700k tỷ VND (30,4 tỷ USD) ĐTC năm 2023 sẽ ngấm vào đâu? Mời ae chứng sĩ cùng giải bài toán giàu sang!

Tất nhiên p đợi cuối năm mới biết đc ai đúng hay sai. Giả thuyết năm 2023 DIG lỗ khoảng 1000 tỷ (Với TT bđs đang đóng băng và lãi suất vay cao như hiện nay) thì DIG chia đôi tk thậm chí chia 3 là bình thường thôi. Kiểm chứng

1 Likes

ĐTC giải ngân tốt. Thì tiền vào đất thôi.
Cứ cổ đất hàng đầu múc: nvl, dig, ceo, dxg
Hàng lưỡng tính: asm, dbc, pc1, c4g, l18,…

1 Likes

Theo thông tin từ công ty, Dabaco đang nắm giữ trong tay 7 dự án bất động sản, bao gồm: Dự án KĐT Đền Đô, KĐT phía Tây thị trấn Hồ, KĐT Dabaco Vạn An, khu nhà ở Thiền Quang 1 và 2, dự án Lotus Central Bắc Ninh và dự án căn hộ Parkview City Bắc Ninh.
DBC là số hiếm trong các dn vẫn triển khai thi công trong quý 4. Với năng lực tiền mặt và tương đương tiền rất khỏe. Doanh nghiệp sẽ đc hưởng lợi lớn khi SBV công bố room tín dụng. Khi ấy, banks sẽ giải ngân mạnh cho DBC, theo tiến độ đóng tiền của khách hàng. Lnr quý 1, sẽ đến chủ yếu từ bđs nhóm hàng shophouse.

1 Likes

nói đi nói lại ở VN thằng nào ôm đất thì ráng kiên nhẫn hold, đợi đến chu kỳ thì auto giàu sang. Nhiều doanh nghiệp mua đất xây nhà, xưởng, bãi kho,…kinh doanh sản xuất mấy chục năm chỉ đủ trả lương nhân công và nuôi thuế với đám bank. Sau ngần ấy năm khg ngờ lại lãi > x100 lần nhờ miếng đất kkkk

1 Likes

Như bọn giày thượng đình nó có làm 10 năm nữa thì tài sản giá trị nhất vẫn là miếng đất nội thành

2 Likes

Chuẩn luôn.

Quá chuẩn.
Nó chỉ cần bán quyền phát triển dự án. Đã giàu ụ.

2 Likes

Thằng LGL mua cty chợ nghĩa đô đó. 100k.cp.
Thằng đó có chóa gì đâu. Nhưng quỹ đất gần ha, vị trí quá đắc địa.

2 Likes

Bọn VEA đó đầy đất cứ cho thuê ăn 10 đời

3 Likes

ai chốt cứ chốt thoải con gà mái, vùng này cầu hút hết.
Mai mốt cho mua lại giá cao hơn
Đỏ khg nua, xanh tím lấy gì bán!

Dig ngon mua thôi

1 Likes

Gần đây nghe bọn chym lợn to nhỏ não bé như hạt tiêu éc éc về bđs nhiều quá, úi trời, bọn đầu đất biết tư duy và tầm nhìn mịa gì về bản chất của vấn đề đâu, vuốt đuôi thì giỏi!
Năm nay và năm sau người ae cứ ưu tiên theo tỷ trọng: ĐTC, BĐS, Bank Chứng Thép!
Giàu sang sẽ ập tới đỡ không nổi đấy! Đừng nghe bọn chym lợn đầu đất. BĐS mãi mãi không bao giờ chết, nó sẽ sớm hồi sinh thôi!
Mịa ở cái đất nước XHCN này mà để BĐS chết à??? Các bác biết ở VN ai là người ôm đất nhiều nhất không?
Nhà nước.
Nền kinh tế VN các bác biết BĐS có thể góp phần trực tiếp và gián tiếp bao nhiêu % GDP không?
60%-70% nhé.
Vậy nếu để BĐS chết ==> Bank chết ==> nền kinh tế đi bụi à! rồi …abc… kéo theo .xyz… Ai dám? Cho đi chăn kiến hết
Người ae ôm đất và cổ đất về vùng đáy dưới giá trị hết rồi! Sợ gì nửa? tử thủ chờ gió đông về sẽ có nhà lầu, biệt thự, hotgirl, xe mer chạy nha! Giàu sang không dành cho số đông và kẻ nhát gan đâu nhé! Chờ mà kiểm chứng đi, người ae thấy tôi đánh theo vĩ mô có bao giờ sai đâu.Hãy Kiên nhẫn lên nào người ae thiện lành!

