiệp hội. Ngày 17-11-2022, Thủ tướng thành lập Tổ công tác của Thủ tướng về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện các dự án bất động sản của địa phương, doanh nghiệp do bộ trưởng Bộ Xây dựng làm tổ trưởng.

  • Bất động sản tồn kho chỉ ở phân khúc căn hộ cao cấp, nghỉ dưỡng?

Bất động sản tồn kho chỉ ở phân khúc căn hộ cao cấp, nghỉ dưỡng?ĐỌC NGAY

Sau khi thành lập, liên tục trong 2 tuần sau đó Tổ công tác làm việc trực tiếp với 5 thành phố trực thuộc trung ương và khoảng 30 doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực bất động sản; làm việc trao đổi với các hiệp hội, chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực tài chính, bất động sản.

Trong giai đoạn thị trường tốt, nhiều doanh nghiệp thực hiện cùng lúc nhiều dự án và không cân bằng nội lực của mình cả về nguồn vốn và năng lực quản trị với hoạt động phát triển.

Do đó, khi làm việc chúng tôi cũng có đề nghị các doanh nghiệp phải rà soát lại, cơ cấu lại các sản phẩm dự án bất động sản, bán bớt các dự án chưa triển khai để tập trung vào các dự án đang triển khai, hoàn thành các dự án đó sớm từ đó sẽ giúp đủ điều kiện bảo đảm để huy động vốn, tạo dòng vốn thực hiện các dự án tiếp theo.

Qua báo cáo của Tổ công tác,Thủ tướng đã có một loạt công điện 1156/CĐ-TTg, 1163/CĐ-TTg và đặc biệt là công điện 1164/CĐ-TTg để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ và sự tích cực, khẩn trương của các bộ, ngành đã được thể hiện trong suốt quá trình triển khai thực hiện các nội dung nêu trên.

Các hoạt động, kiến nghị, giải quyết, chỉ đạo diễn ra liên tục, nhanh chóng, không có khoảng ngừng, khoảng trống thời gian. Qua đó đã từng bước tháo gỡ khó khăn trong việc triển khai các dự án bất động sản để thị trường dần ổn định.

Ông Nguyễn Văn Sinh - thứ trưởng Bộ Xây dựng

**** Một trong các khó khăn của thị trường*** bất động sản là hệ thống văn bản, pháp luật liên quan còn những bất cập, cản trở việc triển khai thực hiện dự án. Thời gian tới bộ sẽ làm gì để cải thiện tình trạng này?

  • Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện các dự án bất động sản thì một trong những giải pháp hết sức quan trọng là hoàn thiện thể chế, hệ thống pháp luật liên quan. Trong thời gian tới, Bộ Xây dựng và các bộ, ngành sẽ nghiên cứu trình Chính phủ, Quốc hội ban hành, sửa đổi các pháp luật liên quan.

Thứ nhất là rà soát, đề xuất sửa đổi đồng bộ các quy định pháp luật còn bất cập gây cản trở trong triển khai thực hiện dự án bất động sản thuộc các lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng, quy hoạch, phát triển đô thị, nhà ở, kinh doanh bất động sản.

Thứ hai là trình Chính phủ ban hành nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.

Thứ ba là trình Chính phủ ban hành nghị định hướng dẫn về quy trình, trình tự, thủ tục triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, nhà ở xã hội và khu đô thị.

Đặc biệt là tập trung nghiên cứu, sửa đổi Luật nhà ở 2014, Luật kinh doanh bất động sản 2014 đồng bộ với Luật đất đai (sửa đổi), Luật đấu thầu (sửa đổi) và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Hiện Bộ Xây dựng đã dự thảo, lấy ý kiến và hoàn thiện hai dự án về Luật nhà ở (sửa đổi) và Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi) để trình Chính phủ, Thủ tướng xem xét và trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 và thông qua tại kỳ họp thứ 6 (năm 2023) theo đúng Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội.

Ngoài ra, Bộ Xây dựng đang nghiên cứu dự thảo để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội ban hành nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách liên quan đến phát triển và quản lý nhà ở xã hội trong khi chờ sửa Luật nhà ở.

Nguồn: Bộ Xây dựng - Đồ họa: TUẤN ANH

**** Ông dự báo thế nào về thị trường*** bất động sản trong năm nay, đâu là những yếu tố thuận lợi để thị trường phát triển?

  • Mặc dù thị trường bất động sản thời gian qua cũng như hiện tại còn có những khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, trong năm 2023 và thời gian tới thị trường có những điều kiện để phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.

Thứ nhất, Việt Nam sẽ tiếp tục đà phục hồi, phát triển kinh tế chung đã đạt được của năm 2022.

Thứ hai là nhiều cơ chế, chính sách, hệ thống pháp luật đã được ban hành và tiếp tục được hoàn thiện trong thời gian tới; các bất cập trong các lĩnh vực đầu tư, đất đai, tín dụng, trái phiếu được nghiên cứu, tháo gỡ.

Thứ ba là các địa phương cũng đã tích cực triển khai thực hiện nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho thị trường và doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.

Thứ tư là việc tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030” để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội tại các địa phương.

Thứ năm là các doanh nghiệp cũng chủ động điều chỉnh hoạt động đầu tư, kinh doanh, cơ cấu lại doanh nghiệp, danh mục đầu tư để phù hợp với điều kiện cụ thể và khả năng, nguồn lực hiện có.

Với những yếu tố đó, tôi tin rằng thị trường bất động sản trong thời gian tới sẽ được cải thiện, có nhiều nguồn cung, với giá hợp lý, đáp ứng cho người dân.

**** Việc triển khai đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà cho công nhân, người thu nhập thấp trong giai đoạn 2021 - 2030 sẽ góp phần điều chỉnh cơ cấu sản phẩm trên thị trường thế nào, liệu giá nhà có giảm?***

  • Việc triển khai thực hiện đề án có tính đa mục tiêu, vừa thúc đẩy đầu tư, tăng nguồn cung vừa góp phần điều chỉnh cơ cấu sản phẩm của thị trường, do nhà ở xã hội có sự hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước sẽ bổ sung quỹ nhà có giá phù hợp để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho các đối tượng thu nhập thấp tại đô thị, công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp…

Trong đề án, Bộ Xây dựng đã đề xuất các giải pháp về quỹ đất, nguồn vốn và hoàn thiện thể chế, pháp luật để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp trong thời gian tới.