1 Likes

các bác biết nguồn thu ngân sách từ bđs và liên quan bđs là bao nhiêu mỗi năm khg?
Nhiều kinh khủng lắm, mất nguồn thu này lấy gì bù đắp khi kinh tế khó khăn, …
Chỉ có đầu đất mới khg hiểu tầm quan trọng của bđs đối với kinh tế VN ta thôi

1 Likes

DIG, NVL, CEO và nhiều cổ bđs khác đã giảm hơn 85% kể từ đỉnh rồi, giá vùng này dưới giá trị thật xa rồi lo gì nửa, năm sau ae xem nhé

1 Likes

Năm nay gom bds đc bác ạ.

1 Likes

Hiểu đúng về 2 gói tín dụng 110.000 tỷ và 120.000 tỷ đồng dành cho thị trường bất động sản

Gói tín dụng nhà ở xã hội 110.000 tỷ đồng và gói tín dụng 120.000 tỷ đồng được dự báo là nguồn vốn mồi khôi phục thị trường bất động sản sớm.
Hội nghị trực tuyến toàn quốc “tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững” sáng 17/2, Bộ Xây dựng đề xuất gói 110.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội, nhà ở công nhân còn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước công bố gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho lĩnh vực bất động sản.

Cụ thể, Bộ Xây dựng đề xuất Quốc hội, Chính phủ dành gói tín dụng khoảng 110.000 tỷ đồng cấp cho các ngân hàng thương mại để cho các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay theo phương thức tái cấp vốn (giống gói 30.000 tỷ đồng đã thực hiện rất tốt trong giai đoạn 2013-2016 trước đây.

Trao đổi với truyền thông sau khi kết thúc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh nói rõ, gói 110.000 tỷ đã được Thủ tướng đồng ý đưa vào Nghị quyết sắp tới cho nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. “Chúng tôi đã phân định rõ 55.000 tỷ đồng cho chủ đầu tư vay còn 55.000 tỷ đồng cho người dân vay. Gói này được đưa vào nghị quyết giống gói 30.000 tỷ đồng trước cho nhà ở xã hội. Gói tín dụng này cứu được cả thị trường”, ông Sinh nói.

Tại Hội nghị, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng công bố rằng đã họp với 4 ngân hàng thương mại nhà nước. Theo đó, các ngân hàng này cũng thống nhất dành một gói tín dụng trị giá 120.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay cả người xây dựng và người mua nhà thấp hơn từ 1,5-2% (lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường trong từng thời kỳ).

NHNN sẽ giao đơn vị theo dõi, tổ chức, triển khai chương trình này. “Chúng tôi sẽ thông báo cho các ngân hàng khác nếu các ngân hàng khác tham gia thì gói này có thể sẽ được nhiều hơn”, bà Nguyễn Thị Hồng nói. Trong quá trình triển khai, nếu các ngân hàng tham gia mà bị thiếu hụt về thanh khoản thì NHNN sẵn sàng tái cấp vốn cho để triển khai tiếp.

Được biết, cả hai gói tín dụng trên đều hướng đến các đối tượng là dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Tuy nhiên, theo một nguồn tin của chúng tôi nhiều khả năng gói 120.000 tỷ đồng sẽ mở hơn thêm đối với đối tượng nhà thu nhập thấp.

Trao đổi với chúng tôi về hai gói tín dụng này, Tiến sĩ Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV và Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia cho biết gói 110.000 tỷ mà Bộ Xây dựng đang đề xuất thì sẽ phải nằm trong Đề án Tổng thể về phát triển nhà ở xã hội còn gói 120.000 tỷ là chương trình cam kết của các Ngân hàng thương mại với lãi suất ưu đãi hơn một chút.

“Như vậy, gói tín dụng 110.000 tỷ sẽ còn phải bàn thảo thêm một thời gian nữa còn gói 120.000 tỷ thì các Ngân hàng thương mại có thể triển khai cho vay luôn được nhưng phụ thuộc vào khả năng hấp thị của thị trường”, ông Lực cho biết.

Cũng theo ông Lực về lãi suất, gói 110.000 tỷ nằm trong chương trình cho vay mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân sẽ có lãi suất hàng năm ở mức 4,8-5% giống như các gói cho vay mua nhà ở xã hội Ngân hàng Chính sách xã hội vẫn đang làm.

“Tuy nhiên, lãi suất của gói 120.000 tỷ đồng chỉ thấp hơn mức trên thị trường từ 1,5-2%. Như vậy, nếu xét trên lãi suất hiện tại thì có thể lãi suất cho vay gói 120.000 tỷ đồng vẫn ở mức trên dưới 10%”, ông Lực cho biết.

2 Likes

Nam nay rã băng cuối ấm lên sang năm lại sốt

1 Likes

Hai gói tín dụng rất lớn sắp ‘hâm nóng’ thị trường bất động sản?

17/02/2023 | 17:04

TPO - Gói tín dụng nhà ở xã hội 110.000 tỷ đồng và gói tín dụng 120.000 tỷ đồng phân khúc nhà ở dành cho người thu nhập thấp được dự báo là nguồn vốn mồi khôi phục thị trường bất động sản sớm.

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc “tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững” sáng 17/2, Bộ Xây dựng đề xuất gói 110.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; còn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước công bố gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho lĩnh vực bất động sản.

Thị trường bất động sản sẽ phục hồi nhờ các gói tín dụng mới? (Ảnh: Như Ý).

Tại Hội nghị, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng công bố rằng đã họp với 4 ngân hàng thương mại nhà nước. Theo đó, các ngân hàng này cũng thống nhất dành một gói tín dụng trị giá 120.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay cả người xây dựng và người mua nhà thấp hơn từ 1,5-2% (lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường trong từng thời kỳ).

NHNN sẽ giao đơn vị theo dõi, tổ chức, triển khai chương trình này. “Chúng tôi sẽ thông báo cho các ngân hàng khác. Nếu các ngân hàng khác tham gia thì gói này có thể sẽ được nhiều hơn”, bà Nguyễn Thị Hồng nói.
tiết tiền tệ, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí hoạt động để làm sao cố gắng giảm mặt bằng lãi suất.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng công bố gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho thị trường bất động sản.

“Về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chúng tôi thấy nhiều ý kiến. Đó là Bộ Xây dựng cần rà soát tất cả các dự án. Xem dự án nào mang tính đầu cơ, dự án nào gắn với sản xuất kinh doanh, gắn với thương mại và dịch vụ; sẽ có ứng xử và giải pháp tháo gỡ riêng. Chúng tôi sẽ chỉ đạo tổ chức tín dụng tiếp tục làm việc với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn cho thị trường này”, Thống đốc NHNN nêu rõ.

Liên quan đến đề xuất của Bộ Xây dựng về gói tín dụng 110.000 tỷ đồng cho xây dựng dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, NHNN nhận thấy rằng, việc có một gói tín dụng riêng cho lĩnh vực này là cần thiết, để tăng cung về nhà ở xã hội, giúp giảm mất cân đối với thị trường BĐS. Nhưng nguồn vốn từ đâu cũng phải cân nhắc, tức với nguồn vốn từ tái cấp vốn, là cung ứng tiền ra với thời gian dài hạn, có thể làm giảm tính linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ. Vì vậy, cần tính toán nguồn vốn tổng thể trên cơ sở chính sách tiền tệ cũng đang thực hiện nhiều chỉ đạo của Chính phủ về tái cơ cấu như tái cơ cấu ngân hàng 0 đồng… và ở các lĩnh vực, các ngành kinh tế khác.

Trao đổi với PV Tiền Phong sau khi kết thúc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh nói rõ, gói 110.000 tỷ đã được Thủ tướng đồng ý đưa vào Nghị quyết sắp tới cho nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. “Chúng tôi đã phân định rõ 55.000 tỷ đồng cho chủ đầu tư vay còn 55.000 tỷ đồng cho người dân vay. Gói này được đưa vào nghị quyết giống gói 30.000 tỷ đồng trước cho nhà ở xã hội. Gói tín dụng này cứu được cả thị trường”, ông Sinh nói.

Chia sẻ về Hội nghị sáng nay, bà Dương Thùy Dung - Giám đốc Cấp cao CBRE - cho biết rất hoan nghênh gói tín dụng cho nhà ở xã hội. Tuy nhiên, bà Dung cho rằng, phải xem gói tín dụng này sẽ được ưu tiên đưa vào đâu, triển khai như thế nào là vấn đề cần được làm ngay.