Bộ đã nghiên cứu và xây dựng mục tiêu cụ thể cho từng địa phương đến năm 2030 hoàn thành khoảng 1.416.700 căn (trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 hoàn thành khoảng 571.200 căn; giai đoạn 2025 - 2030 hoàn thành khoảng 845.500 căn).

Việc xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội tạo ra nguồn cung lớn, đây là một trong những giải pháp rất quan trọng để vừa tạo ra chỗ ở cho người dân, vừa giúp việc giảm giá thành, bởi vì các chính sách về nhà ở xã hội đã được ưu đãi rất nhiều như được miễn tiền sử dụng đất, hỗ trợ lãi suất vốn vay, hỗ trợ đầu tư hạ tầng, quy định lợi nhuận định mức…

Do đó, giá nhà ở xã hội sẽ phù hợp với người lao động hơn và khi nguồn cung tăng lên sẽ là một thông số giúp giảm giá.

Thủ tướng yêu cầu tháo gỡ khó khăn về vốn cho bất động sản

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 2-2, Thủ tướng đã yêu cầu ngay trong tháng 2 phải tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Trước đó Thủ tướng đã ký chỉ thị số 03/CT-TTg về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau Tết Quý Mão 2023, trong đó yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản; khẩn trương đề xuất giải pháp phát triển thị trường bất động sản lành mạnh, an toàn, hiệu quả, ổn định, bền vững.

Thủ tướng cũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước rà soát, có biện pháp phù hợp tháo gỡ khó khăn về tín dụng đối với cả doanh nghiệp bất động sản và người mua, thúc đẩy phát triển các dự án bất động sản hiệu quả, cơ cấu lại và phát triển thị trường bất động sản, xử lý nợ xấu, trái phiếu doanh nghiệp bất động sản, phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân…; tạo điều kiện thuận lợi để người dân, doanh nghiệp tiếp cận tín dụng ngân hàng, góp phần hạn chế tín dụng đen.

B.NGỌC

Thị trường nhà đất ảm đạm

Dự án bất động sản ảm đạm tại TP Thủ Đức, TP.HCM (ảnh chụp ngày2-2) - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Đến ngày 2-2, nhiều doanh nghiệp bất động sản lẫn sàn môi giới vẫn cho nhân viên nghỉ Tết đến 15-2 hoặc kéo dài hơn bởi thị trường đang rơi vào giai đoạn “trũng” giao dịch.

Lượng giao dịch giảm mạnh

Tại TP.HCM, một số doanh nghiệp bất động sản lớn đã chính thức hoạt động trở lại sau Tết, các sàn môi giới cũng mở cửa nhưng lượng khách đến tìm hiểu dự án, giao dịch chỉ lác đác.

Giám đốc một sàn giao dịch bất động sản cho biết nếu như trước đây có chừng 10 người đến giao dịch, đặt cọc sản phẩm thì hiện chỉ còn phân nửa khách hàng lui tới tìm hiểu các dự án.

Theo vị này, khó khăn về dòng tiền, ít sản phẩm được tung ra thị trường trong khi phân khúc bất động sản du lịch đang gặp khó dẫn đến lượng khách hàng quan tâm đến các phân khúc bất động sản giảm sút trong nhiều tháng qua.

Báo cáo thị trường BĐS TP.HCM của Savills Việt Nam cho thấy trong sáu tháng cuối năm, lượng căn hộ tung ra thị trường chỉ chiếm 20% tổng nguồn cung 2022, kéo theo lượng giao dịch cả năm thấp nhất trong năm năm trở lại đây.

Cũng theo Savills, các căn hộ có giá trị từ 2 - 5 tỉ đồng chiếm đến 68% lượng giao dịch và không có căn hộ dưới 2 tỉ đồng (khoảng 55% nguồn cung có giá từ 5 - 10 tỉ đồng/căn).

Tại Hà Nội, tình hình cũng không khá hơn. Anh Lại Tiến Minh (28 tuổi, môi giới BĐS tại huyện Hoài Đức) cho biết: “Thời điểm giữa năm 2022 thị trường ấm thì nhà liền kề ở khu vực xã An Khánh, huyện Hoài Đức có giá khoảng 130 - 150 triệu đồng/m2, tuy nhiên thời điểm này đã giảm hơn 10% nhưng rất ít khách xuống tiền”.

Theo anh Minh, nhiều nhà đầu tư ở phân khúc hạng sang như biệt thự đã chuyển hướng tu sửa lại để cho thuê thay vì bán như vài tháng trước.

Thị trường căn hộ chung cư cũng “ảm đạm” không kém. Chị Thu (quê Thái Bình) cho biết đã mua căn hộ hai phòng ngủ đã hoàn thiện với giá 2,3 tỉ đồng từ năm 2020 tại phường Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm), đến nay muốn bán cắt lỗ 200 triệu đồng vẫn chưa có khách.

Doanh nghiệp, Nhà nước phải cùng “phá băng”

Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam Sử Ngọc Khương cho biết bên cạnh tài chính, khó khăn lớn nhất của thị trường BĐS Việt Nam vẫn là pháp lý.

Theo ông Khương, việc Chính phủ lập những tổ công tác để tháo gỡ khó khăn của thị trường, trong đó có BĐS, sẽ là điểm sáng giúp thị trường phục hồi, song sẽ khó có chuyển động ngay trong quý 1, 2 mà phải sang quý 3, 4 mới kỳ vọng có những thay đổi rõ ràng hơn.

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 2-2, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (chuyên gia tài chính) cho biết muốn “phá băng” thị trường bất động sản, cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trước hết, bản thân các doanh nghiệp phải chủ động tái cấu trúc thị trường, chọn phân khúc đầu tư phù hợp nhu cầu thực sự của người dân với giá bán phù hợp.

Theo ông Thịnh, các doanh nghiệp phải có ý kiến để Bộ Tài chính cùng Chính phủ sửa đổi những quy định chưa phù hợp của nghị định 65 về phát hành trái phiếu riêng lẻ để giải quyết bài toán nguồn vốn cho doanh nghiệp.

Đối với tín dụng ngân hàng, ông Thịnh cho rằng hiện lãi suất huy động cao, khoảng 9,5%/năm dẫn đến lãi suất cho vay cũng cao. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp bất động sản cũng như người mua nhà.

“Đã đến lúc cần có động thái giảm 0,5% hoặc 0,25% lãi suất điều hành, như một tín hiệu để giúp các ngân hàng thương mại hạ lãi suất huy động và lãi suất cho vay”, ông Thịnh nói.