“Tôi nghĩ rằng, điều quan trọng nhất để phát triển nhà ở xã hội là quỹ đất. Tuy nhiên, sau khi triển khai bán giá thế nào? Không thể để giá nhà xã hội bán ngang giá nhà thương mại trung cấp”, bà Dung nói.

Bà Dung cho rằng, gói tín dụng này phải có lộ trình rõ ràng mới khả thi. Cũng giống như cách đây 10 năm với gói tín dụng 30.000 tỷ đồng khi mới bắt đầu triển khai cũng chưa được chuẩn. “Mình đã có bài học cách đây 10 năm, bây giờ số tiền hàng trăm tỷ đồng làm sao đến tay được đúng đối tượng”, bà Dung nói.

Ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu - sau hội nghị cho rằng, nếu đồng thời triển khai 2 gói tín dụng này thị trường bất động sản sẽ sớm phục hồi.

Ngọc Mai
Trong quá trình triển khai, thống đốc nói thêm, trường hợp các ngân hàng tham gia mà bị thiếu hụt về thanh khoản thì NHNN sẵn sàng tái cấp vốn để triển khai tiếp.

Tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản không phải là giải cứu mà là khơi thông nguồn lực cho nền kinh tế phát triển

08:34 - 18/02/2023

(Chinhphu.vn) - Việc tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn, ách tắc của thị trường bất động sản không chỉ là giải cứu bất động sản mà đó chính là tháo gỡ nút thắt, khơi thông nguồn lực cho nền kinh tế phát triển, đồng thời là giải pháp để giải phóng các khoản nợ của hệ thống tài chính đang nằm trong các dự án bất động sản dở dang.

aA

Tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản không phải là giải cứu bất động sản mà là khơi thông nguồn lực cho nền kinh tế phát triển - Ảnh 1.

GS.TS Hoàng Văn Cường: Tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản không phải là giải cứu bất động sản mà là khơi thông nguồn lực cho nền kinh tế phát triển. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Nếu thị trường bất động sản sụp đổ, nền kinh tế có thể rơi vào suy thoái khủng hoảng

Ngày 17/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc “tháo gỡ khó và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững”.

Phát biểu tại hội nghị, GS.TS Hoàng Văn Cường, đại biểu Quốc hội, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, thị trường bất động sản đóng góp quan trọng trực tiếp vào tăng trưởng kinh tế và có tác động lan tỏa đến sự phát triển của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế.

Do vậy, khi thị trường bất động sản bị ngưng trệ, sẽ kéo theo hàng loạt các hoạt động kinh tế bị đình trệ theo sẽ là nguy cơ gây đình trệ tăng trưởng, thậm chí dẫn đến suy thoái.

Thị trường bất động sản còn là một kênh hấp thụ và chiếm giữ vốn rất lớn. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, dư nợ bất động sản hiện đang chiểm khoảng 21,2% tổng dự nợ tín dụng. Cộng thêm với dự nợ trái phiếu doanh nghiệp mà các doanh nghiệp bất động sản đã phát hành thì tổng dự nợ bất động sản hiện đang bằng khoảng 36% GDP, tương đương với tỷ lệ dư nợ bất động sản trên GDP năm 2012 cũng khoảng 36-40% GDP).

Có ngân hàng còn lo hơn cả doanh nghiệp bất động sản vì tiền vốn ngân hàng cho vay đang nằm ở các dự án bất động sản chưa hoàn thành sản phẩm để bán.

Nếu thị trường bất động sản bị sụp đổ thì không chỉ làm các doanh nghiệp bất động sản phá sản mà mà kéo theo hàng loạt các ngành nghề và hoạt động kinh tế đình trệ, tất yếu sẽ kéo theo đình trệ tăng trưởng, thậm chí dẫn đến suy thoái kinh tế và sẽ cuốn theo cả hệ thống tài chính mất thanh khoản và sẽ đưa nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, sẽ gây mất lòng tin, thậm chí là sự phẫn nộ của những người dân đang nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp.

Do vậy, việc tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn, ách tắc của thị trường bất động sản không chỉ là giải cứu bất động sản mà đó chính là tháo gỡ nút thắt, khơi thông nguồn lực cho nền kinh tế phát triển, đồng thời là giải pháp để giải phóng các khoản nợ của hệ thống tài chính đang nằm trong các dự án bất động sản dở dang.

Ông Hoàng Văn Cường đánh giá cao việc Thủ tướng đã liên tục có những chỉ đạo về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản từ Chỉ thị 03 đã nhắc đến tháo gỡ khó khăn cho bất động sản; tiếp đến chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước gỡ khó tín dụng cho bất động sản và hôm nay tổ chức hội nghị toàn quốc để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững.

Khó khăn của thị trường bất động sản hiện nay hoàn toàn khác trước

Theo GS.TS Hoàng Văn Cường, khó khăn của thị trường bất động sản hiện nay hoàn toàn khác so với tình trạng của thị trường bất động sản năm 2010-2012 là thời kỳ thị trường tồn kho do thừa cung bất động sản nên giá giảm rất sâu nhưng hàng hóa bất động sản vẫn không bán được.

Trái lại, hiện nay, thị trường bất động sản đình trệ nhưng giá các loại bất động sản có thể đưa vào sử dụng ngay như căn hộ chung cư giá vẫn tăng và trên thị trường không có hàng bán do lượng cung ở hầu khắp các phân khúc đều sụt giảm mạnh, như báo cáo của Bộ Xây dựng, giảm 50%, thậm chí có phân khúc gần bằng không.

Như vậy, thị trường đình trệ do thiếu nguồn cung bất động sản nhà ở, trong khi cầu về nhà ở vẫn có.

Bên cạnh đó, thị trường bất động sản công nghiệp vẫn phát triển tốt, các luồng thu hút đầu tư đang tăng, nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng mở rộng nên dự báo cầu bất động sản sẽ sớm phục hồi và tăng nhanh.

Trong bối cảnh đó, nếu được tháo gỡ các nút thắt để tái lập nguồn cung thì thanh khoản của thị trường sẽ hồi phục trở lại. Như vậy, các nguồn lực bỏ ra để giải quyết các nút thắt của bất động sản sẽ nhanh chóng được hoàn trả.

Do vậy, giải pháp gỡ khó cho thị trường bất động sản hiện nay được nhìn nhận rõ ràng hơn, mức độ rủi ro ít hơn nếu can thiệp kịp thời, nhưng nếu can thiệp quá muộn hoặc Nhà nước không can thiệp sẽ sinh ra hiệu ứng domino sẽ là nguy cơ đổ vỡ cả nền kinh tế.

Cần có sự vào cuộc của Chính phủ để xử lý vấn đề tín dụng và trái phiếu doanh nghiệp

Ông Hoàng Văn Cường đồng tình với báo cáo của Bộ Xây dựng đã chỉ ra nguyên nhân của đình trệ bất động sản lần này là do 2 nhân tố.

Một là thiếu nguồn lực tài trợ tài chính, trong bối cảnh dư nợ tín dụng cao và các khoản nợ trái phiếu doanh nghiệp đến hạn thanh toán.

Hai là do vướng mắc về pháp lý đối với các dự án bất động sản không được triển khai, thậm chí nhiều dự án đang triển khai phải dừng, có những dự án gần hoàn thành nhưng không đủ căn cứ pháp lý để đưa ra tiêu thụ hoặc đưa ra tiêu thụ nhưng không được công nhận quyền tài sản.

Để giải quyết 2 nút thắt này, tôi cho rằng cần có sự vào cuộc của Chính phủ về tín dụng, xử lý trái phiếu doanh nghiệp và giải quyết các vướng mắc pháp lý.

Về vốn tín dụng, theo ông Hoàng Văn Cường, thứ nhất, đối với các bất động sản đã hoàn thành, nhiều doanh nghiệp bất động sản đang chuyển dư nợ của của mình sang thành dư nợ tiêu dùng dân cư thông qua phương thức bán hàng kèm theo gói tài trợ vốn vay của ngân hàng lên đến 70% giá trị bất động sản với lãi suất bằng không?

Các khoản vay lên đến 70% giá trị của những bất động sản giá cao nhiều tỷ đồng thì người vay chấp nhận trả lãi hàng tháng nhiều chục triệu đồng sẽ không phải để ở mà để đầu cơ chờ tăng giá.

Do vậy, ngân hàng cần kiểm soát không cho vay mua bất động sản núp bóng tiêu dùng dân cư đối với các bất động sản không phải là nhà ở thu nhập thấp, để buộc các doanh nghiệp phải hạ giá bán, thu hút những người có sẵn tiền mua chờ tăng giá; ngân hàng không tài trợ vốn cho các hành vi mua bất động sản đầu cơ.