Mặt khác, ông Thịnh cho rằng Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp ở góc độ chính sách, giúp các chủ đầu tư đẩy nhanh thủ tục, sớm khởi công các dự án, tăng nguồn cung cho thị trường.

“Thời gian qua việc khởi công các dự án rất khó khăn, doanh nghiệp khó có đủ cơ sở pháp lý thực hiện dự án, cũng không thể bán các sản phẩm cho người mua, khó có dòng tiền, ách tắc nguồn vốn bất động sản. Cơ quan quản lý nhà nước cần đẩy nhanh rà soát, giảm thiểu các thủ tục hành chính, giúp doanh nghiệp sớm bán được nhà, khơi thông thị trường”, ông Thịnh nói.

Các nhà đầu tư, kinh doanh bất động sản và giới chuyên gia đều thừa nhận từ giữa năm 2022 đến nay thị trường nhà đất cả nước đã trở nên đìu hiu, ảm đạm so với thời điểm trước dịch COVID-19 và “chưa thấy lối ra”.

NGỌC HIỂN - QUANG THẾ - BẢO NGỌC

Chính phủ dồn lực phát triển hạ tầng giao thông Đồng Bằng Sông Cửu Long, loạt ông lớn Vingroup, T&T, Novaland, Sovico, Đất Xanh…nhập cuộc sôi động

05-02-2023 - 14:45 PM | Bất động sản

Theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 1/9/2021, khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được quy hoạch 6 tuyến cao tốc với tổng chiều dài khoảng 1.166km, quy mô từ 4 đến 6 làn xe.

Hạ tầng giao thông chưa xứng tầm

ĐBSCL có khoảng 20 triệu dân, cung cấp 90% sản lượng gạo, 70% sản lượng trái cây và 40% sản lượng thủy sản xuất khẩu cả nước…Mặc dù tiềm năng kinh tế được đánh giá cao, tuy nhiên hệ thống hạ tầng giao thông khu vực này lại chưa thực sự phát triển so với các khu vực khác trên cả nước.

Tính tới thời điểm hiện tại, khu vực ĐBSCL có hai tuyến cao tốc đã được đưa vào sử dụng. Đó là dự án cao tốc Tp.HCM - Trung Lương, đi qua tỉnh Tiền Giang - Long An.

Cao tốc này có tổng chiều dài 61,9 km, được khởi công từ tháng 12/2004. Sau 5 năm thi công, đến thời điểm tháng 2/2010, dự án được thông xe và đi vào khai thác.

Chính phủ dồn lực phát triển hạ tầng giao thông Đồng Bằng Sông Cửu Long, loạt ông lớn Vingroup, T&T, Novaland, Sovico, Đất Xanh…nhập cuộc sôi động - Ảnh 1.

Hạ tầng giao thông ĐBSCL phát triển chưa xứng tầm. Ảnh minh hoạ.

Sau hơn 10 năm, trong khi nhiều tuyến cao tốc trên cả nước dần được triển khai và khánh thành, vào đầu năm 2021, miền Tây mới có dự án cao tốc thứ hai là cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi kết nối hai địa phương Cần Thơ - Kiên Giang. Dự án được khởi công ngày 17/1/2016 và thông xe kỹ thuật vào ngày 15/10/2020. Tuyến này có chiều dài 51 km.

Đầu năm 2022, người dân thuộc khu vực ĐBSCL đón nhận thêm tin vui khi dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận dài 51km chính thức khánh thành sau 13 năm khởi công và nhiều lần phải tạm dừng vì nhiều lý do. Dự án có tổng mức đầu tư 12.668 tỷ đồng, trong đó, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư 3.400 tỷ đồng, vốn ngân sách hỗ trợ 2.186 tỷ đồng và 7.082 tỷ đồng vốn tín dụng của các ngân hàng cho vay.

Mới đây, trong chuyến công tác đầu xuân Quý Mão 2023 tại các tỉnh ĐBSCL, Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với các bộ, ngành, địa phương để kiểm điểm, đôn đốc tiến độ, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các dự án đường bộ cao tốc khu vực này.

Chính phủ dồn lực phát triển hạ tầng giao thông Đồng Bằng Sông Cửu Long, loạt ông lớn Vingroup, T&T, Novaland, Sovico, Đất Xanh…nhập cuộc sôi động - Ảnh 2.

Thủ tướng nhấn mạnh, ĐBSCL là khu vực có vị trí, vai trò hết sức quan trọng, chiến lược, là vùng đất rất trù phú, giàu tiềm năng, nhưng cũng là khu vực chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu trên cả nước. Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 13 về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Dành nguồn lực lớn cho loạt dự án trọng điểm

Thủ tướng cho biết, Chính phủ dành nguồn lực tương đối lớn cho hệ thống đường cao tốc và các loại hình giao thông khác tại ĐBSCL. Quyết tâm trong nhiệm kỳ này làm thay đổi hệ thống giao thông tại miền Tây, nhất là hệ thống đường cao tốc, cảng biển, đường thủy nội địa.

Theo kế hoạch vốn ngân sách trung ương đầu tư cho hạ tầng giao thông vùng ĐBSCL lên đến 86.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 14% so với cả nước, tăng gấp 2,6 lần so với giai đoạn 5 năm trước.

Theo Bộ Giao thông vận tải, trong giai đoạn 2026 - 2030, dự kiến sẽ tiếp tục triển khai đầu tư các tuyến cao tốc còn lại theo Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị và quy hoạch được duyệt.

Cụ thể, Bộ GTVT đang tiến hành thi công cầu Mỹ Thuận 2 (dài 7 km, tổng mức đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng) và đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ (dài 23 km, 4 làn xe, tổng vốn đầu tư 4.826 tỷ đồng). Đây là hai công trình thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, kế hoạch sẽ hoàn thành vào năm 2030, nối thông đường cao tốc từ Tp.HCM về Cần Thơ.

Chính phủ dồn lực phát triển hạ tầng giao thông Đồng Bằng Sông Cửu Long, loạt ông lớn Vingroup, T&T, Novaland, Sovico, Đất Xanh…nhập cuộc sôi động - Ảnh 3.

Ảnh thiết kế: Vũ Nhật

Mới đây, Quốc hội cũng đã thông qua chủ trương tiếp tục đầu tư 12 dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 dài 729 km các đoạn đi qua miền Trung và từ Cần Thơ đến Cà Mau.