Thứ hai, đối với các dự án đang triển khai dở dang, nếu hoàn thành sẽ có khả năng đưa vào sử dụng, có khả năng thanh khoản ngay. Ngân hàng nên khoanh các khoản nợ cũ của doanh nghiệp và tiếp tục tài trợ vốn để hoàn thành dự án, đưa sản phẩm ra thị trường.

Đồng thời phải kiểm soát dòng vốn vay giải ngân vào đúng các hoạt động hoàn thiện dự án và quản lý dòng tiền bán hàng để thu hồi các khoản nợ ngân hàng đã tài trợ.

Việc làm như trên không chỉ giúp các hoạt động đầu tư, kinh doanh và thị trường bất động sản được tái lập mà các nguồn vốn vay của ngân hàng đã đổ vào dự án sẽ được thu hồi.

Cần kiểm soát chặt chẽ, không để dòng vốn tín dụng đổ vào các dự án không có khả năng hoàn thành, khó tiêu thụ, hoặc đảo nợ các khoản vay cũ đến hạn.

Đây chính là việc thực hiện chính sách tín dụng linh hoạt: Mở rộng đối với các dự án có triển vọng, nhưng thắt chặt đối với các doanh nghiệp xác chết và mua bất động sản đầu cơ.

2 giải pháp đặc biệt để tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Về trái phiếu doanh nghiệp, vấn đề quan trọng nhất là phải đảm bảo lòng tin của người dân đối với thị trường trái phiếu, là cơ sở để phát triển thị trường này trong tương lai.

Do đó, phải có những giải pháp đảm bảo cho người dân đã mua trái phiếu doanh nghiệp yên tâm không bị mất các khoản tiền đã đầu tư, thậm chí có thể sẽ thu được nguồn lợi nhiều hơn, nếu kiên trì theo đuổi đầu tư dài hạn.

Chính vì vậy, bên cạnh việc sửa Nghị định 65/2022 theo hướng gia hạn thêm thời gian thực hiện các điều kiện của doanh nghiệp phát hành và nhà đầu tư chuyên nghiệp, cũng như gia hạn thời gian thanh toán trái phiếu, trong bối cảnh cấp bách như hiện nay, Chính phủ nên cho phép thực hiện 2 giải pháp đặc biệt như sau.

Thứ nhất, cho phép các doanh nghiệp phát hành thỏa thuận với người mua trái phiếu để chuyển các khoản nợ thành trái phiếu công trình có khả năng chuyển đổi thành các sản phẩm khi công trình hoàn thành, dưới hình thức như các nhà đầu tư được nhận sản phẩm theo mức giá trị đóng góp.

Nhà đầu tư có thể chuyển nhượng trái phiếu cho nhau, người nắm giữ trái phiếu coi như người góp vốn đầu tư chờ khi dự án hoàn thành sẽ nhận sản phẩm hoặc giá trị tương ứng với lượng sản phẩm được quyền chuyển đổi.

Phương thức này thực chất là một hình thức huy động vốn đầu tư dài hạn cho doanh nghiệp bất động sản và người có vốn mua trái phiếu trở thành người góp đầu tư bất động sản và được hưởng lợi từ giá trị tăng thêm của bất động sản sau khi dự án hoàn thành.

Thứ hai, một số dự án bất động sản quan trọng (về quy mô, tính chất loại hình bất động sản và vị trí dự án), nếu không được tài trợ vốn, các doanh nghiệp có nguy cơ sẽ bán lại cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Thực tế hiện nay, nhiều quỹ đầu tư bên ngoài đang chuẩn bị sẵn tiền chờ cơ hội thâu tóm các dự án này khi các doanh nghiệp bất động sản trong nước gặp khó khăn buộc phải bán. Điều này sẽ có nguy cơ gây hệ luỵ lâu dài đối với việc kiểm soát thị trường bất động sản và nhiều vấn đề khác của đất nước.

Trong trường hợp này, Chính phủ cần phải can thiệp trực tiếp bằng phát hành trái phiếu Chính phủ mua lại các trái phiếu doanh nghiệp (với lãi suất thấp hơn, thời gian dài hơn để người dân sẽ yên tâm không bị rủi ro đối với tiền vốn đã mua trái phiếu doanh nghiệp***)***; chuyển các khoản nợ này cho các tổ chức quản lý nợ như DATC hoặc VAMC quản lý và kiểm soát hoạt động của các dự án này tiếp tục đầu tư đến khi thu hồi vốn.