Trong đó, có 109 km cao tốc 4 làn xe đi qua các địa phương gồm Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Cụ thể, dự án thành phần đầu tiên là cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang có chiều dài 37 km, tổng mức đầu tư 9.768 tỷ đồng. Dự án thứ hai là cao tốc Hậu Giang - Cà Mau có chiều dài 72 km, với tổng mức đầu tư 17.485 tỷ đồng.

Theo kế hoạch của Chính phủ, các dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 nói chung và hai dự án thành phần đi qua khu vực ĐBSCL nói riêng sẽ cơ bản hoàn thành vào năm 2025, một số hạng mục sẽ hoàn thành trong năm 2026.

Ngoài ra, khu vực miền Tây cũng có hai dự án đường cao tốc được Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ đầu tư từ nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Đó là, cao tốc An Hữu - Cao Lãnh dài 27,43km, 4 làn xe qua địa phận tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 6.054 tỷ đồng (đã bố trí 1.864 tỷ đồng vốn ngân sách đầu tư công trung hạn 2021-2025), dự kiến khởi công cuối năm 2023, hoàn thành cuối năm 2025.

Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng dài 188,2km, tổng mức đầu tư khoảng 49.745 tỷ đồng (đã bố trí 14.247 tỷ đồng vốn ngân sách đầu tư công trung hạn 2021-2025).

Theo Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng theo hình thức đầu tư công của Ban quản lý dự án Mỹ Thuận mới trình Bộ GTVT, tổng mức đầu tư dự án giai đoạn 1 khoảng 44.306 tỷ đồng.
Để đảm bảo tiến độ triển khai thực hiện dự án, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận đã chỉ đạo Tư vấn nghiên cứu phân chia thành 7 dự án thành phần. Nếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt, dự án dự kiến khởi công năm 2023 và hoàn thành năm 2025.

Bên cạnh những dự án trên, theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, khu vực ĐBSCL còn có thêm dự án cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu dài 212 km, gồm bốn làn xe, vận tốc thiết kế 80 km/h.

Dự án được chia thành hai đoạn tuyến gồm đoạn Hà Tiên - Rạch Giá và Rạch Giá - Bạc Liêu. Trong đó đoạn Hà Tiên - Rạch Giá dự kiến được đầu tư trước năm 2030 và đoạn còn lại sẽ được đầu tư sau năm 2030.

Ngoài ra, tuyến cao tốc Hồng Ngự - Trà Vinh cũng được đưa vào quy hoạch với chiều dài 188 km gồm bốn làn xe. Dự án được chia thành ba đoạn tuyến, gồm: đoạn Cửa khẩu Dinh Bà (Đồng Tháp) - Cao Lãnh; đoạn Cao Lãnh (Đồng Tháp) - An Hữu (Tiền Giang); đoạn An Hữu (Tiền Giang) - Trà Vinh.

Trong đó, đoạn Cao Lãnh (Đồng Tháp) - An Hữu (Tiền Giang) dự kiến được đầu tư trước năm 2030. Còn hai đoạn tuyến còn lại sẽ được đầu tư sau năm 2030.

Về đường thủy, ĐBSCL nâng cấp các tuyến kênh Mương Khai - Đốc Phủ Hiền, tuyến Hà Tiên - Rạch Giá - Cà Mau, tuyến sông Hàm Luông, tiếp tục kêu gọi đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hóa các cảng thủy nội địa theo quy hoạch được duyệt.

“Chúng ta tin tưởng ĐBSCL sẽ phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Việc thúc đẩy các dự án hạ tầng giao thông cũng giúp đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, một trong những động lực phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Trước đó, tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh: Vùng ĐBSCL thực sự là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước.

Theo đó, Chính phủ cần tập trung ưu tiên sớm hoàn thiện và ban hành Quy hoạch phát triển vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Phải xác định rõ đây là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, chứ không chỉ là nhiệm vụ riêng của vùng và các địa phương trong vùng.

“Sân chơi mới” của các ông lớn bất động sản

Trong khi thị trường BĐS Phú Quốc (Kiên Giang), Long An đã nhộn nhịp từ lâu thì Cần Thơ, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang…đang là sân chơi mới của các ông lớn BĐS. Động thái lấn sân này không phải ngẫu nhiên khi mà loạt hạ tầng giao thông trọng điểm nơi đây đang được dồn lực để phát triển.

Những năm gần đây, thị trường BĐS khu vực ĐBSCL chứng kiến sự đổ bộ của Vingroup, T&T, Novaland, Đất Xanh…

Trong đó, Cần Thơ đang thu hút nhiều sự quan tâm nhất. Từ đầu năm 2021 tới nay, hàng loạt “đại gia” BĐS đã đổ về đây tìm quỹ đất và phát triển dự án. Phải kể đến Tập đoàn T&T đề xuất nhiều dự án lớn tại đây như: Xây dựng khu đô thị nông nghiệp công nghệ cao theo mô hình thành phố công nghiệp với diện tích lên đến 7.500ha; Đầu tư Trung tâm công nghiệp tại quận Ô Môn với đề xuất đưa diện tích công nghiệp lên đến 2.300ha.

Hay, Tập đoàn Sovico của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo được UBND TP Cần Thơ chấp thuận cho tiến hành khảo sát, nghiên cứu, đề xuất 2 dự án lớn là Khu Logistics và Công nghiệp Hàng không, sửa chữa tàu bay Cần Thơ quy mô khoảng 1.650ha và Khu đô thị du lịch sinh thái Phong Điền quy mô khoảng 1.000ha.

Chính phủ dồn lực phát triển hạ tầng giao thông Đồng Bằng Sông Cửu Long, loạt ông lớn Vingroup, T&T, Novaland, Sovico, Đất Xanh…nhập cuộc sôi động - Ảnh 4.

Tập đoàn Hòa Phát cũng dồn lực phát triển mảng BĐS với đề xuất khảo sát, nghiên cứu 2 dự án ở Cần Thơ. Đó là Khu đô thị thương mại - dịch vụ quy mô hơn 88 ha tại quận Cái Răng và dự án Khu đô thị thương mại - dịch vụ 6,24 ha tại khu đất vàng - Trung tâm hội chợ - triển lãm hiện hữu thuộc quận trung tâm Ninh Kiều.

Trước đó, Cần Thơ đã thu hút được 2 “anh cả” làng bất động sản là Vingroup và Novaland với các dự án hàng chục ha.