Trong trường hợp này, không nên hình sự hóa đối với doanh nghiệp mà để họ có cơ hội tiếp tục các hoạt động phục hồi dưới sự kiểm soát của cơ quan quản lý nợ của nhà nước.

GS. Hoàng Văn Cường cho rằng, tỷ lệ nợ công đang ở mức khá thấp, là dư địa để thực hiện chính sách tài khóa mở rộng hỗ trợ cho thị trường và phát triển trong bối cảnh hiện nay. Việc này cũng không làm tăng cung tiền đầu tư nên góp phần kiểm soát lạm phát.

Thành lập BCĐ giải quyết các vướng mắc pháp lý

Theo GS. Hoàng Văn Cường, những vướng mắc về pháp lý chủ yếu là do các quy định của pháp luật có sự chồng chéo, mâu thuẫn hoặc không rõ ràng cụ thể, làm cho các cơ quan quản lý e ngại, sợ vi phạm, không dám quyết định.

Có những vướng mắc từ các quy định trong các nghị định thuộc thẩm quyền của Chính phủ, song cũng có những vướng mắc do các qui định trong các luật khác nhau, thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Nếu rà soát để chỉnh sửa hết các Nghị định hoặc chờ sửa xong các luật có liên quan thì sẽ mất nhiều thời gian, thậm chí hàng năm sau thì sẽ quá muộn đối với tình huống cần hành động cấp bách hiện nay.

Do vậy, để giải quyết kịp thời các vướng mắc pháp lý, cần có hành động kịp thời đồng bộ, kịp thời cả từ phía Chính phủ và cả từ Quốc hội.

Về phía Chính phủ, cần thành lập một Ban giải quyết xử lý các vướng mắc pháp lý từ Trung ương đến từng địa phương, đứng đầu cấp Trung ương là Thủ tướng Chính phủ. Đứng đầu địa phương là Chủ tịch UBND các địa phương, với sự tham gia của đại diện các cơ quan, ban, ngành để đưa ra quyết định xử lý các vấn đề vướng mắc pháp lý với 3 yêu cầu.

Một là, lựa chọn vận dụng một trong số các quy định của pháp luật có qui định liên quan đến vấn đề cần giải quyết.

Hai là, trong số các phương án có thể xử lý, thì phương án được lựa chọn quyết định được Ban đánh giá là phù hợp nhất trong bối cảnh tại thời điểm ra quyết định, đáp ứng được tốt nhất yêu cầu của các bên có liên quan, những lợi ích mang lại được đánh giá là nhiều nhất, những thiệt hại nếu có được đánh giá là thấp nhất.

Ba là, công khai thông tin của quyết định lựa chọn cho mọi người dân được biết.

Quốc hội cần thông qua nghị quyết để xử lý ngay những vướng mắc, mâu thuẫn trong các quy định của pháp luật

Về phía Quốc hội, cần thông qua một nghị quyết. Trước tiên là để xử lý ngay những vướng mắc, mâu thuẫn về các quy định pháp luật.

Tiếp đó, cho phép Chính phủ quyết định các biện pháp tức thời trong việc phát hành trái phiếu chính phủ mua lại các khoản nợ trái phiếu doanh nghiệp đối với các dư án quan trọng cần nắm giữ.

Đồng thời, cho phép doanh nghiệp phát hành trái phiếu công trình có chuyển đổi thành sản phẩm.

Cho phép Chính phủ quyết định lựa chọn vận dụng các quy định của pháp luật khi có các quy định không thống nhất, chồng chéo hoặc không rõ ràng, cụ thể.

Bên cạnh đó, cần cho phép các doanh nghiệp được chuyển nhượng các dự án khi đã có giấy chứng nhận đầu tư (nhưng chưa đủ điều kiện chuyển nhượng dự án theo Luật Kinh doanh bất động sản) trên nguyên tắc: Nhà nước sẽ định giá lại giá trị đất của dự án và phần giá trị chênh lệch từ giá trị đất đai tăng lên phải nộp vào ngân sách nhà nước.

Ông Hoàng Văn Cường cho rằng, dành ngân sách hình thành quỹ đầu tư đủ lớn như đề nghị của Bộ Xây dựng để có nguồn tài trợ cho phát triển nhà ở cho người thu hập thấp, nhà ở xã hội.