Ngoài Cần Thơ, quỹ đất của các công ty địa ốc cũng đang có xu hướng dịch chuyển tới các tỉnh thành miền Tây Nam Bộ khác. Chẳng hạn, Vingroup đã rót hàng chục tỷ đồng vào loạt dự án tại Kiên Giang, Vincom Plaza Cao Lãnh tại Đồng Tháp. Novaland đề xuất dự án Mekong Smart City tại Đồng Tháp và Long An, với kỳ vọng trở thành điểm đến thu hút du lịch tiểu vùng sông Mekong. Phát Đạt cũng cũng đề xuất đầu tư ba dự án khu công nghiệp 14.726 tỷ đồng tại Đồng Tháp, dự kiến khởi công vào năm 2024.

T&T Group trúng thầu dự án Khu đô thị mới nhóm 5 (TP Cà Mau) với diện tích gần 23 ha, tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng.

Cũng tại Hậu Giang, Tập đoàn Đất Xanh được phê duyệt triển khai dự án Khu đô thị mới Mái Dầm với tổng diện tích quy hoạch dự kiến 96,79 ha, tổng mức đầu tư 4.000 tỷ đồng.

Theo số liệu của Sở Xây dựng tỉnh Hậu Giang, tính tới thời điểm năm 2021, toàn tỉnh có 62 dự án BĐS được tỉnh chấp thuận cho doanh nghiệp tiếp cận và phát triển. Có thể kể đến các tên tuổi như: Tập đoàn DIC, Tập đoàn Vingroup, TNR Holdings…

Như vậy có thể thấy, các “đại gia” BĐS đều đã nhận thấy tiềm năng tại khu vực ĐBSCL. Cuộc dịch chuyển quỹ đất hứa hẹn sẽ còn tiếp tục sôi động trong thời gian tới.

Sớm giải quyết dòng tiền trong bất động sản

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), vấn đề giải cứu thị trường, giải quyết hàng tồn kho bất động sản vẫn là câu chuyện dòng tiền

T rong bối cảnh thị trường bất động sản (BĐS) gặp khó khăn, doanh nghiệp (DN) khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng, khó phát hành trái phiếu và huy động vốn từ khách hàng dẫn đến nhiều DN thiếu vốn, phải giãn tiến độ hoặc tạm dừng triển khai thực hiện dự án.

Tồn kho hàng trăm ngàn tỉ đồng

Thống kê chưa đầy đủ từ báo cáo tài chính năm của các công ty BĐS niêm yết trên sàn chứng khoán, tính đến cuối năm 2022, giá trị hàng tồn kho là quỹ đất và các dự án xây dựng dở dang lên tới hàng trăm ngàn tỉ đồng, tăng rất mạnh so với trước đó. Điều này có nghĩa số vốn rất lớn đang nằm trong đất nhưng DN lại không xoay được tiền để triển khai tiếp. Chẳng hạn như Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland) tồn gần 134.500 tỉ đồng, tăng đến 22,5% so cùng kỳ và chiếm hơn 50% tài sản của Novaland. Hiện lượng tồn này đang nằm chủ yếu ở 3 dự án lớn là Aqua City, NovaWorld Phan Thiet, NovaWorld Ho Tram cũng như từ việc nhận chuyển nhượng các dự án mới.

Công ty CP Đầu tư Nam Long cũng có lượng hàng tồn lớn, dù đã giảm nhẹ 7,5% so với quý trước và giảm 4% so cùng kỳ năm 2021 nhưng vẫn đang tồn gần 15.000 tỉ đồng. Các dự án dang dở đang chiếm phần lớn lượng hàng tồn của Nam Long chủ yếu ở dự án Izumi, dự án Southgate, dự án Paragon Đại Phước, dự án Vàm Cỏ Đông (Waterpoint), dự án Hoàng Nam (Akari)… Còn hàng tồn của Công ty CP Tập đoàn Đất Xanh cũng vượt 14.200 tỉ đồng, tăng 20% so cùng kỳ năm ngoái.

Sớm giải quyết dòng tiền trong bất động sản - Ảnh 1.

Một trong các dự án của Novaland đang triển khai có hàng tồn kho lớn

Một số DN BĐS cho biết hiện tại họ chưa triển khai sản phẩm nhưng dự án đã nghẽn từ pháp lý. Trong đó, hầu hết các DN nhỏ và vừa đều vướng phải. Do đó, phải sớm tháo gỡ về pháp lý giúp DN triển khai dự án. Kế đến, các ngân hàng phải mở hầu bao giúp DN thế chấp dự án để vay vốn và sau đó mới đến bán hàng. Khi đó khách hàng cần được hỗ trợ lãi suất với chính sách, điều kiện vay thông thoáng…

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), cho biết các nội dung vướng mắc hiện tại của các dự án tại TP HCM, hiệp hội đã kiến nghị nhiều lần. Hiện khoảng hơn 60 dự án thuộc diện vướng thanh tra, vướng đất công và hơn 140 dự án vướng pháp lý. Một số dự án của các DN khác tại TP HCM còn dở dang, vướng mắc rất nhiều.

Phát triển các quỹ đầu tư bất động sản
Về vấn đề giải cứu thị trường, giải quyết hàng tồn kho BĐS, theo ông Lê Hoàng Châu vẫn là câu chuyện dòng tiền. Chính vì thế, tới đây Chính phủ cần có chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước trong việc tháo gỡ chính sách tín dụng cho thị trường BĐS. Bộ Tài chính nên có “sàn giao dịch trái phiếu” dưới sự giám sát của bộ, đồng thời đẩy mạnh phát triển các quỹ đầu tư BĐS chứ không thể trông chờ vào một kênh tín dụng.

TS Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế, cho rằng thị trường hiện tại ngoài các chính sách mà Chính phủ, bộ, ngành quyết tâm tháo gỡ thì câu chuyện nội tại là của DN. Hiện nhiều công ty BĐS đang nợ trái phiếu nhưng hàng không bán được, bị ách lại nên không có nguồn tiền trả nợ và các chi phí khác để vận hành công ty. Cách tháo gỡ tốt nhất là làm sao để họ bán hàng như: Tăng hỗ trợ tín dụng giúp thu hút người mua tạo thanh khoản, tháo nghẽn dòng tiền cho DN có sản phẩm hoặc hỗ trợ tín dụng để DN tái cấu trúc tài chính…

Cách làm tốt nhất là các dự án tồn kho phải bán được. Trong khi đã có DN giảm giá sản phẩm tới 30%-40% nhưng không có người mua. Điều đó có nghĩa cần phải giảm thêm để thu hút người mua. “Rõ ràng là hai bên mua - bán cần thành thật với nhau chứ giải cứu như hiện nay thì hơi khó” - ông Đinh Thế Hiển nhìn nhận.