Cuối cùng, về phía doanh nghiệp, phải tự tái cấu trúc các danh mục đầu tư để tập trung nguồn lực cho các hoạt động trọng tâm có khả thi để vượt qua khó khăn./.

1 Likes

Kỳ vọng gói tín dụng cho bất động sản

CHỦ NHẬT, 19/02/2023, 08:52

Doanh nghiệp bất động sản trước mắt có thể phải hy sinh thành quả trong nhiều năm để tự cứu mình

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy thị trường bất động sản (BĐS) phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững mới đây, Thống đốc Ngân hàng (NH) Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết đã họp với 4 NH thương mại nhà nước, thống nhất dành một gói tín dụng cho lĩnh vực BĐS trị giá 120.000 tỉ đồng với lãi suất cho vay thấp hơn 1,5-2 điểm % so với bình quân trên thị trường.

Cũng tại hội nghị này, lãnh đạo Bộ Xây dựng cho hay đã đề xuất Chính phủ bố trí gói tín dụng khoảng 110.000 tỉ đồng theo phương thức tái cấp vốn cho các NH thương mại để cho vay đối với dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.

Những thông tin trên đang thu hút sự quan tâm của thị trường BĐS trong bối cảnh thị trường gặp nhiều khó khăn.

Việc đưa ra gói tín dụng 120.000 tỉ đồng không có nghĩa NH Nhà nước mở rộng cung tiền để 4 NH thương mại cho vay, mà có thể NH thương mại dành ra khoản tín dụng để cơ cấu lại một số mảng gặp rủi ro cao và chuyển sang đối tượng vay có rủi ro thấp. Tuy nhiên, sự cam kết giảm lãi suất là một tín hiệu tốt với thị trường lúc này.

Còn đề xuất của Bộ Xây dựng về gói tín dụng 110.000 tỉ đồng dành cho phát triển nhà ở xã hội là cần thiết bởi sự phát triển của thị trường BĐS thời gian qua đã khiến nhiều người phải “lùi về phía sau” trong việc tiếp cận nhà ở. Nếu đề xuất này được thực thi, hy vọng NH Nhà nước sẽ mở hạn mức (room) tín dụng để “tưới tiêu” phần nào cho thị trường, thúc đẩy thị trường chuyển động nhanh hơn.

Thời gian qua, để phát triển nhanh, không ít doanh nghiệp (DN) BĐS đầu tư cùng lúc quá nhiều dự án. Đổ quá nhiều vốn vào đầu tư cũng tức là họ dùng vốn vay quá nhiều. Khi nhiều DN cùng dựa vào vốn vay để hoạt động sẽ gây ra một số vấn đề cho toàn hệ thống. Thực tế, nợ xấu của NH thương mại vẫn thấp, lợi nhuận vẫn lớn và NH có công cụ để đẩy các khoản nợ xấu ra khỏi bảng cân đối tài sản. Tuy nhiên, DN BĐS cần tự xử lý những vấn đề của mình thông qua phương án chấp nhận bán một số dự án có tài sản lớn để quay vòng dòng tiền thay vì chờ vốn tín dụng cấp thêm, chờ nhà nước hỗ trợ.

Nhiều DN nói rằng lúc này khó cắt lỗ bằng cách bán dự án vì không ai có tiền để mua. Nếu dự án đã giảm 20% vẫn chưa có người mua thì DN có sẵn sàng giảm đến 40% để sản phẩm hấp dẫn hơn? Việc giải bài toán khó lúc này nằm trong tay DN. Nói nền kinh tế thiếu vốn là chưa hẳn đúng vì tín dụng liên tục tăng trưởng cao, NH Nhà nước cũng không rút mạnh tiền về hay tăng mạnh lãi suất. Tiền vẫn nằm trong dân và nhà đầu tư tiềm năng luôn chờ cơ hội.

DN BĐS trước mắt có thể phải hy sinh thành quả trong nhiều năm để tự cứu mình. Tuy nhiên, tình hình hiện tại tốt hơn nhiều so với giai đoạn 2011-2013, nguồn lực quốc gia cũng mạnh hơn và ảnh hưởng của BĐS với hệ thống NH thấp hơn. Những DN làm ăn đàng hoàng sẽ hiểu được quy luật của thị trường BĐS để từ đó không đầu tư dàn trải, vay nợ bất chấp và thậm chí có thể phát triển nhờ tận dụng cơ hội từ những khó khăn của DN khác.