Ông Hiển phân tích thêm thị trường và các công ty BĐS nếu đóng băng hay phá sản đều ảnh hưởng đến hàng loạt vấn đề khác, trong đó có hệ thống tín dụng. Trong khi hiện nay nhiều công ty dù khó khăn nhưng vẫn còn tiềm năng, nhất là các dự án đang vướng pháp lý ở các tỉnh lân cận vì nó sẽ là động lực cho việc phát triển kinh tế, đầu tư hạ tầng trong vài năm tới nên các tổ chức tín dụng cần tìm cách hỗ trợ để họ sớm vượt khó, ổn định. Trong đó, các ngân hàng thương mại kiến nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước có chính sách đặc biệt kéo dài việc đáo hạn nợ khoảng 3 năm giúp các DN có thể mua lại trái phiếu hoặc gia hạn nợ dưới sự kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước, từ đó giúp công ty BĐS và cả nhà băng tránh tạo ra một “cục máu đông” lớn làm nghẽn thị trường…

Ông Phạm Lâm, Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, chỉ ra 2 vấn đề cấp thiết của thị trường BĐS hiện nay. Thứ nhất là giải quyết hàng tồn kho của các DN BĐS, nhất là vấn đề về thanh khoản. Vấn đề lớn nhất của thanh khoản là tiền, trong đó lãi suất đóng vai trò quan trọng. Đồng thời, cần kích thích thị trường bằng việc kích hoạt trở lại một gói hỗ trợ gần giống gói 30.000 tỉ đồng trước đây để người mua có thể tiếp cận được. Thứ hai, về lâu dài, Chính phủ phải quyết liệt đẩy nhanh chính sách tháo gỡ vướng mắc, nhất là các khâu tắc nghẽn liên quan tiền sử dụng đất, thủ tục hành chính.

Giải phóng thị trường khỏi cơn bạo bệnh

Theo ông Lê Hoàng Châu, với quyết tâm của Chính phủ là sẽ triển khai các nghị định liên quan đến thị trường BĐS như về thủ tục đất đai, quản lý xây dựng… Đặc biệt, các nghị định này nằm trong khuôn khổ của pháp luật thuộc thẩm quyền của Thủ tướng mà không cần tới luật. “Nhà nước đã có cơ chế, nghị quyết sắp có nên vấn đề còn lại là từ ý chí của lãnh đạo tỉnh, thành phố phải quyết liệt chỉ đạo các sở, ngành chủ động giải quyết các vướng mắc thủ tục sớm để giải phóng thị trường khỏi cơn bạo bệnh”, ông Châu nói.

Bài và ảnh: SƠN NHUNG

Thị trường nhà ở 2023 có thể đối mặt với khủng hoảng thiếu
ANH HUY

Chủ nhật, 05/02/2023 08:32 (GMT+7)
Nguồn cung bất động sản (BĐS) liên tục giảm trong 5 năm qua, đặc biệt là năm 2022 đã khiến thị trường năm 2023 tiếp tục đối mặt với nguy cơ “khủng hoảng thiếu”, nhất là khi những điểm nghẽn vẫn chưa được khơi thông.

Thị trường năm 2023 tiếp tục đối mặt với nguy cơ “khủng hoảng thiếu”, nhất là khi những điểm nghẽn vẫn chưa được khơi thông. Ảnh Cao Nguyên.

Dòng tiền vào thị trường yếu nhưng nguồn cung tiếp tục khan hiếm, dẫn đến giá nhà ở tăng cao, vượt qua khả năng chi trả của phần đa người lao động, ảnh hưởng đến an sinh xã hội. Đó là thực tế của thị trường BĐS 2022 và đang đặt ra nhiều thách thức cho năm 2023.

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, năm 2022, cả nước chỉ có 126 dự án (quy mô 55.732 căn hộ) được cấp phép. Số lượng dự án được cấp phép bằng 52,7% so với năm 2021.

Bên cạnh đó, có 466 dự án BĐS với quy mô xây dựng 228.029 căn hộ đang được triển khai xây dựng, bằng khoảng 47,7% so với năm 2021; và có 91 dự án với 18.206 căn hộ đã hoàn thành xây dựng, bằng khoảng 55,2% so với năm 2021.

Tình trạng sụt giảm nguồn cung trên thị trường BĐS trong năm 2022, đặc biệt là số dự án được cấp phép sụt giảm sẽ tác động lớn tới nguồn cung trong năm 2023.

Theo dự báo của Savills, tại Hà Nội, trong năm 2023, ước tính có 19 dự án mới và giai đoạn tiếp theo của 2 dự án sẽ mở bán với tổng cộng 15.800 căn hộ.

Còn tại TP.HCM, các chủ đầu tư địa ốc sẽ trì hoãn việc mở bán mới khoảng 5.000 căn hộ cho đến năm 2023. Do đó, nguồn cung tương lai trong năm 2023 ước đạt 8.000 căn, giảm 60% so với năm 2022.

Trong báo cáo gửi Bộ Xây dựng về tình hình nhà ở và thị trường BĐS trên địa bàn trong năm 2022, UBND TP.HCM cho biết thực trạng nguồn cung giảm rõ rệt do quy định về đầu tư, nhà ở, đất đai, quy hoạch chưa có sự thống nhất.

Nguồn cung và vốn được tháo gỡ sẽ làm thị trường BĐS tươi sáng. Ảnh Cao Nguyên.

Nhiều dự án đang trong quá trình điều tra, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, rà soát lại thủ tục pháp lý, quy hoạch, nghĩa vụ tài chính … dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm, chậm giải quyết của một số cơ quan quản lý nhà nước, chưa đảm bảo quy định phối hợp liên thông, đồng bộ. Điều này làm khan hiếm dự án nhà ở đủ điều kiện pháp lý để bổ sung thị trường.

Đồng thời, địa phương này cho biết, việc kiểm soát chặt kênh tín dụng ngân hàng cũng như phát hành trái phiếu doanh nghiệp thời gian gần đây đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động nhiều doanh nghiệp BĐS, thanh khoản thị trường thấp, nhiều dự án xây dựng dở dang phải dừng lại, gây lãng phí nguồn lực xã hội.

Thực tế số dự án nhà ở thương mại hoàn thành trên cả nước giảm sâu, trong khi dự án dở dang tăng mạnh cũng cho thấy thị trường BĐS đang rất khó khăn, nhiều chủ đầu tư buộc phải thắt lưng buộc bụng, thi công cầm chừng, thậm chí, tạm dừng vì đói vốn.

Theo các chuyên gia, trong ngắn hạn, việc tín dụng tiếp tục bị kiểm soát vào BĐS và các doanh nghiệp bị giám sát chặt chẽ hơn trong việc phát hành trái phiếu, chủ đầu tư sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn.

Tình trạng nguồn cung BĐS suy giảm, cơ cấu sản phẩm bất hợp lý, nguồn cung cao cấp, du lịch đang quá dư thừa trong khi thị trường lại thiếu trầm trọng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở thương mại giá phù hợp, phân khúc bình dân có thể tiếp tục là những nét vẽ chính của bức tranh BĐS 2023.

các chú cứ chê ỏng, chê eo… mai mốt bọn Tây nó múc hết thì tiếc nhé

Bất động sản: Cơ hội trong khó khăn!

Thời điểm này là thách thức với thị trường BĐS Việt Nam nhưng là cơ hội của nhà đầu tư nước ngoài.

Từ “đồng tiền dễ dãi…

Tại buổi chia sẻ mới đây, bà Nguyễn Thị Thanh Thảo, Giám đốc kinh doanh Phú Đông Group cho rằng, sự khó khăn trên thị trường BĐS hiện tại xuất phát từ nhiều nguyên. Do tác động nội tại trong nước hay ảnh hưởng từ quốc tế cũng có; đến từ định hướng của doanh nghiệp và một phần từ cơ chế chính sách liên quan cũng có…

Theo bà Thảo, thị trường vừa trải qua một thời kỳ “đồng tiền dễ dãi”, huy động vốn cực kỳ dễ với mặt bằng lãi suất thấp. Khi các kênh huy động được kiểm soát kỹ lưỡng hơn, lãi suất tăng cao thì đương nhiên các loại tài sản sẽ vận động tỷ lệ nghịch và đi xuống.

Hiện tại, thị trường BĐS đang điều chỉnh để phát triển bền vững hơn. Bởi lẽ, khi thị trường phát triển đến một mức độ nào đó sẽ xuất hiện những lỗ hổng cần có thời gian khắc phục và hoàn thiện.

Nói về thách thức bức tranh thị trường BĐS năm 2023, Giám đốc kinh doanh Phú Đông Group quan điểm: BĐS năm 2023 sẽ đối mặt rất nhiều khó khăn. Nếu những nút thắt chưa được xử lý triệt để thì thị trường có thể rơi vào khủng hoảng. Sản phẩm, giá có sự điều chỉnh. Đồng thời, các doanh nghiệp buộc phải tái cơ cấu mạnh mẽ.

“Trên thực tế, BĐS là lĩnh vực xương sống và phức tạp, có quan hệ mật thiết với rất nhiều ngành nghề khác. Bởi vậy, nếu thị trường này đình trệ, sẽ kéo theo sự khó khăn của hàng loạt thị trường liên quan. Chính vì thế, tôi kỳ vọng rằng chính phủ sẽ có những giải pháp quyết liệt và hiệu quả để thị trường sớm hồi phục, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế”, bà Thảo nhấn mạnh.

Bất động sản: Cơ hội trong khó khăn! - Ảnh 1.

Bà Nguyễn Thị Thanh Thảo, Giám đốc kinh doanh Phú Đông Group.

Cùng quan điểm, ông David Jackson, Tổng giám đốc Colliers Việt Nam nhận định, thị trường BĐS thời gian qua chậm nhịp đó là hệ quả dây chuyền từ các năm trước. Điều này đến từ sự tăng trưởng nóng, cộng thêm tác động vĩ mô từ bên ngoài như lạm phát và lãi suất khiến tình hình từ giữa năm 2022 trở đi như giọt nước tràn ly.

Tuy nhiên, cần nhìn nhận bối cảnh hiện nay có rất nhiều điểm sáng để kỳ vọng trong năm 2023. Đó là nỗ lực của Chính phủ để giữ ổn định nền tảng kinh tế vĩ mô một cách khéo léo. Điều này được nhìn thấy qua việc điều tiết dòng tiền tín dụng sang các khối ngành sản xuất; tốc độ giải ngân vốn FDI nhanh và kiểm soát lạm phát tốt. Đó là con số gần 22,4 tỷ USD vốn FDI thực hiện trong năm 2022 – cao nhất trong năm năm qua.

“Ở góc nhìn tích cực, tôi đang nhìn thấy thị trường bắt đầu tăng trưởng đồng đều, hợp lý hơn. Ví dụ, giá bán căn hộ cao cấp giữ nguyên trong quý 4/2022 và giảm nhẹ dần ở các phân khúc thấp hơn. Tốc độ tăng giá thuê KCN ở Tp.HCM ổn định hơn, từ tăng 6% ở quý 3 còn 2% ở quý 4/2022”, chuyên gia Colliers Việt Nam nhấn mạnh.

Vị này cho rằng, dự báo thị trường BĐS tiếp tục trầm lắng đến ít nhất vài quý đầu của năm 2023, phụ thuộc vào các tác nhân kinh tế vĩ mô.

Bất động sản: Cơ hội trong khó khăn! - Ảnh 2.

Thị trường BĐS đã trải qua thời kì nóng sốt bất ổn. Hệ luỵ dẫn đến sự trầm lắng hiện tại. Ảnh: Minh hoạ.

Cùng góc nhìn, ông Lê Quốc Kiên, Cố vấn, nhà đầu tư BĐS kì cựu tại Tp.HCM cho rằng, không ít nhà đầu tư “tay không bắt giặc” nhưng còn thắng lớn hơn những người bỏ tiền thật. Đó là nghịch lý của thị trường địa ốc đã âm thầm diễn ra nhiều năm qua.

Vì xem BĐS như một công cụ để thực hiện “cuộc chơi tài chính”, cho nên thị trường đã tồn tại những bất ổn. Theo đó, việc giá BĐS tăng liên tục trong thời gian dài đã làm rất nhiều tiền bạc của cải của xã hội dồn vào cuộc chơi này. Trong khi nhu cầu sử dụng cuối không nhiều. Điều này gây ra mất cân đối nghiêm trọng giữa lao động, làm việc, sản xuất kinh doanh - hoạt động tạo ra của cải vật chất cho xã hội, với đầu cơ BĐS - chỉ mua để không chờ tăng giá. Đó là lý do tạo nên sự trầm lắng rõ rệt của thị trường BĐS hiện tại.
…Đến “chuyển đổi” sang trạng thái tốt hơn

Ông David Jackson cho rằng, để đánh giá triển vọng 2023, dùng từ “chuyển đổi” là hợp lý. Đã đến lúc thị trường chuyển đổi sang hướng lành mạnh và bền vững hơn, với nhiều kinh nghiệm đã được đúc kết sau một năm 2022 đầy sóng gió. Đó là bài học về huy động vốn, vay mua, đầu tư bất động sản một cách an toàn; kiến giải về pháp lý, các hình thức đầu tư mới rõ ràng hơn.

Tùy phân khúc và vị trí địa lý, thị trường được kỳ vọng ổn định trở lại ở mức hợp lý tương đối từ giữa năm 2023 trở đi.

Bất động sản: Cơ hội trong khó khăn! - Ảnh 3.

Ông David Jackson, Tổng giám đốc Colliers Việt Nam.

Vị này chỉ ra 2 kịch bản với thị trường BĐS. Thứ nhất, tình hình kinh tế vĩ mô khi ổn định sẽ kéo theo thị trường BĐS sôi động trở lại. Thị trường đang trải qua quá trình điều chỉnh để thiết lập mức giá mới, và khi thỏa mãn các điều kiện về trái phiếu, lãi suất, room tín dụng, thị trường sẽ ấm lên. Khi đó, nguồn cung cải thiện, sức mua tăng lên, tâm lý thị trường được củng cố.

Ở kịch bản thứ hai, giả sử biến động kinh tế thế giới vẫn tiếp diễn (lạm phát tăng, đứt gãy chuỗi cung ứng dẫn đến sản xuất giảm và thất nghiệp tăng), thị trường BĐS Việt Nam sẽ tiếp tục trầm lắng để chờ đợi diễn biến mới.

Còn theo bà Nguyễn Thị Thanh Thảo, “thanh lọc” sẽ là từ khoá quan trọng trong bức tranh thị trường BĐS năm 2023. Thị trường sẽ dần loại bỏ những đơn vị thiếu năng lực, kinh doanh theo kiểu “ăn xổi ở thì”. Thay vào đó là những doanh nghiệp có sức khoẻ tài chính tốt, chiến lược phát triển an toàn, bền vững.

Nói về kịch bản, bà Thảo cho rằng, thị trường BĐS sẽ tiếp tục trầm lắng, mặt bằng giá tiếp tục xu hướng giảm trong 6 tháng đầu năm. Trong 6 tháng cuối năm, giai đoạn này thị trường sẽ đi ngang. Tâm lý của người mua cũng ổn định hơn sau khoảng thời gian chờ đợi. Từ cuối năm 2023 và năm 2024, khi lạm phát đi xuống và mặt bằng lãi suất có xu hướng giảm, các vấn đề về dòng vốn đã được cơ bản xử lý xong thì khi ấy thị trường mới phát triển ổn định và bền vững trở lại.

“Chắc chắn một điều, để tồn tại và phát triển trong bối cảnh thị trường có nhiều biến số và rủi ro này, doanh nghiệp địa ốc cần phải có định hướng bền vững hơn. Trong đó, cơ cấu, kiểm soát chặt chẽ dòng tiền; kinh doanh minh bạch, chuyên nghiệp, hướng tới những lợi ích thiết thực cho khách hàng”, bà Thảo nhấn mạnh.

Bất động sản: Cơ hội trong khó khăn! - Ảnh 4.

Bà Võ Thị Khánh Trang, Phó Giám đốc Savills Việt Nam.

Cùng quan điểm, bà Võ Thị Khánh Trang, Phó Giám đốc Savills Việt Nam nhận định, trường địa ốc năm 2023 là bước đầu của sự phát triển bền vững. Cơ hội mua nhà là rộng lớn. Người mua có cơ hội sở hữu BĐS giá hợp lý trong năm 2023, nhất là những người có tiền nhàn rỗi. Tuy nhiên, nhà đầu tư nhìn về trung – dài hạn, rất khó lướt sóng.

Theo bà Trang, năm 2023 sẽ chứng kiến sự chuyển biến của tất cả các bên tham gia. Bao gồm nhà nước, chủ đầu tư, người mua nhà. Các đối tượng sẽ có sự đồng hành với nhau. Riêng với các doanh nghiệp, họ đang có chiến lước để sống được trên thị trường. Một số chủ đầu tư có thể chuyển đổi phân hạng cao xuống thấp hơn để tạo được dòng tiền, tiếp tục phát triển mở rộng dự án.

Đáng chú ý, năm 2023 dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là cơ hội cho thị trường BĐS Việt Nam. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẽ tìm đến thị trường Việt Nam. Thời điểm này là thách thức với thị trường BĐS Việt Nam nhưng là cơ hội của nhà đầu tư nước ngoài. Họ vẫn âm thầm tìm đối tác tin cậy, quỹ đất sạch, chính sách đầu tư rõ ràng… để rót tiền vào.

Đầu píc thì hô x5 x10. Vừa tăng đc vài chục % đã cảnh báo sập rồi à chủ tus? Kk

1 Likes

kỳ vọng là vậy, nhưng cũng thuận theo thời cuộc từng lúc nha bác Sherriff, muốn đến ga x3, x10 thì cũng có nhịp nghỉ chứ. Lên hoài ai chịu nổi kkkk
Cuối năm tôi sẽ cap TK show cho bác kiểm chứng xem có x3, x10 không nhé

1 Likes

Múc thôi. Dig vua đất nền còn rẻ thối

2 Likes

CÔNG THỨC GIÀU: Đất cát to.Triển khai dự án tốt. Đầu tư công đường về đẹp. Lùa dân vào bán hàng nhanh. Ra sổ phút mốt. Cứ thế mà phệt. Ôm cổ là giàu

1 Likes

DIG chu kỳ này TK tôi đã full em nó rùi đó.
15.x -16.x là món quà đấy

1 Likes

Múc DIG cuối năm cẩn thận lại /3 /2 tk như chưa nhé

1 Likes

bác vui tính quá, cuối năm kiểm chứng nha

2 Likes